DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Một phần của tài liệu Đề cương môn sinh lớp 12 đại học công thương (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. NST GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ TẾ BÀO HỌC XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH BẰNG NST 1. NST giới tính

 Là loại NST chứa gen quy định giới tính và có thể có các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.

 Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng có vùng không tương đồng.

2. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST Kiểu XX, XY:

- Con cái XX, con đực XY: ĐV có vú, ruồi giấm, người…

- Con cái XY, con đực XX: chim, bướm, cá, ếch nhái, tằm…

Kiểu XX, XO:

- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít.

- Con cái XO, con đực XX: Bọ nhậy

II. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH 1. Gen trên NST X

a) Thí nghiệm của Morgan:

Phép lai thuận

Pt/c: ruồi ♀ mắt đỏ × mắt trắng F1: 100% ruồi mắt đỏ (♀,♂)

F1 × F1: ♀ruồi mắt đỏ × ♀ ruồi mắt đỏ F2: 3 mắt đỏ (♀,♂) : 1 mắt trắng (♂)

Phép lai nghịch

Pt/c: ruồi ♀ mắt trắng × mắt đỏ F1: 50%♀mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng F1 × F1: ♀ mắt đỏ × ♀mắt trắng F2: 1 ♀ mắt đỏ : 1 ♀ mắt trắng 1 ♂ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng.

b) Giải thích: Theo Morgan:

- Các gen quy định màu mắt ở ruồi giấm nằm trên NST giới tính X.

- NST Y không mang alen tương ứng nên con đực chỉ cần có 1 gen lặn cũng đã biểu hiện tính trạng mắt trắng.

Ab aB

Bd bD Ab aB

Ab aB

c) Sơ đồ lai:

Quy ước gen: W: mắt đỏ, w: mắt trắng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên Y.

Phép lai thuận:

Pt/c: ruồi giấm cái mắt đỏ × ruồi giấm đực mắt trắng (lặn)

XWXW XwY

GP: XW Xw, Y

F1: 1XWXw : 1XWY (100% ruồi mắt đỏ) F1 × F1: ruồi mắt đỏ × ruồi mắt đỏ

XWXw XWY GF1: XW , Xw XW, Y

F2 1XWXW : 1XWY : 1XWXw : 1XwY

3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (mắt trắng toàn ruồi đực) [3 Trội : 1 Lặn]

Phép lai nghịch:

Pt/c: ruồi giấm cái mắt trắng × ruồi giấm đực mắt đỏ XwXw XWY

GP: 1(Xw) (1XW: 1Y)

F1: 1XWXw : 1XwY (1 ruồi ♀mắt đỏ : 1 ruồi ♂ mắt trắng) F1 × F1: ruồi ♀ mắt đỏ × ruồi ♂ mắt trắng

XWXw XwY GF1: XW , Xw Xw, Y

F2 1XWXw : 1XwXw : 1XWY : 1XwY (1♀mắt đỏ : 1 ♀mắt trắng : 1♂ mắt đỏ : 1 ♂mắt trắng) d) Đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST X

- Phép lai thuận nghịch có kết quả: khác nhau.

- Có hiện tượng di truyền chéo: Bố  con gái  cháu trai.

e) Liên hệ thực tế

Ở người, các gen lặn gây bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là những gen nằm trên NST X, không có alen trên Y.

2. Gen trên NST Y

- Đa số ở các loài, NST Y chứa rất ít gen.

- Gen nằm trên NST Y có hiện tượng di truyền thẳng (chỉ di truyền ở giới dị giao tử XY):

Bố  con trai  cháu trai.

- Liên hệ thực tế: Ở người, các gen xác định túm lông trên tai; tật dính ngón 2, 3 nằm ở đoạn không tương đồng trên NST Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới.

3. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính

Giúp phân biệt được đực, cái ở giai đoạn phát triển sớm của cá thể lúc hình thái giới tính chưa thể hiện ra kiểu hình, nhờ đó có thể chọn lọc để tăng năng suất.

B. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN (di truyền theo dòng mẹ) 1. Thí nghiệm của Coren (1909) trên cây hoa phấn:

Lai thuận: P: Cây lá đốm (♀) × Cây lá xanh (♂) → F1: 100% đốm Lai nghịch: P: Cây lá xanh (♀) × Cây lá đốm (♂) → F1: 100% xanh

 đời con F1 luôn có kiểu hình giống mẹ.

2. Nguyên nhân:

Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy các gen nằm trong tế bào chất của trứng (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.

3. Đặc điểm của di truyền ngoài nhân:

Kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ (di truyền theo dòng mẹ)  gen quy định tính trạng nằm ở ngoài nhân (tế bào chất).

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng:

A. đồng giao tử. B. dị giao tử. C. XO. D. XXY.

Câu 2: Sinh vật sau có bộ NST của con cái là XX, của con đực là XO:

A. bướm. B. thỏ. C. châu chấu. D. gà.

Câu 3: Điều không đúng với NST giới tính?

A. luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. số cặp NST bằng 1.

C. mang các gen qui định giới tính. D. mang các gen qui định tính trạng thường.

Câu 4: Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu qui định tính trạng của mỗi cá thể là?

A. nhân giao tử. B. tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.

C. bộ NST trong tế bào sinh dục. D. bộ NST trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 5: Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp gen:

A. trội trên NST thường. B. lặn trên NST thường.

C. trên NST Y. D. lặn trên NST X.

Câu 6: Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết với giới tính qui định?

A. bạch tạng. B. mù màu.

C. điếc di truyền. D. thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm

Câu 7: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết giới tính là?

A. các gen qui định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.

B. sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen qui định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.

C. sự phân li, tổ hợp của NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen qui định giới tính.

D. sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường.

Câu 8: Trong phép lai thuận, nghịch nếu cho kết quả khác nhau ở 2 giới thì gen qui định tính trạng nằm:

A. trên NST thường. B. trên NST giới tính. C. trong ti thể. D. ở ngoài nhân.

Câu 9: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp gen

A. trong tế bào chất. B. trên NST thường. C. trên NST Y. D. trên NST X.

Câu 10: Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất qui định, người ta sử dụng phương pháp lai?

A. gần. B. phân tích. C. xa. D. thuận nghịch.

Câu 11: Ở người, các bệnh sau đây do đột biến gen lặn nằm trên NST X gây ra:

A. bạch tạng, hồng cầu hình liềm. B. mù màu, máu khó đông.

C. tật dính ngón tay 2 và 3, túm lông trên tai. D. bệnh tớcnơ, Claiphentơ.

Câu 12: Ở người, tật dính ngón tay 2 và 3, có túm lông trên tai là do gen nằm:

A. trên NST thường gây ra. B. trên NST Y gây ra.

C. trong tế bào chất gây ra. D. trên NST X gây ra.

Câu 13: Ở tế bào, gen ngoài NST có trong:

A. nhân. B. ti thể, lạp thể, plasmit. C. ti thể, lạp thể. D. nhân, ti thể, lạp thể.

Câu 14: Trong 1 gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ:

A. Ti thể của bố B. Ti thể của bố hoặc mẹ C. Ti thể của mẹ D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ Câu 15: Khi nói về gen trên NST giới tính, hãy chọn kết luận đúng?

A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen

B. Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen

D. Đoạn không tương đồng của NST X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST Y Câu 16: Khi nói về gen trên NST giới tính của người, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y không có alen tương ứng trên NST X B. Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen

D. Đoạn không tương đồng của NST X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST Y

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên NST X?

A. Có hiện tượng di truyền chéo B. Tỉ lệ phân tính của tính trạng không giống nhau ở 2 giới C. Kết quả lai thuận, lai nghịch khác nhau

D. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST XX Câu 18: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là đúng?

A. Ở cơ thể sinh vật, chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính B. Trên NST giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể C. Khi trong tế bào có cặp NST giới tính XX thì cơ thể đó là cơ thể cái

D. Ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội, gen ở trên vùng tương đồng của NST giới tính tồn tại thành từng cặp alen

Câu 19: Trong thực tiễn sản xuất, di truyền liên kết với giới tính có ý nghĩa:

A. chọn được những nhóm tính trạng tốt ở con đực để làm giống.

B. phát hiện sớm giới tính ở sinh vật để tiến hành nuôi phù hợp.

C. tạo dòng thuần, củng cố những tính trạng mong muốn ở con giống.

D. chọn được những cá thể mang nhóm gen tốt để làm giống.

Câu 20: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là?

A. Không được phân phối đều cho các tế bào con

B. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến C. Luôn tồn tại thành từng cặp alen

D. Chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc NST

Câu 21: Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái?

A. XAXA × XaY B. XAXa × XaY C. XaXa × XaY D. XAXa × XAY Câu 22: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X gây ra. Trong một gia đình, bố bị bệnh mù màu, mẹ bình thường, con trai họ bị bệnh mù màu. Kiểu gen của bố và mẹ sẽ là:

A. XMY × XMXM. B. XmY × XMXM. C. XMY × XMXm. D. XmY × XMXm.

=======oOo=======

Một phần của tài liệu Đề cương môn sinh lớp 12 đại học công thương (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)