BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Một phần của tài liệu Đề cương môn sinh lớp 12 đại học công thương (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể.

1. Biến động theo chu kì: Xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường như chu kì ngày đêm, chu kì tuần trăng và thủy triều, chu kì mùa và chu kì nhiều năm.

VD: Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động là 7 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa.

2. Biến động không theo chu kì: Xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên như lũ lụt, bão, dịch bệnh, … hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.

VD: Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào năm có mùa đông giá rét dưới 80C.

Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đuổi và giết chết nhiều sinh vật rừng.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

1) Sự thay đổi của các nhân tố vô sinh: ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể như sức sinh sản giảm, thụ tinh kém, con non chết nhiều,… Các nhân tố vô sinh không phụ thuộc vào mật độ quần thể.

2) Sự thay đổi của các nhân tố hữu sinh: Sự cạnh tranh cùng loài, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể, ... ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trong quần thể. Các nhân tố hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.

III. SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng nghĩa là số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Ví dụ: Trong môi trường thuận lợi như khí hậu ôn hoà, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,… thì mức sinh tăng lên và mức tử giảm xuống. Do đó, số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng lên cao, sau một thời gian, nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,… sẽ dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm cho mức tử tăng và mức sinh giảm. Do đó, số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh giảm xuống.

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở các loài sinh vật phù du, số lượng cá thể của quần thể các loài tảo tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm, thuộc biến động số lượng theo:

A. chu kỳ mùa. B. chu kỳ tuần trăng. C. không theo chu kỳ. D. chu kỳ ngày đêm.

Câu 2: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này:

A. biến động số lượng theo chu kì năm B. biến động số lượng theo chu kì mùa C. biến động số lượng không theo chu kì D. không biến động số lượng

Câu 3: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp với nguồn sống của môi trường được gọi là

A. Nhịp sinh học B. Khống chế sinh học C. Cân bằng quần thể D. Ức chế cảm nhiễm Câu 4: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là?

A. Sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh . B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.

C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh.

D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể.

Câu 5: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:

A. Mật độ cá thể giảm xuống mức quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.

D. Mật độ cá thể giảm xuống mức quá thấp dẫn đến đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 6: Các nhân tố không phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể là?

A. sức sinh sản và mức độ tử vong.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt.

C. sự xuất, nhập cư các cá thể trong quần thể.

D. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

Câu 7: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.

B. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.

D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.

Câu 8: Ví dụ nào dưới đây không phản ánh nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

A. Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và đẻ trứng.

B. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai... thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.

C. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, báo...) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.

D. Lối sống bầy đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức sống của các cá thể trong quần thể.

Câu 9: Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ A. chăm sóc trứng và con non.

B. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái.

C. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong.

D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 10: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau 1- Ruồi muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6.

2- Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng.

3- Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng ở tháng 03 năm 2002.

4- Năm 1997 sự bùng phát của vivut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên Thế Giới 5- Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào thì sâu hại xuất hiện nhiều.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là?

A. 1,2,4 B. 2,3,5 C. 1,2,5 D. 1,3,4

Câu 11: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

1- Chuồn chuồn, ve sầu có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông 2- Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc VN tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông 3- Trong đợt rét hại tháng 01-02/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn đi.

4- Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng ở tháng 03 năm 2002.

5- Năm 1997 sự bùng phát của vivut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên Thế Giới

6- Số lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc tăng hoặc giảm tùy thuộc theo chu kì biến động của chuột Lemmut.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì là?

A. 2,3,4 B. 3,5,6 C. 1,2,5 D. 3,4,5

=======oOo=======

Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. KHÁI NIỆM

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Do đó, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ 1/ Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

- Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớnsố lượng cá thể của loài cao.

- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh.

Ví dụ: cỏ, sâu gai, động vật ăn cỏ là những loài ưu thế trong quần xã đồng cỏ.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

Ví dụ: cá cóc ở rừng Tam Đảo, Đồi cọ Phú Thọ, Rừng tràm U Minh.

2/ Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã

Sự phân bố cá thể trong tự nhiên làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Có 2 kiểu phân bố:

a) Phân bố theo chiều thẳng đứng

Ví dụ: sự phân tầng các cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới b) Phân bố theo chiều ngang

Ví dụ: sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi, … hoặc từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ và vùng khơi ,…

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Các mối quan hệ sinh thái

Trong quần xã, các sinh vật có quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.

+ Quan hệ hỗ trợ có lợi cho 1 hoặc cả 2 loài. Gồm các mối quan hệ:

- Cộng sinh: VK lam cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu, hải quỳ và cua...

- Hợp tác: chim sáo và trâu rừng, chim mỏ đỏ và linh dương, lươn biển và cá nhỏ..

- Hội sinh: phong lan bám trên thân cây gỗ, cá ép sống bám trên cá lớn...

+ Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại. Gồm có các mối quan hệ: cạnh tranh, kí sinh, ức chế–cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.

2. Hiện tượng khống chế sinh học

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ, sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà.

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Các đặc trung cơ bản của quần xã là?

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ

B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong

D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã

Câu 2: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới. B. Quần xã đồng rêu hàn đới.

C. Quần xã đồng cỏ. D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây.

Câu 3: Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 loài này sống bình thường nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ cộng sinh.

Câu 4: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sức cạnh tranh mạnh.

B. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

C. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 5: Ý nghĩa cấu trúc phân tầng của quần xã?

A. Giúp sinh vật tận dụng nguồn sống, giảm sự cạnh tranh trong quần xã.

B. Các loài trong quần xã sống hòa bình với nhau.

C. Làm sinh vật ở nơi thích nghi nhất.

D. Nguồn sống phân bố đều trong quần xã giảm sự cạnh tranh.

Câu 6: Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau

B. Trong quần xã, thường chỉ có sự phân tầng của các loài TV mà không có sự phân tầng của các loài ĐV C. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng về loài của quần xã thường vẫn được duy trì ổn định theo thời gian

D. Trong cùng 1 quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao Câu 7: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 8: Quan hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự giành nhau nguồn sống là mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ cạnh tranh.

C. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. D. Quan hệ hợp tác Câu 9: Quan hệ cộng sinh là mối quan hệ

A. bắt buộc giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi.

B. hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì.

C. hợp tác nhưng không bắt buộc giữa hai loài và cả hai loài đều có lợi.

D. một loài sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ SV đó.

Câu 10: Mối quan hệ giữa giun sán với động vật khác thuộc mối quan hệ nào?

A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Kí sinh D. Ức chế-cảm nhiễm Câu 11: Trùng roi Trichomonas sống trong ruột mối là quan hệ

A. Kí sinh. B. Cạnh tranh. C. Hợp tác. D. Cộng sinh.

Câu 12: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. B. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.

C. Do nhu cầu sống khác nhau. D. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

Câu 13: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ:

A. Cộng sinh B. Cạnh tranh. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác D. Kí sinh.

Câu 14: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ khác loài?

1- Cá ép sống bám trên cá lớn. 2- Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng 3- Tre mọc thành lũy. 4- Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật

5- Rừng cây bạch đàn. 6- Vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ đậu.

A. 2, 4, 6 B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 6 D. 1, 2, 4

Câu 15: Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là?

A. Hình thành chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.

B. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.

C. Tăng tính cạnh tranh giữa các loài, do đó thu được năng suất cao hơn.

D. Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.

Câu 16: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ.

Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

B. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

C. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

Câu 17: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. B. Chim sáo ăn ruồi muỗi trên lưng trâu bò.

C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

Câu 18: Nhân tố sinh thái tạo nên sự phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng là?

A. Nhân tố đất. B. Nhân tố ánh sáng

C. Nhân tố nhiệt độ. D. Nhân tố ánh sáng và nhiệt độ.

Câu 19: Ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất:

A. Trồng nhiều loại cây trên một diện tích. B. Giảm thời gian sản xuất C. Tiết kiệm không gian. D. Tăng năng suất cây trồng.

Câu 20: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ:

A. Dinh dưỡng B. Sinh sản C. Cạnh tranh D. Hợp tác.

Câu 21: Trong 1 cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa 2 loài có cùng nhu cầu thức ăn là?

A. Cạnh tranh B. Vật ăn thịt-con mồi C. Ức chế-cảm nhiễm D. Kí sinh

Câu 22: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng:

A. cạnh tranh giữa các loài B. khống chế sinh học C. cạnh tranh cùng loài D. đấu tranh sinh tồn Câu 23: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể:

A. cá rô phi và cá chép B. chim sâu và sâu đo C. ếch đồng và chim sẻ D. tôm và tép

=======oOo=======

KIỂM TRA 1 TIẾT

=======oOo=======

Một phần của tài liệu Đề cương môn sinh lớp 12 đại học công thương (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)