QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Một phần của tài liệu Đề cương môn sinh lớp 12 đại học công thương (Trang 52 - 55)

PHẦN VI: TIẾN HÓA CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Bài 29-30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

1. Cách li địa lí: là những trở ngại địa lí như sông, núi, biển, … ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.

Ví dụ, 13 loài chim sẻ trên quần đảo Galapagos được tiến hóa từ một số ít cá thể của một loài di cư từ đất liền.

2. Hình thành loài bằng cách li địa lí: xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. Chính khả năng phát tán cao đã tạo điều kiện cho chúng dễ hình thành nên các quần thể cách

li nhau về mặt địa lí dẫn đến hình thành loài mới.

Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi nhưng không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

Ví dụ: Các chủng tộc người hiện nay vẫn thuộc cùng một loài là Homo sapiens.

II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ 1. Hình thành loài bằng cách li tập tính

Nếu các cá thể của một quần thể do đột biến gen làm thay đổi đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc, lâu dần, sự khác biệt về vốn gen có thể sẽ dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.

Ví dụ, trong một hồ ở châu Phi có 2 loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau.

2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái Xảy ra đối với loài động vật ít di chuyển.

Những cá thể sống cùng nhau trong một sinh cảnh thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc ổ sinh thái khác thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

Lai xa kèm theo đa bội hóa góp phần hình thành loài mới do sự sai khác về NST đã dẫn đến sự cách li sinh sản.

Lai xa và đa bội hoá nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở động vật (do đa bội hóa ở động vật gây ra những rối loạn về giới tính).

Ví dụ của Kapetrenco (1928)

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ có ở:

A. Nấm B. Vi khuẩn C. Động vật D. Thực vật Câu 2: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa & đa bội hóa là ph.thức thường được thấy phổ biến ở:

A. Thực vật B. Động vật ít di động xa C. Động vật kí sinh D. Động vật giao phối.

Câu 3: Hình thành loài mới bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp ở:

A. Thực vật và động vật phát tán mạnh B. Chỉ có ở thực vật bậc cao C. Chỉ có ở động vật bậc cao D. Thực vật và động vật ít di động Câu 4: Phương thức hình thành loài chậm diễn ra ở những con đường hình thành loài nào?

A. Con đường địa lí và sinh thái. B. Con đường cách li tập tính, lai xa và đa bội hoá C. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá. D. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá

Câu 5: Tại sao trên đất liền, quá trình hình thành loài mới lại không xảy ra nhanh như trên các đảo?

A. Vì chọn lọc tự nhiên diễn ra chậm. B. Vì sự cách ly địa lý chưa hoàn toàn.

C. Vì lai xa không thực hiện được. D. Vì đột biến khó tồn tại trong quần thể.

Cải củ 2n = 18RR Cải bắp

2n = 18BB

× P

Hữu thụ 4n = 18BB + 18RR

(Thể song nhị bội) ĐB đa bội

Bất thụ 2n = 9B + 9R

n = 9R n = 9B

F1

GP

Câu 6: Vì sao trong lịch sử tiến hóa, những loài xuất hiện sau thường có nhiều đặc điểm thích nghi hơn những loài xuất hiện trước đó?

A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải dần những dạng kém thích nghi, giữ lại những dạng thích nghi.

B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện qua lịch sử hình thành và phát triển của loài.

C. Các loài xuất hiện sau thường phức tạp hơn nhiều về mặt tổ chức cơ thể.

D. Do vốn gen đa hình về di truyền giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống ngày càng phức tạp hơn.

Câu 7: Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ để hình thành loài mới xảy ra theo trình tự nào?

A. Phát sinh đột biến → cách li sinh sản → phát tán đột biến qua giao phối → chọn lọc các đột biến có lợi.

B. Phát sinh đột biến → chọn lọc các đột biến có lợi → cách li sinh sản → phát tán đột biến qua giao phối.

C. Phát tán đột biến → chọn lọc các đột biến có lợi → phát sinh đột → cách li sinh sản

D. Phát sinh đột biến → phát tán đột biến qua giao phối → chọn lọc các đột biến có lợi → cách li sinh sản.

Câu 8: Thể song nhị bội là cơ thể có:

A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.

B. Tế bào mang bộ NST tứ bội.

C. Tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.

D. Tế bào chứa bộ NST 2n với một nữa bộ nhân từ loài bố và nữa kia nhận từ loài mẹ.

Câu 9: Cách li địa lí không phải là nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới vì?

A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.

B. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.

D. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể (làm phân hóa vốn gen của các quần thể).

Câu 10: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, chọn lọc tự nhiên có vai trò:

A. Là nhân tố gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể.

B. Là nhân tố gây nên sự phân li tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.

C. Tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo nên những nòi địa lý → hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng.

D. Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại, dần dần hình thành loài mới.

Câu 11: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể, tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản.

B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

C. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

D. Cách li địa lí là nhân tố chính làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 12: Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là?

A. nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

B. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.

C. nhân tố chọn lọc những kiểu hình thích nghi theo những hướng khác nhau.

D. tác nhân gây ra cách li sinh thái.

Câu 13: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp:

A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái

C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá D. Hình thành loài bằng con đường địa lí.

Câu 14: Lai xa là phép lai:

A. Cải tạo giống địa phương bằng giống nhập nội.

B. Giữa các thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau.

C. Giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

D. Giữa các cá thể thuộc các loài hoặc chi, họ khác nhau.

Một phần của tài liệu Đề cương môn sinh lớp 12 đại học công thương (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)