Tổng quan hệ gen sử dụng trong nghiên cứu phân loại ở thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Xiang Q. P., L. K. Fu Nan Li) (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền

1.3.3. Tổng quan hệ gen sử dụng trong nghiên cứu phân loại ở thực vật

Là bào quan nằm trong tế bào chất của thực vật bậc cao và tảo (algae) lục lạp chứa ADN riêng. Trong mỗi tế bào có từ 102  đến 104 bản sao ADN lục lạp. Trong lục lạp có chất diệp lục (chlorophyl) và diễn ra quá trình quang hợp của cây. Do di truyền theo dòng mẹ nên Genome lục lạp không bị tái tổ hợp di truyền cho thế hệ sau và thường  được sử dụng cho phân loại ở thực vật, tốc  độ đột biến của nó cũng   khá cao. Các nhà phân loại học phân tử đánh giá hệ gen lục lạp là sự tích  lũy  của các  đột biến theo thời gian, do vậy nó sẽ phản  ánh  đúng  mức  độ tiến hóa giữa các loài.

Genome lục lạp (cpDNA) có cấu trúc là một phân tử ADN vòng, sợi  đơn,   mỗi  gen  thường không lặp lại. Vùng ADN không mã hóa trên cpDNA là rất ít. Các gen lục lạp chỉ mã hóa cho các protein cần thiết cho chức năng quang hợp và bộ máy biểu hiện những protein này.

Genome lục lạp  có  kích  thước từ 120 kb – 220kb,  kích  thước  này  thay  đổi do có sự tồn tại của 2 vùng lặp lại ngược chiều nhau, tách genome lục lạp thành 2 vùng (vùng lớn LSC và vùng nhỏ SSC). Mặc dù phần lớn ADN lục lạp   đều mang số lượng gen  như  nhau,  tuy  nhiên  đôi  khi  một số gen di trú vào ADN nhân và biến mất khỏi hệ gen lục lạp. Có tốc  độ đột biến thấp  hơn  từ 4 – 5 lần so với gen trong nhân, tuy nhiên các gen lục lạp đột biến nhanh  hơn  khoảng 3 lần so với ADN ty thể thực vật  và  thường  xuyên  được sử dụng trong nghiên cứu phân loại [59].

Hiện nay các gen lục lạp  thường  được sử dụng trong nghiên cứu hệ thống học phân tử thực vật bao gồm: gen matK, gen rbcL, gen psbA – trnH, tất cả các gen thuộc hệ gen lục lạp  thường có mức  độ biến  đổi không lớn  hơn  2%  giữa các loài lân cận. Nguyễn  Hoàng  Nghĩa,  dựa trên phân tích một số chuỗi ADN lục lạp và chỉ thị RAPD  đánh  giá  đa  dạng di truyền loài Hopea reticulate Tardicu [79].

- Vùng đệm psbA - trnH

Vùng gen lục lạp psbA-trnH gần   đây   đã   trở thành một công cụ phổ biến trong các nghiên cứu phát sinh loài phân tử thực vật ở cấp  độ phân loại thấp và phù hợp cho nghiên cứu  ADN.  Vùng  đệm psbA-trnH nằm trong hệ gen lục lạp với xác suất nhân bản thành công rất cao (100% các loài đã  được nghiên cứu). Mức  độ khác biệt trình tự nucleotide giữa các loài là 1,24% và sự khác biệt bên trong loài rất thấp từ 0,00% - 0,08%. Trình tự psbA-trnH  cũng đã  được công bố trên ngân hàng gen

(Genbank) với nhiều loài khác nhau thuộc thực vật hạt trần, dương  xỉ, rêu và rêu tản (liverwort). Ở Việt Nam. Nguyễn Thị Thúy Hằng, nghiên cứu về đặc  điểm di truyền do biến  đổi hình thái dựa trên việc sử dụng gen psbA-trnH và gen matK do mang tính bảo thủ cao của gen lục lạp [80].

Hình 1.2 Cấu trúc của hệ gen lục lạp - Về gen rbcL (Ribulose – 1,5 – Bisphosphate Carboxylase)

rbcL là protein  đệm thuộc chuỗi gen lục lạp, gồm 8 tiểu phần nhỏ với kích thước khoảng  12  kDa  (được gen nhân mã hóa) và 8 tiểu phần lớn với kích thước 55 kDa (vùng gen lục lạp mã hóa). Tuy nhiên cũng  bắt gặp một số trường hợp  như  tảo nâu, hay tảo  đỏ các tiểu phần nhỏ được vùng gen lục lạp mã hóa. Các gen rbcL ở thực vật bậc cao không có intron. Tuy nhiên trình tự nucleotide của vùng gen rbcL phần lớn có tính bảo thủ cao và khả năng  dễ khuếch  đại  nên  thường  được xuất hiện

trong các nghiên cứu phân loại. Nhiều công trình nghiên cứu trên nền tảng rbcL [81], [82].

Tương   tự vùng gen trnLF (tRNA-Leu (trnL) gene, partial sequence; trnL- trnF intergenic spacer, complete sequence; and tRNA-Phe (trnF) gene) thuộc vùng gen dễ thay  đổi của hệ gen lục lạp.  Nó  được xem là vùng gen khảm và phân mảnh (bao gồm 3 vùng gen) và  cũng  được  đánh  giá  là  vùng gen cho tỷ lệ khuếch  đại thấp và khó sắp xếp gióng hàng. Tuy nhiên,  nó  thường  được các nhà khoa học sử dụng để xây dụng cây quan hệ gần gũi. nhiên  đây  cũng  là  một gen khó khuếch  đại  và  đặc biệt là rất khó gióng hàng và sắp xếp  “alignment.

Trong nghiên cứu  này,  đã  sử dụng 5 vùng gen gồm rps18-rpl20, trnL-trnF, Nad5; rbcL và trnH-psbA;;  để so sánh sự khác nhau giữa các mẫu Vân sam fansipan phân bố ở độ cao  khác  nhau,  đồng thời phân tích mối quan hệ di truyền của phân loài Abies delavayi subsp. fansipanensis (Q.P.Xiang, L.K.Fu & Nan Li) Rushforth với một số loài trong chi Abies của họ Thông (Pinaceae) nhằm   đóng   góp dữ liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trong vấn  đề xác  định sự đa  dạng nguồn gen của cá thể, quần thể cũng  như  từng  bước cho làm rõ vị trí phân loại của loài này trong họ Thông.

Chìa khóa thành công trong công tác bảo tồn   đa   dạng sinh học chính là nghiên cứu tính  đa  dạng di truyền và tiến tới tái tạo nguồn  gen  các  loài  động thực vật. Chính vì vậy,  để có chiến  lược bảo tồn và phát triển bền vững các loài một cách hữu hiệu thì không có cách nào tốt hơn  là  phải nghiên cứu bản chất của tính  đa  dạng sinh học chính là sự đa  dạng di truyền từ cấp  độ quần thể cho  đến cấp  độ loài, cá thể.  Như  vậy, lợi thế rõ ràng của các kỹ thuật sinh học phân tử là có khả năng  xác   định  được sự đa  dạng di truyền từ cấp  độ gen, tạo cơ  sở để đánh  giá  về giá trị bảo tồn của  loài  cũng  như  quần thể. Về mặt sinh học,  nguy  cơ  tuyệt chủng của loài liên quan  đến các biến  đổi di truyền bất lợi cho chúng [83].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Xiang Q. P., L. K. Fu Nan Li) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)