CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của phân loài Vân sam
3.1.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm ra chồi, ra nón của phân loài Vân sam
Sự sinh trưởng về chồi là sự biến đổi về lượng, sự ra nón chính là sự biến đổi về chất hay còn gọi là sự phát triển. Cần nghiên cứu về đặc điểm ra chồi, đặc điểm ra nón để có cơ sở cho việc đánh giá tình trạng sinh trưởng, phát triển của quần thể Vân sam fansipan tại các độ cao khác nhau trong khu vực nghiên cứu. Chiều dài chồi non là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá sức sinh trưởng của các loài thực vật nói chung và phân loài Vân sam fansipan nói riêng. Theo Cẩm Nang Ngành Lâm nghiệp (Chương tăng trưởng rừng) [129] thì sức sinh trưởng của cây tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về chiều cao vút ngọn (tức là chiều dài chồi ngọn hàng năm) [129]. Do vậy, để đánh giá thực trạng sự sinh trưởng của phân loài Vân sam fansipan cần phải xác định đặc điểm ra chồi (thời gian ra chồi non bắt đầu vào mùa xuân, từ tháng 2 đến hết tháng 5;; nón đực, nón cái thường xuất hiện từ giữa tháng 5 và chín vào cuối tháng 12). Điều này giúp các nhà quản lý, các nhà khoa học có kế hoạch hợp lý để bảo tồn và phát triển chúng tốt hơn, hiệu quả hơn. Do phân loài này phân bố ở hai đai cao thuộc 2 kiểu thảm thực vật hoàn toàn khác nhau nên đặc điểm ra chồi (chiều dài chồi) có sự sai khác đáng kể, cụ thể như sau:
A. Đặc điểm ra chồi, ra nón của phân loài Vân sam fansipan tại đai 2.600 - 2.700 m (Thảm thực vật hỗn giao cây lá rộng, lá kim)
Kết quả điều tra (bảng 1, phụ lục) cho thấy, loài nghiên cứu có đường kính ngang ngực (D1.3) cao nhất đạt 70 cm, thấp nhất 20 cm và trung bình đạt 41,97 cm. Trong đó, chủ yếu là các cây có đường kính ngang ngực nằm trong khoảng từ 30 - 40 cm và từ 40 - 50 cm với tỷ lệ cao nhất tương ứng 41 & 35
% (24/59 và 21/59 cây), tiếp đến là nhóm cây có D1.3≤ 20 cm có số cây
a b
thấp nhất với 2/59 cây, xấp xỉ 2%; 3 nhóm 20 - 30; 50 - 60 và 60 -70 cm chiếm tỷ lệ như nhau 7%;; Chiều dài chồi ngọn và chồi cành trung bình của quần thể Vân sam fansipan phân bố hỗn giao với các cây lá rộng và lá kim ở độ cao 2.600 - 2.700 m lần lượt là 8,52 cm và 5,03 cm. Theo kết quả phân tích thống kê (Anova analysis) trong phần mềm excel, với độ tin cậy 97%, có thể khẳng định rằng: có sự phân hóa rõ rệt về giá trị chiều cao, đường kính ngang ngực, sự sinh trưởng chồi, tổng số nón và vị trí phân bố tự nhiên (OTC) của Vân sam fansipan trong thảm thực vật hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim phân bố ở độ cao 2.600 - 2.700 m (hình 3.10).
Hình 3.10 Tương quan giữa sinh trưởng chồi ngọn (Hcn, cm) và cấp đường kính (D1.3cm) của quần thể Vân sam fansipan ở độ cao 2.600 - 2.700 m.
Hình 3.10 biểu thị mối tương quan giữa sự ra chồi non (chồi ngọn) và cấp đường kính (cấp tuổi), cho thấy sự tương quan này (Ncn/D1.3) có mối tương quan nghịch có nghĩa là cây có đường kính càng lớn thì sự ra chồi càng kém hay nói cách khác là cây càng già thì sức sinh trưởng càng yếu và ngược lại những cây có cấp đường kính càng bé thì sức sinh trưởng càng lớn, điều này phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích và biểu thị ở hình 3.11 về mối tương quan (Nnón/D1.3) giữa sự ra nón và cấp đường kính ngang ngực (D1.3, cm) thì mối tương quan này lại có sự khác biệt ngược lại tức là tỷ lệ thuận, cụ thể là những cây có cấp đường kính càng lớn thì sự ra nón càng nhiều (hình 3. 11). Tuy nhiên, vẫn có nhiều cây Vân sam fansipan không thấy ra nón. Nguyên nhân như thế nào cần có những nghiên cứu tiếp theo.
Hình 3.11 Tương quan giữa sự ra nón (N_nón) và đường kính ở vị trí 1,3m (D1,3,cm) của quần thể Vân sam fansipan tại TTV hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim
ở độ cao 2.600 – 2.700 m
B. Đặc điểm ra chồi, ra nón của phân loài Vân sam fansipan tại đai 2.700 - 2.950 m (Thảm thực vật ưu thế cây lá kim -Vân sam fansipan)
Kết quả phân tích số liệu điều tra tại khu vực thảm thực vật ưu thế cây lá kim (Vân sam fansipan) cho thấy các cá thể có sự tương đồng về cấp đường kính, với giá trị trung bình 26,92 cm. Do đó sự sinh trưởng của các cá thể Vân sam fansipan tại khu vực này không có sự khác biệt lớn về sinh trưởng chồi ngọn và đạt mức trung bình 9,59 cm: sinh trưởng chồi cành đạt mức trung bình 5,98 cm (hình 3.12).
Theo cách phân chia các nhóm thực vật có sự tăng trưởng khác nhau của Đỗ Xuân Lân [129], có thể khẳng định rằng sự tăng trưởng của quần thề Vân sam fansipan tại kiểu thảm này thuộc nhóm sinh trưởng chậm, bình quân sinh trưởng chiều cao từng năm Δh < 0,3 m hoặc sinh trưởng đường kính (ở vị trí 1,3 m) Δd<0,5 cm. Mặt khác, sự phát triển của Vân sam fansipan tại khu vực thảm thực vật ưu thế cây lá kim từ độ cao 2.700 – 2.950 m thể hiện ở sự ra nón (hình 3.13).
Hình 3.12 Tương quan sự ra chồi ngọn và đường kính (Hcn/D1.3) của quần thể Vân sam fansipan ở độ cao 2.700 – 2.950 m
Hình 3.13 Tương quan sự ra nón và cấp đường kính (Nón/D1.3) của quần thể Vân sam fansipan ở độ cao 2.700 – 2.950 m
Ngoài ra, theo như kết quả nghiên cứu và phân tích tổng hợp (bảng 2 - phần phụ lục) thì sự ra nón của các cá thể Vân sam fansipan thể hiện không đồng đều, với 38/75 cây có nón chiếm 51%, trong đó số lượng nón trung bình của mỗi cá thể Vân sam fansipan là 5,6 nón. Tuy nhiên, tương quan giữa số lượng nón với cấp đường
kính ở vị trí 1,3 mét của quần thể Vân sam fansipan ở độ cao này có mối quan hệ tương đối chặt với hệ số tương quan R2=0,71 (hình 3.13).