Kết quả nghiên cứu cách thức bảo quản hạt giống Vân sam fansipan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Xiang Q. P., L. K. Fu Nan Li) (Trang 108 - 111)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật giâm hom, cách thức bảo quản hạt giống và trồng thử nghiệm cây con ra môi trường tự nhiên

3.5.2. Kết quả nghiên cứu cách thức bảo quản hạt giống Vân sam fansipan

3.5.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh  hưởng của việc bảo quản hạt giống  đển khả năng   nảy mầm của hạt Vân sam fansipan

Hình 3.52 Hạt giống (1), cây con (2) Vân sam fansipan ở TN 3

Theo  như  một số nhận đình  từ các  chuyên  gia  trong  và  ngoài  nước nhận  định về đặc tính của hạt của các loài nhóm Thông, chúng dễ mất sức nảy mầm ở nhiệt  độ thường,   nên   đa   số họ thu hạt và gieo luôn, hoặc thu xong lựa chọn hạt chắc tốt không sâu mọt, cho vào tủ âm  dưới  25  độ bảo quản  được  5  năm  [121, 122, 5].

Tuy  nhiên  để có  thêm  cơ  sở khoa học cho nhận  định này, thiết kế 3 nghiệm thức  và  1  đối chứng với tổng số hạt 360 hạt  được bảo quản với thời gian 3 tháng (từ

1 2

Ct3 -100C

tháng 11/2017 - 2/2018), cụ thể các công thức  và  các  bước tiến hành thí nghiệm nêu rõ ở phần  phương  pháp.  Kết quả nhân giống với 3 lần lặp lại  được tổng hợp, trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Vân sam fansipan theo các công thức nghiệm Số TT Tên công thức Số hạt gieo Số hạt nảy

mầm

Tỷ lệ nảy

mầm (%) Ghi chú

1 CT1 (3 lần lặp) 90 56 62,22 Mầm khỏe

2 CT2 (3 lần lặp) 90 7 7,80 Mầm yếu

3 CT3 (3 lần lặp) 90 75 83,33 Mầm khỏe

4 Đối chứng (3 lần

lặp) 90 0 0

Tổng 360 138

Qua quá trình thực hiện thí nghiệm và tính toán kết quả thu   được (bảng 3.12), có thể khẳng  định rằng việc bảo quản sau khi thu hoạch hạt Vân sam fansipan là rất cần thiết và cấp bách. Cụ thể, sau thời gian 22-35 ngày phần lớn hạt ở 3 công thức bảo quản nảy mầm hết,  sau  đó  không  có  cây  mầm mới. Kết quả tổng hợp cho thấy  đối với công thức  đối chứng là hạt  phơi  và  bảo quản ở nhiệt  độ bình thường (theo  phương  pháp  truyền thống  như  bảo quản lúa gạo của bà con sau thu hoạch) thì qua ba lần gieo hạt  đều cho kết quả không  mong  đợi tức là không có hạt nào nảy mầm.

Hạt  được bảo quản ở nhiệt  độ -100C (CT3) cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất trong các công thức nghiệm với 75/90 hạt nảy mầm (83,33%); Công thức 2 là bảo quản hạt trong túi bóng kín ở nhiệt  độ thường (CT2) cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất trong 3 công thức nghiệm với 7/90 hạt nảy mầm (7,80%); với công thức 1 hạt   được bảo quản ở tủ lạnh nhiệt  độ 4-50C cho kết quả nảy mầm  tương  đối cao với 56/90 hạt nảy mầm  đạt 62,22% (hình 3.52).

Qua   đây,   cho   chúng   ta   biết   được hạt vân sam là loại hạt rất khó bảo quản giống,  để bảo quản tốt chúng ta cần rất tốn kinh phí với tủ lạnh 4-50C hoặc thậm chí để cho hiệu quả cao nhất chúng ta phải dùng tới tủ cấp  đông  -100C thì cho hiệu quả cao trong việc nhân giống từ hạt.  Đây  cũng  là  minh  chứng quan trọng trong việc lý giải tại sao quần thể này tái sinh tự nhiên rất kém (5 -7cây/ha).

Hình 3.53 Tỷ lệ nảy mầm của hạt Vân sam fansipan theo các công thức TN 3.5.2.2. Ảnh  hưởng của việc bảo quản tới khả năng  sinh  trưởng cây con

Việc bảo quản hạt giống sau thu hoạch là vấn đề quan trọng của nền nông nghiệp  nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung. Nhiều chuyên  gia  đã   nghiên   cứu và nói rằng lợi ích của công tác bảo quản hạt giống sau thu hoạch là giúp cho hạt giống không bị nhiễm các loại nấm gây bệnh, giúp loại bỏ các loài côn trùng có hại,  đồng thời giúp cho cây mầm chắc khỏe có sức  sinh  trưởng tốt, từ đó  sẽ tạo ra cây giống  cho  năng  suất  cao.  Đối với nhóm Thông, hạt của  chúng  có  hàm  lượng dầu béo rất cao, chúng dễ bị phân hủy ở nhiệt  độ cao.  Do  đó,  việc bảo quản hạt Vân sam fansipan không những có vai trò phòng chống các loại sâu bệnh hại mà còn có vai trò quan trọng trong việc làm hạn chế sự phân hủy dầu béo trong hạt (một trong những nguyên nhân chính làm giảm hoặc mất khả năng  nẩy mầm của phôi mầm).

Kết quả theo dõi sinh  trưởng  được tổng hợp ở bảng 5,6,7,8 (phụ lục 01), kết quả được xử lý thống kê và thể hiện ở hình 3.53 ở trên, với mức  ý  nghĩa  (P<0,05),   sinh  trưởng trung bình của các cây con thuộc công thức  TN3  (CT3)  đều  vượt trội so với 2 công thức còn lại. Tuy nhiên, cây con ở công thức  2  cũng  sinh  trưởng khá tốt, không có cây nào bị chết, riêng công thức 1 phần lớn   cây   con   đều có sức sinh trưởng  kém.  Điều  này,  đã  chứng  minh  được tầm quan trọng của việc bảo quản,  lưu   giữ sau thu hoạch hạt giống cho các loài thuộc nhóm thông nói chung và hạt Vân sam fansipan nói riêng.

Hình 3.54 Kết quả theo dõi chiều cao của cây con Vân sam fansipan theo các công thức nghiệm từ tháng thứ 1  đến tháng thứ 5 (giá trị trung bình)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Xiang Q. P., L. K. Fu Nan Li) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)