TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định
Có thể nói thẩm định là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình quản lý tín dụng cũng như trong quá trình thực hiện cho thuê tài chính. Nội dung thẩm định phải bao gồm được hết các nội dung
- Thẩm định năng lực pháp lý
Khách hàng được chia thành tư nhân và pháp nhân, đối với pháp nhân lại được chia theo: Công ty CP, Cty TNHH, Cty tư nhân. Cán bộ phòng Khách hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ các văn bản pháp lý do doanh nghiệp gửi đến. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những yêu cầu pháp lý khác nhau.
- Thẩm định về năng lực và uy tín của bên thuê
Cán bộ phòng Khách hàng phải kiểm tra tính phù hợp của ngành nghề kinh doanh ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư. Phải tìm hiểu xem mô hình tổ chức, bố trí lao động của bên thuê có hợp lý không, trình độ tay nghề có đảm bảo không? Tìm hiểu về năng lực chuyên môn của ban quản trị điều hành, quan hệ của bên thuê với các tổ chức tín dụng. Dư nợ đối với các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là bao nhiêu? Với các tổ chức tín dụng khác là bao nhiêu?
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của bên thuê
Nguyên tắc để đánh giá bên thuê cần đặt ra là: Việc tính toán các chỉ số để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của, tài chính của bên thuê cần phải được thực hiện qua nhiều năm. Khi đánh giá, nhận xét, cán bộ tín dụng phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu khi đánh giá và có so sánh với thực tế, đặc điểm kinh doanh của bên thuê để việc đánh giá được chính xác và toàn diện.
Để xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của một doanh nghiệp qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về bên thuê. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là doanh nghiệp đang trong tình trạng tốt. Do vậy các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục đích cuối cùng của phân tích tài chính của doanh nghiệp.
- Thẩm định dự án thuê tài chính
Không có một chuẩn mực chung nào về dự án thuê tài chính, trong quá trình thẩm định dự án, tùy theo quy mô, tính chất đặc điểm của từng dự án, đề nghị thuê tài chính, tùy từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ phòng KH/Thẩm định rủi ro và QLNCVĐ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tùy theo từng dự án đầu tư cụ thể, có thể xem xét bỏ qua hoặc bổ sung thêm một số nội dung thẩm định nếu không phù hợp hoặc chưa đầy đủ so với thực tế. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích đánh giá về khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần tiến hành phân tích đánh giá gồm:
+ Sự cần thiết phải đầu tư: Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu xem mục tiêu của dự án có phù hợp hay không, nếu ở mức khiêm tốn quá so với khả năng lực tài chính thì có lãng phí quá hay không? Khả năng đứng vững của dự án trên thị trường như thế nào? Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư có phù hợp với khả năng mở rộng thị
phần, yêu cầu thị trường? Quy mô dự án, đầu tư tài sản thuê, cơ cấu vốn tự có tham gia trả trước và thuê tài chính phù hợp chưa?
+ Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy cán bộ phòng Khách hàng, Quản lý rủi ro cần xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định. Các nội dung cần xem xét, đánh giá gồm: đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án, đánh gí về cung sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án (gồm thị trường nội địa và thị trường nước ngoài), phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, đánh giá và dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc biệt tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, việc đánh giá khả năng này của doanh nghiệp phải kết luận được hai vấn đề: Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào là gì?
+ Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật + Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
+ Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: bao gồm Tổng mức đầu tư dự án, xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án, nguồn vốn đầu tư.
+ Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.