Phân tích, quản lý và giám sát danh mục cho thuê theo nhóm nợ Bảng 7: Danh mục cho thuê theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VIETINBANK LEASING (Trang 37 - 40)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.2.2 Phân tích, quản lý và giám sát danh mục cho thuê theo nhóm nợ Bảng 7: Danh mục cho thuê theo nhóm nợ

Bảng 7: Danh mục cho thuê theo nhóm nợ

Nhóm nợ Năm 2010 Năm 2011 So sánh Dư nợ và đầu Tỷ trọng (%) Dư nợ và đầu Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Nhóm 1 1.309,66 83,97 1.495,14 81,59 185,48 14,16 Nhóm 2 242,53 15,55 284,77 14,54 42,54 17,54 Nhóm nợ xấu 7,49 0,48 70,92 3,87 63,43 846,86 Tổng 1.559,68 1.832,50 243,594

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010, 2011 Công ty Cho thuê Tài chính – VietinBank Leasing)

Năm 2011, công tác quản trị rủi ro của Công ty được nâng cao nên đã hạn chế phát sinh dư nợ nhóm 2/ nhóm xấu. Công ty đã thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại các nhóm nợ, nhằm giảm nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) đến mức thấp nhất. Trong quý 2/2011, Công ty chủ động phân tích, đánh giá rủi ro ngành nghề và cơ cấu lại nợ của 05 doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải thủy (Công ty CPTM Xuân Toàn, Cty TNHH Quang Dũng, Cty TNHH Trung Hải, Cty TNHH Hải Phượng, HTX Hồng Tiến). Sau khi thực hiện cơ cấu, Công ty đã bám sát doanh nghiệp để thu nợ. Kết quả là: các đơn vị này đều trả nợ đầy đủ, đúng hạn nên cuối năm 2011 toàn bộ dư nợ của nhóm này đã được chuyển về nhóm nợ phù hợp. Do đó dư nợ và đầu tư nhóm 2 tăng đáng kể so với năm 2010 (tăng 12,54 tỷ đồng). Tỷ trọng Dư nợ và đầu

tư nhóm 2 chỉ chiếm 14,54% so với tổng dư nợ và đầu tư (thấp hơn tỷ trọng dư nợ nhóm 2 năm 2010 là 15,55% tổng dư nợ và đầu tư).

Đến ngày 31/12/2011, dư nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) chiếm tỷ trọng 2,21% so với tổng dư nợ cho thuê và đầu tư. Dư nợ đầu tư cho thuê nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) chiếm tỷ trọng 1,66% so với tổng dư nợ cho thuê và đầu tư. Hiện nay, Công ty là một trong số ít những đơn vị có tỷ trọng nợ xấu thấp nhất trong khối các Công ty Cho thuê tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên nợ xấu vẫn tăng so với năm 2010.

- Cơ cấu danh mục cho thuê theo nhóm nợ: Dư nợ xấu/nợ nhóm 2 tập trung vào loại hình khách hàng vừa và nhỏ chiếm 184,99 tỷ đồng, tương đương 52,01% tổng dư nợ xấu/nợ nhóm 2. Và loại hình khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm 164,76 tỷ đồng, tương đương 46,32% tổng dư nợ xấu/nợ nhóm 2. Toàn bộ dư nợ xấu/nợ nhóm 2 chủ yếu là dư nợ của những doanh nghiệp thuộc khu vực sở hữu ngoài nhà nước. Tài sản cho thuê phần lớn là tàu sông, tàu biển, xà lan, tổng dư nợ và đầu tư cho thuê nhóm tài sản này là 259,58% tỷ đồng, chiếm 72,98% tổng dư nợ xấu/nợ nhóm 2. Còn lại là các loại phương tiện vận tải ôtô con, ôtô khách, xe tải (chiếm 4,55% tổng dư xấu/nợ nhóm 2) và máy móc thiết bị (chiếm 22,47% tổng dư xấu/nợ nhóm 2). - Các khách hàng có dư nợ xấu/nợ nhóm 2 lớn: + 05 khách hàng có dư nợ xấu lớn nhất: Bảng 8: Nhóm 5 khách hàng có dư nợ xấu lớn nhất Đơn vị tính: tỷ đồng STT Khách hàng Dư nợ và đầu tư Nhóm nợ Tỷ trọng dư nợ khách hàng/tổng dư nợ

1 Cty TMDV Kim Môn 30,32 Nhóm 5 1,65%

2 Cty TNHH Hoàng Đạo 16,05 Nhóm 4 0,88%

3 Cty TNHH Lê Ân 6,28 Nhóm 3 0,34%

4 Cty TNHH Nam Thành 5,44 Nhóm 3 0,30%

5 DNTN Minh Trang 5,31 Nhóm 4 0,29%

Trong nhóm 5 khách hàng có dư nợ xấu lớn nhất, đặc biệt là khoản đầu tư cho thuê tài chính 30,32 tỷ đồng đóng mới tàu vận tải 4.000 tấn của Cty TMDV Kim Môn. Nhằm hạn chế rủi ro đối với khoản đầu tư này, trong năm 2012, cần áp dụng mọi biện pháp đưa tàu Kim Môn vào hoạt động khai thác, cơ cấu nguồn thu hợp lý để thu hồi nợ sớm tránh tổn thất ảnh hưởng tới cơ cấu tỷ lệ nợ xấu, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời cần có những động thái tích cực bám sát thu hồi dứt điểm các khoản dư nợ xấu khác như Công ty TNHH Hoàng Đạo, Công ty TNHH Lê Ân, Cty TNHH Nam Thành, DNTN Minh Trang.

+10 khách hàng có dư nợ nhóm 2 lớn nhất:

Bảng 9 : Nhóm 10 khách hàng có dư nợ nhóm 2 lớn nhất

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Tên khách hàng Dư nợ và đầu tư Tỷ trọng dư nợ khách hàng/tổng dư nợ

1 Cty TNHH Lê Dũng 66,32 3,62%

2 Cty TNHH Đồng Tiến 53,14 2,90%

3 Cty Cổ phần thương mại Vũ Nhật 22,31 1,22%

4 Cty TNHH vận tải Hải Phượng 18,00 0,98%

5 Cty TNHH vận tải Hải Âu 16,00 0,87%

6 Cty TMDV Bình Minh 15,44 0,84%

7 Cty CP tập đoàn Huy Thông 14,95 0,82%

8 Cty TNHH TM XD Lê Trân 14,00 0,76%

9 Cty CP Mặt Trời Mới 5,98 0,33%

10 Cty CP xây dựng Lũng Lô 5,30 0,29%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2011 công ty cho thuê tài chính – VietinBank Leasing)

Đa phần các doanh nghiệp phát sinh nợ nhóm 2 đều bị tác động chủ yếu của 02 ngành liên quan mật thiết với những bất ổn của nền kinh tế Việt nam:

- Ngành vận tải thủy: Cty TNHH Lê Dũng, Cty TNHH Đồng Tiến, Cty CPTM Vũ Nhật, Cty TNHH vận tải Hải Phượng, Cty TNHH VT Hải Âu, Cty TMDV Bình Minh

- Ngành xây dựng, khai thác đá xây dựng: Cty Cp Tập đoàn Huy Thông, Cty - TNHH TMXD Lê Trân, Cty CP Mặt Trời Mới, Cty CP Cavico XD Lũng Lô.

Trong năm 2011, giá cước vận tải hàng hóa đường thủy, đường biển diễn biến không khả quan và nhiều biến động, thấp hơn so giá cước năm 2010. Điều này cũng được dự báo từ trước là do nguồn cung tàu hàng tăng mạnh do sự phát triển ồ ạt đóng tầu theo phong trào mà không có định hướng chiến lược. Chi phí nhiên liệu

không ngừng tăng cao (năm 2007 là 8.700 đồng/lít, đến thời điểm hiện nay là 20.700 đồng/lít). Ngoài ra nguồn hàng khô vận chuyển cũng bị hạn chế do lưu lượng hàng hóa giảm đáng kể. Đối với ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản năm 2011 tồn tại nhiều vấn đề khó khăn như đầu ra, thiếu nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn để tạo đà cho thị trường bất động sản, tình trạng cắt giảm đầu tư công, lãi suất tín dụng cao. Kinh tế năm 2012 dự báo vẫn còn nhiều bất ổn, khó khăn kinh tế trong nước còn nhiều biến động, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp khó lường, do đó ngay từ đầu năm, cần phải có ngay những kế hoạch quản trị và xử lý nợ cụ thể để giảm thiểu hạn chế tối đa rủi ro hoạt động cho thuê tài chính.

Năm 2010, dư nợ cho thuê tăng lên nhưng lãi treo lại giảm xuống so với năm 2009. Có được thành công này là do Công ty bắt đầu mở chiến dịch lành mạnh hóa tài chính, kiên quyết thu hồi xử lý nợ; kết quả là Công ty đã thu được 14,22 tỷ đồng nợ ngoại bảng, làm giảm tỷ lệ lãi treo/tổng dư nợ xuống còn 0,41%. Sang năm 2011, cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ, lãi treo cũng tăng lên rất nhanh mặc dù thu nợ ngoại bảng là 10,98 tỷ đồng. Tỷ lệ lãi treo/tổng dư nợ là 1,02% khá cao, Công ty cần sát sao hơn trong chính sách thu lãi. Cụ thể:

Bảng 10: Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2009 – 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Tổng dư nợ 1.121,70 1.559,68 1.832,50

2 Lãi treo 8,86 6,39 18,69

3 Lãi treo/Tổng dư nợ (%) 0,79 0,41 1,02

4 Thu nợ ngoại bảng 5,77 14,22 10,98

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2009 – 2011 Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VIETINBANK LEASING (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w