Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã gặp phả

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VIETINBANK LEASING (Trang 35 - 37)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.2.1Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã gặp phả

tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã gặp phải

a. Rủi ro tài chính:

• Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn:

Trong trường hợp này, hầu hết khách hàng làm ăn thua lỗ, rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến không thể trả được nợ đúng hạn. Ví dụ:

- Công ty xi măng Hải Phòng với khoản nợ 1.570 triệu đồng (không chủ động được thị trường đầu ra – thị trường đầu ra phụ thuộc vào một bạn hàng duy nhất).

- Công ty cổ phần thực phẩm Sannam với khoản nợ 2.322 triệu đồng (dây chuyền sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, khi sử dụng nguyên liệu trong nước thì sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu).

- Công ty TNHH nhựa Đạt Hòa với khoản nợ 459 triệu đồng (nhận định và đánh giá sai thị trường, sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với thị hiếu của khách hàng)

• Bên thuê có ý định lừa đảo. Ví dụ: Công ty TNHH Xây dựng Dũng Tiến cố tình chiếm đoạt 01 xe ô tô hiệu Mercedes Benz S550.

• Bên thuê bỏ trốn khi không trả được nợ hoặc không chịu giao tài sản khi Công ty quyết định thui hồi tài sản, thậm chí tự ý bán tài sản thuê hoặc sử dụng tài sản thuê không đúng mục đích. Đó là trường hợp của công ty CP Xây dựng Hải Phát với khoản nợ 1.900 triệu, tài sản cho thuê tài chính là xe trộn bê tong Dongfeng 15,25 tấn.

b. Rủi to tác nghiệp:

• Do cán bộ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ: Đó là trường hợp khách hàng là Hợp tác xã vận tải Nội Bài, cán bộ tín dụng đã chậm mua bảo hiểm cho tài sản cho thuê, dẫn đến thiệt hại cho Công ty khi tài sản cho thuê bị hỏng hóc.

• Rủi ro về tài sản thuê: Tài sản cho thuê khó chuyển đổi, là tài sản chuyên ngành nên trong trường hợp cần thu hồi và xử lý vẫn không xử lý được hết nợ gốc và lãi vay – đó là các trường hợp của Doanh nghiệp tư nhân An Bình (01 dây chuyền nấu dầu nhựa pha sơn Alkyd ), công ty cổ phần Hoàng Minh (01 dây chuyền sản xuất bột mỳ 6FTFZ-60), công ty TNHH thương mại cổ phần Hoàng Ân (dây chuyền nghiền sang đá 250 tấn).

c. Các rủi ro khác:

• Rủi ro do môi trường kinh doanh biến động: Rủi ro này dễ thấy nhất trong năm 2008, 2009 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho ngành Ngân hàng tài chính phải đối mặt với một loạt khó khăn mà Công ty cho thuê tài chính – VietinBank Leasing cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Hoạt động cho thuê trở nên khó khăn và gặp nhiều biến cố phức tạp hơn. Việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng chậm so với tiến độ dẫn tới việc thu hồi tiền lãi thuê của Công ty trở nên khó khăn hơn nhiều.

• Rủi ro do chính sách vĩ mô của nhà nước: Có thể thấy rõ sự điều tiết của nhà nước qua hoạt động của ngành xây dựng và vận tải thuỷ (giai đoạn 2011 và dự báo

cả năm 2012). Khi chính sách điều tiết của Nhà nước thay đổi thì một số doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn nhất định làm suy giảm khả năng trả nợ: Một số các công ty hoạt động trong ngành vận tải thuỷ như: Công ty TNHH Trung Hưng, Công ty Công ty TNHH vận tải Long Tiến, Công ty TMDV Bình Minh, Công ty TNHH Nhật Dũng, Công ty cổ phần thương mại Xuân Hưng; các doanh ngiệp xây dựng như: Công ty CP XD và lắp máy Trung Tân, Công ty thi công cơ giới và lắp máy dầu khí Hà Thành.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VIETINBANK LEASING (Trang 35 - 37)