1.1. Nghiên cứu motif trong truyện dân gian
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trên thé giới, van dé tiếp cận tác phẩm văn học dan gian dưới góc độ type va
motif đã được tìm hiểu và nghiên cứu khá sớm. Julius Leopold Fredrik Krohn và Kaarle
Krohn là hai nhà nghiên cứu đã khởi xướng một trường phái nghiên cứu folklore là
trường phái Phần Lan. Trường phái này được Antti Aarne - học trò của hai ông - tiếp tục nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất định trong đó là công bố nguyên tắc
lý thuyết đưới tác động của phương pháp nảy và lay đó làm cơ sở nhằm thực hiện công
việc sưu tầm các di bản của những truyện kê dân gian Phần Lan và Châu Âu, lập bảng
tra cứu, cudi cùng la xác định niên đại va định vị các hình thức nguyên bản cô nhất của truyện ké dân gian ấy. Đặc biệt thì sau đó, Stith Thompson đã kế thừa va phát triển bảng tra cứu của Antti Aarne, tạo ra Từ điền A -T, nhằm hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu Văn học dân gian trên thé giới làm công cụ dé tìm hiểu truyện kê dân gian của nước minh.
Vladimir la Propp là một chuyên gia nghiên cứu folklore và có nhiều ảnh hưởng
đến phương pháp tiếp cận truyện kê dân gian dưới góc độ type và motif sau nay. Nam
1928, với công trình Hình thái học của truyện cô tích than kì, Propp đã giúp cho các nhà nghiên cứu trên thé giới có những định hướng nhất định trong việc nghiên cứu thé loại
tự sự dân gian. Đó là cách nghiên cứu “khong chi miêu tả những phương thức thi pháp
thuần túy mà còn giải thích bản chất thẻ loại của truyện cô tích và để sau đó tìm cách lý giải có tính lịch sử về sự độc đáo của truyện cô tích, nghĩa là theo công việc chỉ ra hình thái cấu trúc của một thẻ loại văn học dân gian là giai đoạn đầu hết sức cần thiết dé trên cơ sở đó giải thích cội nguồn lịch sử của nó” (La Mai Thi Gia 2018: 75)
Bên cạnh đó, vào những năm đầu của thé ki XX nhà ngữ văn học người Nga A.N.Veselovski đã dé xuất phương pháp nghiên cứu folklore theo hướng thi pháp học lịch sử. Nghiên cứu thi pháp học lịch sử folklore là nghiên cứu bản thân “cái cầu trúc bên trong của tác phẩm folklore, nghiên cứu nghệ thuật ngôn từ của folklore, nghiên cứu văn hóa. Thị pháp lịch sử “xem folklore như là một bộ phận của dân tộc học và muốn
nghiên cứu folklore phải dựa vào dan tộc học, từ hướng nghiên cứu ay có thẻ thay được
sự biêu hiện của folklore đối với thực tai” (La Mai Thi Gia 2018: 64)
Van dụng lí thuyết của trường phái Phan Lan, lí thuyết cau trúc của V.la.Propp và lí thuyết của trường phái thi pháp học lịch sử đại điện là A.N.Veselovski đã giúp cho
16
các nhà nghiên cứu xác định được tên gọi, cầu tạo và so sánh sự giỏng và khác nhau của type và motif của truyện kế dân gian; đồng thời còn giúp các nhà nghiên cứu so sánh lype và motif của truyện kể dân gian đến với bình điện rộng va sâu sắc hơn trong cả nguồn gốc sản sinh và quá trình biến đôi một cách trọn vẹn.
Ở Việt Nam, van dé nghiên cứu truyện kế dan gian đưới góc độ type và motif bắt đầu tương đối muộn. Tuy bắt đầu nghiên cứu muộn như thế nhưng bằng sự vận dụng trường phái lý thuyết cũng như các công trình trên thế giới và sáng tạo ra cái mới mà các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như: hình thành được các bộ sưu tập truyện kê: các bang tra cứu type và motif của truyện kẻ; các công trình nghiên cứu thẻ loại (loại hình) và các công trình khảo cứu về mặt lịch sử văn hóa mà truyện kê mang lại.
Hiện nay van đề nghiên cứu so sánh type và motif của truyện kế Việt Nam đối sánh với type và motif ở một số quốc gia khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu chủ ý.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thé nói đến tác giả Kiều Thu Hoạch, Lê Chí Qué, Nguyễn Tan Đắc... Kiều Thu Hoạch có 2 bài nghiên cứu là Sơ bộ tìm hiểu kiểu
truyện Tấm Cám ở Trung Quốc, So sánh tip truyện Trâu cau ở Trung Quốc va tip truyện cùng loại ở Việt Nam va Campuchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyền trau cau Đông Nam A; Nguyễn Bich Hà trong chuyên khảo Thạch sanh và kiểu truyện diing sĩ trong truyện có tích Việt Nam và Đông Nam A; Nguyễn Tan Đắc, năm 2001, đã có một tuyển tập các bài nghiên cứu truyện dân gian Việt Nam và Đông Nam A có tên Truyén kể dan gian đọc bằng type và motif. Những bài nghiên cứu này đã cung cấp những nhận xét thú
vị, có ý nghĩa quan trọng làm tiền dé cho các nhà nghiên cứu sau này.
Thứ ba, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã dựa theo phương pháp nghiên cứu
folklore theo hướng thi pháp học lịch sử của A.N.Veselovski dé đi sâu vào nghiên cứu cội nguồn lịch sử, văn hóa của các motif. Hướng nghiên cứu này đã giúp các nhà nghiên cứu Việt Nam vạch ra những hướng đi mới cho việc lí giải các motif có liên quan đến van dé dân tộc, nguồn góc, lịch sử, văn hóa... Đại điện cho hướng nghiên cứu này có thê kẻ đến Nguyễn Thị Huế khi nghiên cứu Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện co
tích Việt Nam đã đưa ra nhiều lí giái về nguồn gốc, phong tục của người mang lốt, Bùi Thi Hạnh trong nghiên cứu Motif li tán trong than thoại và truyền thuyết các dan tộc người thiểu số ở Việt Nam, Motif thách cưới trong truyện cỗ tích các dân tộc; Motif thi tài trong truyện cỗ tích của dân tộc Kinh; Khảo sát mô tip hóa thân — hiển linh trong
25
gia, ma còn mang tính quốc tế. Giải mã một biểu tượng không chi là giải mã tư duy của nhóm, cộng đồng người trong một khu vực nhỏ, mà còn là vô thức tập thê loài.
1.2. Thần thoại mặt trời và motif diệt mặt trời 1.2.1. Thuật ngữ thần thoại
Thuật ngữ thần thoại (myth) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cỗ là Mythos. Thời cô đại, mythos thường được dùng dé chi những chuyện hoang đường trong dân gian.
Herodote cho mythos là những truyện lan truyền nhưng không rõ xác minh, không rõ
thực hư.
Từ điện thuật ngữ văn học của Abrams giải thích: “Trong tiếng Hy Lạp cô.
“mythos” có nghĩa là một câu chuyện (story) hoặc một cốt ké (plot) nào đó, có thật hoặc được sáng tạo ra. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện nay, than thoại là truyện kể trong hệ than thoại (mythology) — một hệ thống những truyện ké bắt nguồn từ thời cô đại được truyền lại ngày nay mà trước đây được tin là có thật bởi một nên văn hóa cụ thé. Thần thoại hướng tới giải thích nguôn gốc thé giới va sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng từ ý muốn hoặc hành động của các vị than va sự ton tại của những thé lực siêu nhiên khác, thiết lập nên nên tảng của các phong tục xã hội, các nghỉ lễ, củng cô sự xác nhận những quy ta ma nhờ chúng con người kiểm soát cuộc sông của chính minh.” (1999: 170)
Từ vựng các thuật ngữ văn học của Jarrety (2001) cho rang “Than thoại là truyện hoang đường truyền từ đời này sang đời khác, trái với truyền thuyết có tầm hạn hẹp (nó gắn liền với một địa điểm chăng hạn), thần thoại có xu hướng mang ý nghĩa phô quát
(vũ trụ, siêu nhiên hoặc nhân loại)..."
Theo Claire R.Rarrer trong cuốn “Van hóa nguyên thay” thì thần thoại là truyện kể về những sự khởi đầu mang tính chất văn hóa va tôn giáo”, “chi những sự khởi đầu,
theo một nghĩa thiêng liêng.” (Tylor 2001: 214)
William Bascom (1957) coi than thoại la một hình thức của truyện kê văn xuôi được các thành viên của xã hội có nên văn hóa chứa đựng huyền thoại đó tin là thật, Bascom xác nhận mặc du có ít thần thoại hơn truyện cô tích và truyền thuyết, nhưng
thần thoại được xem là có tâm quan trọng vượt lên trên con số của chúng ở chỗ chúng
thiêng liêng và cung cấp lí do căn bản cho sự tồn tại va cách làm việc trong nền văn hóa đó. Tóm lại, là thần thoại có chức năng giải thích căn nguyên.
Trong cuốn “Từ điển thần thoại” của N.Rocher, Pierre Brunel (1988) đã tổng kết ba thành phan mà ông gọi là ba chức nang có ý nghĩa xác định than thoại, đó là:
26
(1), Thần thoại — truyện kê: Thần thoại là câu chuyện mà sức mạnh nằm ở chỗ nó được nhìn nhận, được tin tưởng một các sâu sắc như là thực. Khi nó chỉ còn là một câu chuyện, nó không còn là than thoại thực sự nữa.
(2) Thần thoại — giải thích: Thần thoại là truyện kể giải thích cội nguồn, giải thích hiện thực tồn tại thé nào, thế giới phát triển ra sao, con người quan hệ với thé giới bằng những kiêu thức nảo....
(3) Thần thoại - biểu hiện: Thần thoại gợi mở sự thiêng liêng. Những than thoại cô kết hợp chặt chẽ với tập thé, được tập thé chấp nhận như là một nên tảng tôn giáo,
như là một ngôn ngữ tượng trưng.
Các định nghĩa của các nhà nghiên cứu trên cho thấy sự đa dạng trong quan niệm về thân thoại trên thé giới. Đồng thời. từ những quan điểm nay còn đặt nền móng quan trọng trong việc nghiên cứu thần thoại trên thế giới, trong đó, có Việt Nam.
Việc nghiên cứu thần thoại như là một thê loại văn học dân gian là khuynh hướng chính ở Việt Nam trong hơn 50 năm qua. Những công trình xuất hiện từ những năm 50 đến thập niên 80 của thé ki XX đã góp phan xác định thé loại than thoại, chỉ ra giá trị
nội dung, tư tưởng vả một số đặc trưng nghệ thuật của thê loại nảy.
Nguyễn Đồng Chi trong phần “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” (1956) đã cho rằng thời cô, người Việt đã có một hệ than thoại thắm sâu vào sinh hoạt tinh than của nhân dan Lạc Việt. Hau hết chúng ngày nay đã biến mat, hoặc thất truyền chỉ còn dang truyền thuyết, nhưng chắc xưa kia đã được ké bằng lời ví von, van vẻ va được trình điển trong sinh hoạt dân ca nghỉ lễ tập thẻ.
Tác giả “Lich sử văn học Việt Nam” Bùi Văn Nguyên và Đỗ Bình Trị (1978) đã phê phán định kiến người Việt không có hệ thông thần thoại và ước đoán đã có một hệ
thông than thoại Việt hình thành trong sáng tác dan gian thời xa xưa.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Dinh trong “Than thoại và sử ca dân gian thời c6” đã
phác thảo bản giản lược hệ thống thần thoại Việt và anh hùng ca thời cô và cho rằng
than thoại cô “lay những nhân vật anh hung khai sáng làm biéu tượng, lay thơ ca diễn xướng và lễ nghỉ tập thé làm hình thức cảm thụ và giáo dục”. Cao Huy Dinh còn khẳng định “những mẫu đề thần thoại có tính chất tự nhiên luận và nhân bản luận được nhân dân tiếp tục sử dụng dé xây dựng người anh hùng văn hóa và chong giặc ngoại xâm
trong sử ca dan gian tạo nên vẻ dep kỳ vĩ và lãng mạn...” (Cao Huy Dinh 1971: 46)
27
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan điểm khá đang dạng về than thoại. Đầu tiên, khi kế thừa thành tựu từ thé giới, trong quá trình chuyển ngữ, thuật ngữ “Myth” có thẻ dich thành “than thoại” hoặc “huyền thoại”. Từ đây, đặt ra vẫn đề mới cho các nhà nghiên cứu là khu biệt hai khái niệm này. Trong đó có thê kê đến là các công trình từ điển văn học (thuật ngữ văn học), các giáo trình Văn học dan gian, các công trình nghiên cứu chuyên sâu vẻ thần thoại của các tác giả, cụ thê như sau:
Nguyễn Bich Hà (2010) trong *Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam” khăng định: “Thần thoại là khái niệm gần với một khái niệm khác là huyền thoại. Tuy nhiên, giữa huyền thoại và thần thoại có những điểm khác nhau. Xét ở phương diện thời đại, than thoại ra đời từ sớm, ở budi bình minh của lịch sử nhân loại vả kết thúc sứ mệnh của nó khi nhận thức về thé giới của con người phát triển, tư tưởng thần linh it ngự trị và đời sông cộng đồng nguyên thủy tan rã... Còn huyền thoại chính là thần thoại buổi đầu, được tiếp tục phát trién lên vả tồn tại đến than thời hiện dai.” (2010: 23)
Nhà nghiên cứu Dao Ngọc Chương (2008) trong “Phé bình huyền thoại” cho rằng, khái niệm huyền nói được tính chất vi điệu của hiện tượng, bao quát hơn khái niệm
“thân” khi khái niệm này định hình trong một nhân dạng linh thiêng. Dù vậy, trong một chừng mực nhất định, khái niệm thần thoại nói rõ hơn tính chất tôn giáo, tín ngưỡng dân gian chứa đựng trong bản chất của nó.
Các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá trong công trình “Tir
điền văn học (bộ mới”) cho rằng “Huyền thoại là khái niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó, cái kỳ ảo che giấu những sự thật, được bảo lưu đưới nhiều dang thức của đời sống tinh than của nhiều nhóm cư dan trên thế giới và đi vào trong văn học nghệ thuật." (2005: 668 -669)
Tác giả Hoàng Tiến Tựu (1990: 6) Văn học dân gian Việt Nam tập 1, cho thần thoại là "thứ nghệ thuật vô ý thức”, “than thoại nào cũng chinh phục, chỉ phối và nhào
nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tugng.”. Qua
quan điểm này, tác gid đã khang định việc giải thích than thoại phải gắn liền nó với xã hội nguyên thủy, thế giới quan thần linh cùng nhu cầu lí giải, chỉnh phục tự nhiên của con người thời cô đại.
Nhìn chung, các tác giả kê trên đã có găng khu biệt khái niệm than thoại và huyền thoại, va lựa chọn khái niệm “than thoại” là một thuật ngữ định danh một thé loại văn học. Còn về phía “huyền thoại", có thé thấy đến tận ngày hôm nay, tư duy ấy vẫn không
28
mat đi mà phát trién nên nhiều khía cạnh như trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, nghệ thuật, với nghĩa phô biến là tính cách biệt và tính vượt thời gian.
Vẻ khía cạnh định nghĩa “thần thoại” là một thuật ngữ văn học, tại Việt Nam cũng xuất hiện đa dang các định nghĩa. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Tram, thì định nghĩa về thần thoại ở Việt Nam chủ yếu chịu sự chi phối của quan điểm duy lí ảnh hưởng tit Tylor, xem thần thoại là “hinh thức nhận thức thé giới đặc trưng của người thời cé” với sự nhắn mạnh chức năng “giải thích tự nhiên", hoặc tiếp thu quan điểm triết
học biện chứng về thần thoại của Marx, xem thần thoại là một hình thức nghệ thuật dân gian, là “ty nhiên và bản thân hình thai xã hội đã được trí tưởng tượng của dan gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức”
Vũ Ngọc Khánh trong “Kho tàng thần thoại Việt Nam” đã nhận định “Thần thoại
là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thẻ hiện ý thức muốn tìm hiểu
vũ trụ, li giải vũ trụ và chính phục vũ trụ của con người” (2006: 5)
Các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá trong công trình “Tir điển văn học (bộ mới”) lại nhận định: “Than thoại la tập hợp những truyện kê dân gian
về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cô về nguồn gốc của thé giới và của đời sông con người” (2005:
668 -669).
Tác giả Lê Chí Qué (2001) trong “Van học dan gian Việt Nam” định nghĩa: “Than thoại là tập hợp các truyện kẻ dân gian về các vị than, các nhân vật anh hung than linh, các nhân vật sáng tạo văn hóa thần linh."
Tác giả Vũ Anh Tuan (2016) trong “Giáo trình văn học dan gian” cho “Than thoại là một thê loại văn học dân gian, một thé sáng tạo nghệ thuật ngôn từ truyền miệng đầu tiên và không tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thủy đã phát triển từ đã man đến văn mình. Đó là một tap hợp những truyện kê dân gian về các vị than, phan ánh quan niệm về thé giới tự nhiên và đời sống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biéu hiện nhu cầu nhận thức và những khát vọng tự nhiên về một cuộc sông tốt đẹp va có tính
nhân bản.
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán — Tran Dinh Sử (2006) cho răng: “Than thoại còn gọi là huyền thoại, là thê loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện ké dan gian các dan tộc. Đó 1a toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng vẻ các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tinh chất thần kì, siêu