Nội dung của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 82 - 84)

III. Các hoạt động dạy học

2.Nội dung của thực nghiệm sư phạm

+ Sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng, sắp xếp trong dạy học. + Đánh giá sự phù hợp về nội dung và mức độ của bài tập.

+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng trong việc dạy học hóa học.

III.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm

+ Địa bàn thực nghiệm sư phạm: Để tiến hành thực nghiệm tốt những phần nội dung đã được biên soạn từ phần trước, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại các địa bàn các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Châu – Sơn La.

+ Đối tượng thực nghiệm sư phạm:

- Học sinh các lớp 11A1; 11A2; 11B1; 11B2; 11B3;11B4 trường THPT Tông Lệnh huyện Thuận Châu – Sơn La.

III.4. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 1. Chuẩn bị

+ Chọn giáo viên:

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. - Nhiệt tình và có trách nhiệm.

- Có thâm niên công tác.

+ Chọn học sinh: Chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đồng về các mặt sau:

- Cùng số lượng học sinh. - Chất lượng học tập bộ môn. - Cùng giáo viên dạy học.

Ở các lớp thực nghiệm sư phạm, chúng tôi chỉ sử dụng các câu hỏi và bài tập với sự hỗ trợ của ICT trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Kiểm tra đánh giá chất lượng nắm kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

* Phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống bài tập gồm các bước sau: - Ra bài kiểm tra với thời lượng 45 phút.

- Chấm bài kiểm tra.

- Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm 0 đến điểm 10 và phân loại theo 4 nhóm:

+ Nhóm giỏi: Có các điểm 9, 10. + Nhóm khá: Có các điểm 7,8.

+ Nhóm trung bình: Có các điểm 5,6. + Nhóm yếu kém: Có các điểm dưới 5.

- So sánh kết quả giữa các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng. - Kết luận.

- Lấy ý kiến các giáo viên bộ môn tại các trường THPT.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 82 - 84)