Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập các dòng đơn bội của các chủng nấm bào ngư ở tây nam bộ làm cơ sở cho chọn giống (Trang 26 - 29)

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.6. Các công trình nghiên cứu liên quan

Nấm bào ngư là một trong những nhóm nấm ăn quan trọng được nuôi trồng phổ biến, vì vậy từ lâu trên thế giới các nghiên cứu lai tạo và di truyền Pleurotus spp. đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả quan trọng.

Năm 2005, Lechner và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tính tương hợp của 32 dòng thuộc 4 loài Pleurotus. Kết quả các phép lai đã xác nhận sự tồn tại của 5 loài Pleurotus khác nhau tại Argentina bao gồm P. albidus, P. cystidiosus, P. djamor, P.

ostreatusP. pulmonarius. Năm 2008, Kaur và cộng sự đã tiến hành lai chéo các dòng monokaryon từ Pleurotus florida để thu nhận các dòng lai dikaryon cho năng suất, chất lượng nuôi trồng cao, đồng thời có các đặc điểm màu sắc và hình dạng tai nấm như mong muốn. Năm 2013, Kim và cộng sự tiến hành lai mono – mono crossing đối với Pleurotus eryngii để thu nhận các dòng thương mại có khả năng lưu trữ được trong thời gian dài lên đến trên 40 ngày mà vẫn giữ nguyên các tính chất về màu sắc và độ cứng thân nấm. Năm 2017, Deewakar và cộng sự đã lai các dòng đơn bội của nấm Pleurotus flabellatus đã lựa chọn 5 tổ hợp lai có năng suất cao.

Ngoài ra, việc xác định kiểu bắt cặp của các monokaryon trước khi tiến hành lai tạo là rất cần thiết, giúp giảm rất nhiều công sức và thời gian do có thể xác định nhanh chóng các cặp monokaryon có thể bắt cặp nhau. Bên cạnh các phương pháp tuyển chọn

11 truyền thống, các phương pháp sàng lọc bằng sinh học phân tử cũng đã được một số tác giả giới thiệu (Masuda và cs., 1995;; Lee và cs., 2019; Shnyreva, 2020).

Hiện tại việc sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để xác định nhân tố A và B đang được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 2004, James và cộng sự đã xác định cấu trúc và đa dạng di truyền của gen A và B của nấm P. djamor. Trên đối tượng bào ngư vua (P. eryngii) một số tác giả đã công bố việc phân tích các gen cũng như các marker phân tử liên quan đến gen A và gen B. Năm 2012, Ryu và cộng sự dùng kỹ thuật SCAR để xác định B3 locus. Kim và cộng sự năm 2014 đã dùng kỹ thuật SCAR để nhận diện B3 locus và các gen liên quan. Dai và cộng sự năm 2017 dùng kỹ thuật EST-SSR để xác định các dòng đơn bội khác nhau của nấm P. tuoliensis. Lee và cộng sự năm 2019 dùng kỹ thuật SCAR để nhận diện A4 locus của nấm P. eryngii. Tuy nhiên trên giống nấm bào ngư trắng và bào ngư xám chưa thấy công bố việc sử dụng marker phân tử để xác định dạng bắt cặp.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nấm bào ngư Pleurotus phần lớn là các nghiên cứu về kỹ thuật nuôi trồng, phân loại và khảo sát giá trị dinh dưỡng, cũng như tác dụng dược học của một số loài trong chi nấm này. Các nghiên cứu về kỹ thuật nuôi trồng nấm Pleurotus thường tập trung vào phương pháp sản xuất meo giống (khảo sát các loại cơ chất nhân giống, nhiệt độ ủ tơ), phương pháp nuôi trồng (khảo sát các loại cơ chất trồng, sự ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng, vitamin, kim loại lên sự phát triển hệ sợi nấm

…) (Lê Bá Dũng 1999, Lê Vĩnh Thúc và cộng sự 2015, Ngụy Thị Mai Thảo và cộng sự 2014).

Các nghiên cứu về phân loại định danh của nấm bào ngư đa số dựa trên phân tích đặc điểm hình thái. Một số loài Pleurotus bản địa được phát hiện và định danh bởi các nhà phân loại học Việt Nam. Ví dụ loài Pleurotus cystidiosus var. blaoensis được phát hiện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng hay các loài Pleurotus sajor-caju, P. florida, P. pulmonarius ở Cát Tiên, Đồng Nai … (Lê Xuân Thám 2010); các loài P. ostreatus, P. pulmonarius

… được mô tả về hình thái (Trịnh Tam Kiệt 1981).

Trong những năm gần đây, các phân tích về dữ liệu di truyền trong phân loại của nấm bào ngư bắt đầu được quan tâm. Ngô Thị Phương Dung và cộng sự (2011) đã định danh một số chủng nấm bào ngư Nhật và bào ngư trắng thu nhận ở Bến Tre, Vĩnh Long dựa trên vùng trình tự ITS. Liễu Như Ý và Trần Nhân Dũng (2012) cũng phân tích vùng

12 trình tự ITS để định danh một số chủng nấm bào ngư Nhật và bào ngư trắng thu nhận ở Cần Thơ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về lai tạo hay di truyền của nấm Pleurotus ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và đa dạng di truyền của một số chủng nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) đã được thực hiện (Nguyễn Thị Bích Thùy và cộng sự 2013). Một số chủng nấm sò lai và nhập nội được đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử RAPD và mô tả đặc điểm hình thái học (Ngô Xuân Nghiễn và cộng sự 2014).

Ngoài ra, các dòng đơn bội của một số chủng nấm Bào ngư thương mại phổ biến ở khu vực phía Bắc đã được phân lập và lai tạo (Ngô Xuân Nghiễn và cộng sự 2013).

Hiện nay ở khu vực phía Nam chưa ghi nhận được nhiều các nghiên cứu về đặc điểm di truyền hay xây dựng thư viện dòng đơn bội của các chủng nấm Bào ngư. Công bố liên quan gần đây là của Trần Thị Ngọc Mỹ và cộng sự (2017) về bước đầu đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử AFLP và thu nhận các dòng đơn bội của 3 chủng nấm bào ngư ở khu vực TP.HCM và lân cận.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập các dòng đơn bội của các chủng nấm bào ngư ở tây nam bộ làm cơ sở cho chọn giống (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)