Kết quả khảo sát một số đặc điểm sinh học của các chủng nấm bào ngư thu thập được

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập các dòng đơn bội của các chủng nấm bào ngư ở tây nam bộ làm cơ sở cho chọn giống (Trang 74 - 81)

Chương 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.4. Kết quả khảo sát một số đặc điểm sinh học của các chủng nấm bào ngư thu thập được

4.2.4.1. Tốc độ lan tơ của các chủng nấm trên môi trường nhân giống cấp 1

Sau 9 ngày nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng PDA, diện tích lan tơ và tốc độ lan tơ của hệ sợi được ghi nhận ở bảng 4.5 và hình 4.25. Tất cả 19 chủng nấm đều phát triển trên môi trường PDA nhưng tốc độ lan tơ có sự khác biệt.

Bảng 4.5. Tốc độ lan tơ trên PDA (mm2/ngày)

Chủng Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 GTG1 180,70abcdef

± 23,48

327,96def

± 37,27

491,16de ± 47,37

452,51defg

± 79,97

687,68cdefg

± 172,65

1086,24bcde ± 309,46 GBT1 127,29def ±

25,99

281,9def ± 58,51

466,16de

± 76,91

373,63efg ± 110,31

749,75cdef ± 73,36

1152,62bc ± 163,83 GBT2 153,29cdef ±

30,56

292def ± 49,88

410,77def

± 85,87

417,55efg ± 31,78

411,32fgh ± 75,4

834,18bcdefgh

± 65,29 GVL1 173,84abcdef

± 28,74

440,82bcde

± 97,35

858,25b ± 46,18

1047,21ab

± 155,08

1307,23ab ± 135,51

1659,12a ± 338,94 GVL2 232,56abcd ±

4,68

468,82abcd

± 96,30

1336,20a

± 37,17

1169,17a ± 31,83

1418,99a ± 160,69

759,56bcdefgh

± 11,88 GVL3 143,18cdef ±

23,95

347,53cdef

± 33,92

495,00de

± 11,09

610,78cde

± 70,94

862,02cd ± 102

1116,40bcd ± 185,59 GCT1 234,22abcd ±

40,43

666,29a ± 39,10

314,28efg

± 74,28

751,95bcd

± 52,64

464,91efgh ± 76,14

890,00bcdefg

± 125,43 GDT1 271,59ab ±

12,73

605,14ab ± 30,05

421,31de

± 69,65

781,49bc ± 103,79

596,87defgh

± 95,56

960,45bcdef ± 222,22 GLA1 237,30abcd ±

22,94

532,46abc

± 70,90

452,67de

± 32,42

570,80cdef

± 63,21

697,96cdefg

± 207,35

544,71fgh ± 41,86 GLA2 81,16f ±

3,70

248,73ef ± 26,29

182,65g ± 24,35

544,00cdef

± 34,76

347,06gh ± 36,58

680,23cdefgh

± 58,92 GLA3 203,24abcde±

45,95

326,60def

± 89,95

375,57defg

± 105,9

363,95efg ± 105,48

301,82h ± 57,74

412,06gh ± 87,65 WSG1 250,79abc ±

76,52

536,44abc

± 82,43

724,30bc

± 37,96

636,91cde

± 163,97

984,57bc ± 113,32

1206,60ab ± 74,04 WBT1 212,13abcde ±

48,56

231,44f ± 67,48

359,40defg

± 96,60

271,42gf ± 142,22

396,70fgh ± 181,69

373,50h ± 169,42 WVL1 149,35cdef ±

82,92

393,74def

± 59,21

487,43de

± 102,98

424,91efg ± 91,59

688,15cdefg

± 120,9

655,48defgh ± 171,02 WCT1 282,42a ±

5,31

396,31cdef

± 44,12

483,42de

± 67,62

515,12cdefg

± 72,4

621,63cdefgh

± 150,65

510,28fgh ± 128,21 WDT1 158,91bcdef ±

41,14

310,21def

± 107,44

211,87fg ± 22,20

367,48efg ± 40,91

510,26defgh

± 91,31

392,49h ± 55,95 YVL1 140,83cdef ±

14,15

239,46f ± 39,73

334,65defg

± 19,85

228,22g ± 75,22

429,47efgh ± 51,35

606,85efgh ± 60,15 PVL1 96,04ef ±

9,76

303,18def

± 33,80

531,28cd ± 106,97

587,51cde ± 193,25

785,97cdf ± 86,84

820,29bcdefgh

± 194,87 DgSG1 101,75ef ±

51,78

285,53def

± 62,98

429,93de

± 56,05

503,65defg

± 37,47

552,44defgh

± 76,10

578,50fgh ± 97,91 (các giá trị có cùng kí tự thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy 95%)

59 Hình 4.25: Đồ thị biểu hiện diện tích khuẩn lạc của 19 chủng nấm bào ngư trên PDA Xét riêng từng giống nấm:

- Các chủng nấm bào ngư xám:

Tốc độ lan tơ trên PDA theo thứ tự từ cao đến thấp là GVL1, GVL2, GDT1, GVL3, GCT1, GTG1, GBT1, GLA1, GBT2, GLA3 và GLA2 với diện tích lan tơ đo được ngày thứ 9 từ 5663 mm2 đến 2125 mm2. Khi so sánh với nghiên cứu của Nabeela và Farhat (2018) thì đường kính vòng lan tơ trên PDA của loài P. pulmonarius ở ngày thứ 8 là 4,01 cm (tương đương 1262,29 mm2). Như vậy, các chủng nấm này lan tơ tốt trên PDA.

- Các chủng nấm bào ngư trắng:

Tốc độ lan tơ trên PDA của mẫu WSG1 ngày thứ 9 là 4455 mm2, kế tiếp là WCT1 (3037 mm2), WVL1 (2896 mm2), WDT1 (2136 mm2) và WBT1 (1982mm2). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Hà Thị Hoa và Chun – Li Wang (2015) là 6361,70 mm2 (tơ nấm lan đầy petri đường kính 9 cm sau 8 ngày cấy). Nghiên cứu của Thanh và cộng sự (2020) thì trên PDA, P. ostreatus đã lan được 3245,57 mm2 ở ngày thứ 7.

Như vậy, các chủng nấm của đề tài này có tốc độ lan tơ trên PDA thấp hơn so với các nghiên cứu khác.

- Chủng nấm bào ngư vàng:

Tốc độ lan tơ trên PDA của YVL1 nằm trong nhóm thấp nhất so với 19 chủng. Ở ngày thứ 9 hệ sợi lan được 2042 mm2 trong khi nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thạnh và cộng sự (2019) là 452,2 mm2 sau 8 ngày nuôi cấy. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng

32903220 2578

55615663

365035753893 3112

21252169 4455

1982 28963037

21362042 3180

2530

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

mm2 Diện tích khuẩn lạc sau 9 ngày nuôi cấy trên PDA

60 môi trường PDA có bổ sung nước dừa hay các muối như KH2PO4 (3g/l), MgSO4 (1,5g/l) làm gia tăng tốc độ lan tơ rõ rệt. Hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hằng và cộng sự (2015) cũng khảo sát tốc độ lan tơ của P. citrinopileatus trên 5 loại môi trường khác nhau thì môi trường PDA bổ sung pepton (2g/l), cao nấm men (2g/l) cho kết quả cao nhất, môi trường PDA xếp thứ 3.

Như vậy, đối với P. citrinopileatus cần bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng cho môi trường PDA thì mới tối ưu cho nhân giống cấp 1.

- Chủng nấm bào ngư hồng:

Diện tích tơ nấm lan được ở ngày thứ 9 của PVL1 là 3180 mm2. So với 19 chủng, tốc độ lan tơ của PVL1 ở nhóm trung bình. Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu của Satpal và Gopal (2018) thì ngày thứ 8 loài P. djamor có đường kính lan tơ là 65,67 mm (tương đương diện tích 3385,35 mm2), nghiên cứu này còn chỉ ra một số môi trường thay thế khác có khả năng đẩy nhanh tốc độ lan tơ của P. djamor như môi trường cao yến mạch, cao lúa mạch….

Như vậy môi trường PDA cũng tương đối phù hợp cho giống nấm bào ngư hồng, tuy nhiên vẫn có thể nâng cao sự phát triển của hệ sợi bằng môi trường thích hợp khác.

- Chủng nấm bào ngư yến:

Diện tích tơ nấm lan được ở ngày thứ 9 của DgSG1 là 2530 mm2. Chủng này có tốc độ lan tơ thuộc nhóm thấp trong 19 chủng nấm.

4.2.4.1. Tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học của các chủng nấm trên mạt cưa cao su

Dựa vào kết quả khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường PDA, chúng tôi tiến hành nuôi trồng 6 chủng nấm bào ngư bào ngư xám GVL1, GVL2, GVL3, GTG1, GBT1, GBT2; 2 chủng nấm bào ngư trắng WSG1, WVL1; 1 chủng nấm bào ngư vàng YVL1;

1 chủng nấm bào ngư hồng PVL1 và 1 chủng nấm tiểu yến DgSG1.

Riêng các chủng GCT1, GDT1 và WCT1 mặc dù có tốc độ lan tơ trên PDA khá tốt, nhưng do các mẫu được thu vào giai đoạn cuối của đề tài (do tiến độ đi thực địa bị gián đoạn trong thời gian cách ly xã hội bởi dịch COVID-19) nên chúng tôi chưa khảo sát được đặc điểm nuôi trồng của các chủng này.

Tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học của 11 chủng nấm được thể hiện ở Bảng 4.6, Bảng 4.7, Hình 4.26 và Hình 4.27.

61 Bảng 4.6. Tốc độ dòng hóa cơ chất của 11 chủng nấm

Chủng Tốc độ dòng hóa cơ chất (mm/ngày)

GTG1 9,87d ± 1,24

GBT1 7,47f ± 2,31

GBT2 9,69d ± 0,71

GVL1 7,81f ± 1,05

GVL2 9,43d ± 1,26

GVL3 8,81e ± 1,05

WSG1 11,03bc ± 0,78

WVL1 10,60c ± 0,89

YVL1 11,29b ± 1,00

PVL1 12,47a ± 1,20

DgSG1 6,57g ± 0,76

(Các giá trị có cùng kí tự thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy 95%)

Hình 4.26: Đồ thị biểu hiện tốc độ dòng hóa cơ chất của các chủng nấm

Tất cả các chủng nấm có thời gian thu hoạch từ 1,5 - 2 tháng, riêng chỉ có chủng DgSG1 là chỉ thu được 1 đợt duy nhất (đây là giai đoạn rơi vào tháng 1, khí hậu mát mẻ, nhưng chỉ kéo dài được khoảng 1 tháng).

Khi so sánh chỉ tiêu tốc độ dòng hóa cơ chất giữa các giống nấm, chủng nấm bào ngư hồng có tốc độ dòng hóa cơ chất cao nhất (trung bình 12,47 mm/ngày), tiếp đến là chủng nấm bào ngư vàng và các chủng nấm bào ngư trắng, hai nhóm này tương đương nhau (>10 mm/ngày). Các chủng nấm bào ngư xám và chủng nấm bào ngư tiểu yến DgSG1 có tốc độ dòng hóa cơ chất thấp nhất (<10 mm/ngày).

9.87

7.47 9.69

7.81 9.43 8.81 11.03 10.60 11.29 12.47 6.57 0.00

2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00

GTG1 GBT1 GBT2 GVL1 GVL2 GVL3 WSG1 WVL1 YVL1 PVL1 DgSG1 mm/ngày Tốc độ dòng hóa cơ chất

62 Khi so sánh chỉ tiêu hiệu suất sinh học giữa các giống nấm, các chủng nấm bào ngư trắng có hiệu suất sinh học cao nhất với mẫu WSG1 37,6%, WVL1 34,8%. Giống nấm bào ngư xám cũng có chủng GVL1 đứng thứ 2 với hiệu suất gần 36%. Chủng nấm bào ngư vàng YVL1 cũng có hiệu suất cao gần bằng giống nấm bào ngư trắng và xám với 33,1%. Chủng nấm bào ngư PVL1 và chủng nấm bào ngư tiểu yến DgSG1 là 2 mẫu có hiệu suất sinh học thấp nhất lần lượt là 22,6% và 12,9%.

Bảng 4.7. Hiệu suất sinh học của các chủng nấm Chủng Hiệu suất sinh học (%)

GTG1 31,60d ± 3,46

GBT1 20,86e ± 6,20

GBT2 22,67e ± 4,58

GVL1 35,96ab ± 3,88

GVL2 24,69e ± 3,81

GVL3 31,72d ± 3,64

WSG1 37,58a ± 5,00

WVL1 34,84ab ± 3,90

YVL1 33,09cd ± 4,59

PVL1 22,55e ± 2,25

DgSG1 12,93f ± 3,93

(Các giá trị có cùng kí tự thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy 95%)

Hình 4.27: Đồ thị biểu hiện hiệu suất sinh học của các chủng nấm Xét riêng từng giống nấm:

- Các chủng nấm bào ngư trắng và tiểu yến:

Chủng WSG1 có tốc độ dòng hóa cơ chất trung bình là 11,03 mm/ngày và WVL1 là 10,6 mm/ngày trong khi Miah và cộng sự (2017) nghiên cứu tốc độ dòng hóa trên

31.60

20.86 22.67 35.96

24.69

31.72 37.58 34.84 33.09 22.55

12.93 0.00

5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

GTG1 GBT1 GBT2 GVL1 GVL2 GVL3 WSG1 WVL1 YVL1 PVL1 DgSG1

% Hiệu suất sinh học

63 mạt cưa từ 6 loài cây khác nhau cho kết quả từ 6,3 – 7,6 mm/ngày. Trong 11 chủng khảo sát thì tốc độ dòng hóa cơ chất của WSG1 đứng thứ 3 và WVL1 đứng thứ 4. Tuy nhiên cũng trong nghiên cứu của Miah, hiệu suất của P. ostreatus trên 6 loại mạt cưa khác nhau dao động từ 78,3 – 84,08%. Nhóm của Shah (2004) thì ghi nhận hiệu suất của P. ostreatus trên giá thể mạt cưa là 64,69%, trong khi của WSG1 là 37,58% và WVL1 là 38,84%.

Như vậy, WSG1 và WVL1 tuy có tốc độ dòng hóa cơ chất cao nhưng hiệu suất sinh học vẫn thấp so với một số nghiên cứu. Sự thấp này có thể là do P. ostreatus là giống chịu lạnh nên chưa thực sự thích nghi tốt với nhiệt độ cao ở khu vực phía Nam hoặc có thể là dấu hiệu của sự thoái hóa sau một thời gian dài nuôi trồng của nấm bào ngư.

Riêng chủng DgSG1 cũng thuộc loài P. ostreatus nhưng lại mang đặc điểm hình thái hơi khác biệt so với 2 chủng còn lại và là giống ưa lạnh. Vì vậy, chủng DgSG1 cho kết quả luôn thấp hơn so với 10 chủng cùng khảo sát ở cả 3 chỉ tiêu là tốc độ lan tơ trên PDA, tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học. Chủng này chỉ thu hoạch được 1 đợt, và một số rất ít bịch phôi là 2 đợt do điều kiện nhà trồng có nhiệt độ từ 27oC. Tuy nhiên, thí nghiệm cũng đã giúp khẳng định lại một lần nữa khả năng ra quả thể của loài này khi nuôi trồng ở điều kiện mô hình nuôi trồng truyền thống ở khu vực phía Nam.

Chủng này có thể nuôi trồng tự nhiên ở một số khu vực có sẵn điều kiện khí hậu mát mẻ, hoặc cần được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm bằng máy móc để đảm bảo năng suất.

- Các chủng nấm bào ngư xám:

So sánh với 10 chủng nấm cùng khảo sát là các chủng nấm bào ngư trắng (10,06 – 11,3 mm/ngày), vàng (11,29 mm/ngày), hồng (12,47 mm/ngày), thì các chủng nấm bào ngư xám (7,47 – 9,87 mm/ngày) lại có tốc độ dòng hóa thấp hơn cả.

Hiệu suất sinh học của 6 chủng nấm bào ngư xám xếp theo tứ tự giảm dần là GVL1, GTG1, GVL3, GVL2, GBT2, GBT1. Trong đó, GVL1 là cao nhất với 35,96%

và thấp nhất là hai chủng GBT1 và GBT2 với 20,86% và 22,67%. Trong khi nghiên cứu của Adebayo (2014) là 54%.

Như vậy, các chủng nấm xám tuy có tốc độ lan tơ trên PDA cao nhưng tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học thấp.

- Chủng nấm bào ngư vàng:

64 Chủng YVL1 có tốc độ dòng hóa cao thứ hai 11,29 mm/ngày, chỉ sau PVL1 12,47 mm/ngày. Trong các chủng cùng khảo sát thì hiệu suất của YVL1 cũng tương đối cao 33,09%. Tuy nhiên, ghi nhận của Stamets (2000) thì hiệu suất của loài này là 25 – 75%, còn Ghada (2014) lên đến 51,58 – 56,02% đối với giá thể mạt cưa hoặc mạt cưa có bổ sung các thành phần dinh dưỡng khác. Như vậy, hiệu suất của YVL1 so với các nghiên cứu này lại thấp. Mặc dù các nghiên cứu trong nước cũng có hiệu suất gần bằng YVL1 như nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hằng (2015) sau 2 tháng thu hoạch đạt 28,9%, Nguyễn Hoàng Thạnh (2019) là 38,6 – 44,1%.

Khi so sánh với các chủng nấm cùng khảo sát, chủng YVL1 có tốc độ lan tơ trên PDA gần như thấp nhất (chỉ cao hơn DgSG1), tuy nhiên lại có tốc độ dòng hóa cơ chất cao thứ 2 (11,29 mm/ngày) chỉ sau PVL1 (12,47 mm/ngày) và hiệu suất sinh học tương đối cao, thấp hơn 7,49 % so với chủng có hiệu suất cao nhất là WVL1 (37,58%) .

Như vậy, YVL1 là giống có tốc độ lan tơ trên PDA chậm nhưng tốc độ dòng hóa cơ chất cao, hiệu suất chuyển hóa sinh học tương đối cao.

- Chủng nấm bào ngư hồng:

Tốc độ dòng hóa cơ chất của chủng PVL1 là 12,47 mm/ngày, cao nhất so với 10 mẫu cùng khảo sát. Kết quả này giống với nghiên cứu của Owaid và cộng sự (2015).

Nhóm này cũng khảo sát tốc độ dòng hóa cơ chất của 4 chủng nấm bào ngư là P.

pulmonarius, P. ostreatus, P. citrinopileatusP. salmoneostramineus (đồng danh của P. djamor). Kết quả là nấm bào ngư hồng có tốc độ dòng hóa lớn nhất, nhưng điểm khác biệt là giá trị này chỉ đạt 1,29 mm/ngày, thấp hơn rất nhiều so với giá trị 12,47 mm/ngày của đề tài nghiên cứu.

Hiệu suất sinh học của PVL1 (P. djamor) là 22,55% so với 10 chủng cùng khảo sát thì ở mức thấp, chỉ hơn DgSG1 (12,93%) và GBT1 (20,86%). Theo ghi nhận của Silva và cộng sự (2018) thì khi trồng trên giá thể 100% mạt cưa hiệu suất chuyển hóa của P. djamor chỉ đạt 12,68%. Một số nghiên cứu khác cho thấy nuôi trồng P. djamor với các thành phần giá thể khác như rơm rạ, mụn dừa, cám gạo với tỉ lệ lần lượt là 7:3:1 cho giá trị BE là 31,1%, bã mía bổ sung 10% bột cám lúa mì cho giá trị BE 50,59%.

Như vậy, chủng PVL1 tốc độ dòng hóa cao nhưng hiệu suất sinh học tương đối thấp trên cơ chất mạt cưa, cần tìm kiếm nguồn cơ chất phù hợp hơn cho nuôi trồng loài nấm này.

65 - Dữ liệu của đề tài chưa cho thấy mối tương quan giữa tốc độ lan tơ trên PDA, tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học. So sánh giữa 11 chủng, các chủng nấm bào ngư xám (thuộc loài P. pulmonarius gồm GTG1, GBT1, GBT2, GVL1, GVL2, GVL3) có tốc độ lan tơ trên PDA cao nhưng tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học thấp, trừ chủng GVL1. Chủng YVL1 (đại diện cho nấm bào ngư vàng P. citrinopileatus) có tốc độ lan tơ trên PDA thấp nhưng tốc độ dòng hóa cơ chất và hiệu suất sinh học cao. Các chủng nấm bào ngư trắng (thuộc loài P. ostreatus gồm WSG1 và WVL1) và PVL1 (đại diện cho nấm bào ngư hồng P. djamor) có tốc độ dòng hóa cơ chất cao, nhưng tốc độ lan tơ trên PDA và hiệu suất sinh học cao.

- Kết quả khảo sát cho thấy chủng GVL1 và 2 chủng WSG1, WVL1 có đặc điểm nuôi trồng tốt nhất trong các chủng thuộc giống bào ngư xám và trắng. Chủng nấm bào ngư vàng YVL1 có đặc điểm nuôi trồng phù hợp với điều kiện nuôi trồng truyền thống ở khu vực phía Nam hơn chủng nấm bào ngư hồng PVL1 và chủng nấm bào ngư tiểu yến DgSG1. Nghiên cứu của Zervakis (2001) cho thấy tơ nấm P. pulmonarius, P. ostreatus có thể phát triển ở 30oC, nhưng hiệu suất sinh học của các chủng trong đề tài này dưới 50%. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự thoái hóa ở các chủng nấm sau quá trình nuôi trồng lâu dài. Cần tiến hành chọn lọc giống và lai tạo giống để có được những giống nấm mang phẩm chất tốt và năng suất cao ổn định trong nuôi trồng ở khu vực phía Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập các dòng đơn bội của các chủng nấm bào ngư ở tây nam bộ làm cơ sở cho chọn giống (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)