Bài 3: BẢO VỆ HOÀ BÌNH
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm hòa bình, biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống
b, Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua quan sát tranh, tìm hiểu thông tin
c, Sản phẩm: Thái độ tích cực thực hành hợp tác trong khi tham gia trò chơi để trả lời được khái niệm hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
d, Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung.
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là hòa bình? Bảo vệ hòa bình?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS tóm tắt các thông tin, quan sát tranh và tìm hiểu.
? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh?
? Em thu được thông tin gì từ đoạn clip trên?
? Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho con người?
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra :1914- 1918, làm 10 triệu người chết .còn chiến tranh lần thứ hai :1939-1945 làm 60 triệu người chết (tăng 5 lần)
- Sự tàn khốc của chiến tranh - Giá trị của hoà bình
- Sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà binh
Hs:
+2 triệu trẻ em chết .
+Hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích ,tàn phế .
+20 triệu trẻ em sống bơ vơ.
+300.000 trẻ em buộc phải đi lính cầm súng giết người.
- Thiệt hại về đời sống vật chất và tinh thần.
- Môi trường bị huỷ hoại, gây ô nhiễm.
? Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh nào sau đại chiến thế giới lần thứ 2?
? Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam ?
? Em có nhận xét gì về tình hình đất nước ta hiện nay?
? Vậy em hiểu thế nào là hoà bình?
? Em hiểu ntn về chiến tranh ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.:
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau.
Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác.
? Em hiểu thế nào là xung đột vũ trang?
Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức. Theo thuật ngữ chính trị, "xung đột" có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực lượng theo nghĩa xung đột vũ trang.
? Nhờ có hòa bình mà cuộc sống của nhân dân ra sao ?
HS: Cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước bình yên tự do.
? Để bảo vệ hòa bình nhân dân tiến bộ toàn thế giới đã tiến hành những hoạt động như thế nào?
- Tiến hành nhiều hoạt động mít tinh,biểu tình phản đối chiến tranh .
- Ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
- Pháp xâm lược :1946-1954 - Mĩ xâm lược : 1955-1975.
- Gây thảm họa tàn khốc cho Việt Nam
1. Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
* Hoà bình là:
- Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.
- Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại.
? Từ những hoạt động đó em thấy mối quan hệ giữa con người với con người giữa các quốc gia như thế nào?
Gv: Đất nước có hòa bình, xã hội mới có thể phát triển nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục , y tế.
Chính vì vậy mỗi chúng ta phải có các hành động thiết thực để bảo vệ hòa bình.
?Em có nhận xét gì về tình hình đất nước ta hiện nay?
HS: Sống trong thời bình từ sau 1975.
Tại biển Đông hiện nay đang tồn tại những loại tranh chấp gì?
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số nước đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và, do việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 của các nước ven biển nằm bên bờ Biển Đông khác nhau, nên đã hình thành các khu vực biển và thềm lục địa chồng lấn cần được tiến hành phân định giữa các bên liên quan.
Từ thực tế đó, hiện tại trong Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu:
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông.
GV: Liên hệ hoạt động của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển đông
? Mục đích của các hoạt động đó là gì?
? Vậy bảo vệ hòa bình là gì ?
Gv bổ sung: Ngày 21 tháng 9 là ngày hoà bình thế giới. Ngày thế giới chống chiến tranh là ngày :1/8 Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vì sao phải bảo vệ hòa bình.
* Bảo vệ hòa bình:
Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ , giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên. Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các đan tộc, tôn giáo, quốc gia. Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
?Nêu sự đối lập giữa hoà bình với chiến tranh?
? Em hiểu thế nào là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa?
? Qua so sánh, phân tích em hãy cho biết vì sao phải bảo vệ hòa bình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: Nhận xét, chốt.
- Hòa bình là niềm ước ao, là hạnh phúc của nhân loại, là khát vọng của con người. Hòa bình là sự bình yên chung sống trong một phạm vi. một lãnh thổ, một quốc gia hay một cộng đồng lớn hơn, dù hòa bình vẫn có đấu tranh, (đấu tranh khác với chiến tranh) đấu tranh để sinh tồn, phát triển nâng cao đời sống cộng đồng . .
- Chiến tranh là sự đấu tranh kịch liệt giữa hai hoặc nhiều phía với nhau để tranh giành quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây đổ máu, chết chóc, đói khổ v .v . . .chiến tranh lớn có thể gây sự tàn khốc cho cả nhân loại, là thảm họa của loài người.
(Chiến tranh được chia làm 2 loại, chiến tranh lạnh và chiến tranh vũ trang-Chiến tranh lạnh là làm cho sự căng thẳng giữa các bên, chiến tranh lạnh cũng có thể trở thành chiến tranh vũ trang, nếu các bên không kềm hãm được)
- Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội”.
- Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh nhằm mục đích thâu tóm thuộc địa. Ví dụ Đức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ II với âm mưu bá quyền, thống trị nô dịch các dân tộc khác trên thế
no, hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật trẻ em thất học, gia đình li tán.
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
giới.
Nhiệm vụ 3. HD tìm hiểu biểu hiện của lòng yêu hòa bình.
Tích hợp Thực hành kĩ năng sống: Kĩ năng tôn trọng và khích lệ đồng đội ( Bài 10)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv: Tổ chức hs thảo luận tình huống trong sách kĩ năng sống lớp 9 trang 50,51 ( Thời gian 5 phút) Tình huống: ( Sách KNS trang 50)
Trong một tiết học , cô giáo chia cả lớp thành nhiều nhóm. Em bầu là nhóm trưởng nhóm
“chiến binh dung cảm”. Nhóm gồm có 10 thành viên và mỗi người là có một tính cách khác nhau nên khi thảo luận không bạn nào đồng ý với bạn nào cả. Người này không chấp nhận sự khác biệt của người khác.
? Em phải làm gì để dung hòa giữa các thành viên và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình?
? Là đội trưởng, em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề trên?
? Qua thảo luận tình huống em rút ra được bài học gì cho bản thân trong quan hệ với bạn bè?
? Lòng yêu hoà bình có những biểu hiện như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Lắng nghe
- Thừa nhận những điểm tích cực ở các bạn.
- Thương lượng khuyên và giải thích cho các bạn để giải quyết mâu thuẫn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Hs:
Gv: Qua tình huống ta có thể thấy mỗi chúng ta cần phải biết lắng nghe, sống hòa đồng với mọi người… Và đó chính là biểu hiện của lòng yêu hòa bình
Hs:
Gv: chốt, chuyển ý.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu các hoạt
3. Biểu hiện của lòng yêu hoà bình:
- Biết lắng nghe
- Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Biết thừa nhận những điểm khác với mình.
- Biết dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẩn.
- Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác
- Biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.
- Biết học hỏi những tinh hoa, điểm mạnh của người khác.
4. Các hoạt động bảo vệ hòa bình.
động bảo vệ hòa bình.
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới âm ỉ ngòi nổ chiến tranh đòi hỏi mỗi chúng ta phải có hành động thiết thực để bảo vệ hòa bình.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv: ?Em hãy kể tên các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Trả lời câu hỏi của giáo viên
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs:
- Ở Việt Nam: Hát hướng về Trường Sa, Hoàng Sa; Sưu tầm tài liệu khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
-Hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. ( Mĩ, Hàn Quốc… kêu gọi Triều Tiên không sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung đông.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, chốt và hỏi mở rộng thêm.
Bạn có biết thông tin về chương trình "Góp đá xây Trường Sa" do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phát động?
Mục đích, ý nghĩa của chương trình?
Chương trình "Góp đá xây Trường Sa" là chương trình được xuất phát từ kết quả của việc bạn sinh viên Nguyễn Phan Hà Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM khi được Trung ương Đoàn lựa chọn tham gia hành trình"Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" năm 2011 đã mang theo một nắm đất liền ra đảo để góp phần làm cho đảo bớt nhỏ trước biển. Câu chuyện nhiều cảm xúc và đầy ý nghĩa này là một gợi ý cho Báo Tuổi trẻ, sau khi được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn - Báo Tuổi trẻ đã phát động chương trình "Góp đá xây Trường Sa". Chương trình không chỉ tác động trong phạm vi của Đoàn TN mà lan tỏa ra xã hội.
- Hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
- Hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung đông.
Đến nay, chương trình đã nhận được sự đóng góp của hàng chục vạn tập thể, cá nhân, mà trong số họ, có những người đi bán ve chai, những em học sinh nhỏ nhịn ăn sáng, có thanh niên công nhân để dành phần tiền tăng ca, hoặc cụ già trước khi "quy tiên" đã dặn con cháu sử dụng tiền phúng điếu
"làm việc nước"... Tính đến tháng 3/2013, chương trình "Góp đá xây Trường Sa" đã nhận được hơn 50 tỉ đồng đóng góp, cho thấy tình cảm, trách nhiệm, sự tự nguyện của thanh niên, nhân dân trước các vấn đề biển đảo... là vô cùng to lớn.
? Các hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào?
Hs: Đem lại nền hòa bình cho mỗi quốc gia, dân tộc.
GV :
- Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến,bảo vệ hoà bình. Lòng yêu hoà bình thể hiện mọi nơi, mọi lúc giữa con người với con người.
-Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới.