1. Kiến thức: Qua giờ học giúp HS củng cố kiến thức các bài:
Chí công vô tư, Tự chủ, Dân chủ và kỉ luật, Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển, Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Năng lực
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức bản thân: Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập; Biết xử lí tình huống khoa học, nhạy bén; Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Có ý thức rèn luyện đạo đức theo 1 số chủ đề đã học.
Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng phụ, máy chiếu, phiếu học tập - SGK, SGV GDCD 9.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học
- Tạo tâm thế cho HS tiếp nhận bài mới
b. Nội dung: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS d. Tiến trình hoạt động:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hãy nêu tên các bài đã học từ đầu năm học đến nay.
Chúng ta cùng ôn lại các bài học trên chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học - Thục hành trả họclời câu hỏi
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi và làm bài tập tình huống c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời và vở bài tập của HS d. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức học I/ Ôn tập lí thuyết
sinh thảo luận ôn tập 1 số câu hỏi sau
Câu 1: Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện, ý nghĩa của chí công vô tư.
Câu 2:
Giải thích câu ca dao sau “Trống chùa ai vỗ thì thùng/
của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng.”
- Câu ca dao trên phê phán điều gì? Khuyên chúng ta sống theo phẩm chất đạo đức nào?
- Em đã làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức ấy?
Câu 3: Thế nào là tự chủ ? Biểu hiện của tính tự chủ ? Có ý kiến cho rằng “ Tự chủ
là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Bài 1:
Chí công vô tư Chí công vô tư:
- Phẩm chất đạo đức của con người
- Thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
Biểu hiện chí công vô tư
- Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
- Đối với cá nhân: Sống thanh thản, được mọi người vị nể và kính phục.
- Đối với tập thể và xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
Câu 2- Câu ca dao trên phê phán những ai có tính tham lam, tư hữu, vụ lợi. Thấy tài sản của chung tập thể thì muốn biến nó thành của riêng mình bằng mọi cách
- Câu ca dao trên khuyên chúng ta phải sống chí công vô tư
- Cách rèn luyện
+ Phải điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yeu cầu của nếp sống văn hóa. Luôn bình tĩnh, ôn hòa + Phải hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu.
+ Phải suy nghĩ trước và sau hành động, xem xét việc làm đó đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa.
Câu 3:
- Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân.
Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống , luôn có thái độ bình tĩnh , tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Biểu hiện của tự chủ :
+ Không nóng nảy vội vàng, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, khi gặp khó khăn không hoang mang sợ hãi, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống.
+ Trong cách cư xử với mọi người tỏ ra ôn tồn , lịch sự, hòa nhã.
Câu 4:
Em hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật? Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Hs:
Câu 5:
Vì sao nói : Tự chủ là một bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống?
Hs:
Câu 6
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điển hình của xu thế đó.
Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nhận định trên.
+ Biết điều chỉnh hành vi , thái độ của bản thân khi sai.
+ Biết tự ra quyết định cho mình, không bị lôi kéo trước những cám dỗ, áp lực.
- Lý giải quan điểm : Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình vì thế cần lắng nghe ý kiến của người khác để tiếp thu một cách có chọn lọc để kịp thời điều chỉnh chứ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ...
Câu 4:
- Dân chủ: là mọi người được làm chủ công việc của tập thể , được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể.
- Kỉ luật: là tuân theo những quy định của cộng đồng yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả cao.
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
+ Dân chủ tạo cơ hội để mọi người phát huy sự đóng
góp của mình công việc chung.
+ Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải bảo đảm tính kỷ luật.
Câu 5:
Tự chủ là một bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống vì:
- Tự chủ giúp con người tìm ra được những giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống. Cho nên tự chủ sẽ giúp con người ta loại bỏ được những tật xấu.
- Khi có bản lĩnh tự chủ, bạn sẽ làm chủ được cuộc đời mình.
Câu 6
* Làm rõ được tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nếu không sẽ tụt hậu
* Lợi ích:
- Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại
- Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu KH - kĩ thuật…
+ Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm…
+ Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
*Thực tế chứng minh ở Việt Nam:
- Đảng, nhà nước ta đã coi trọng
Tình huống 1:
Cho tình huống sau: Bạn Hùng lớp em là người dao du rộng. Một hôm bạn ấy rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em. “đến đây chơi có nhiều trò chơi hay lắm, nhất la thấy người sảng khoái, khi uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hê rôin đâu, tớ dùng rồi mà, đi với bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề.
a. Trong trường
hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy?
b. Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
Gv: Tổ chức học sinh thảo luận cặp đôi xử lí tình huống Thời gian 2 phút
Hs;
Gv: Chốt
Tình huống 2
Hoàng đã từng là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Kể từ khi bố mẹ li dị, bạn ấy chán nản, trốn học và đi theo một số bạn xấu. Sau đó một thời gian, Hoàng bị nghiện ma tuý..
a. Em có suy nghĩ gì về việc
* Thành tựu:
- VN gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như:
ASEAN, WTO…
- Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục…vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách…
* Liên hệ bản thân: Ra sức học tập, hợp tác với mọi người trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.
II. Thực hành một số tình huống Tình huống 1:
a/ Trong trường hợp này em sẽ: Không đi theo bạn ấy hoặc em đi theo bạn nhưng không dùng viên thuốc màu hồng. Tại vì: Em biết viên thuốc đó là ma túy uống nó có thể gây nghiện…
b/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật, vì theo em biết sử
dụng trái phép chất kích thích gây nghiện có chứa chất ma túy là hành vi vi phạm luật…
Tình huống 2
Trả lời:
a. Suy nghĩ về việc làm của Hoàng: Việc làm của Hoàng là sai, thiếu tính tự chủ. Bạn không làm chủ đựơc bản thân, dễ sa ngã, bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê,
….
làm của Hoàng?
b. Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ làm gì?
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
a, Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài
b. Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài
Gv: T/c học sinh thảo luận Thời gian: 5 phút
Nhóm 1,2 câu 5 Nhóm 3,4 câu 6
Hs: Trình bày, nhận xét Gv Chốt
b.Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ:
+ Sống gẫn gũi động viên bạn,..
+ Phân tích cho bạn hiểu tác hại của tệ nạn xã hội + Khuyên bạn chăm lo học tập, không đi theo kẻ xấu,..
+ Vận động mọi người cùng động viên, giúp đỡ Hoàng và những người có hoàn cảnh như Hoàng + Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Tình huống 3:
a.
– Xin lỗi
- Giải thích cho bạn hiểu b.
- Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa truyền thống khác của họ.
- Vui vẻ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài - sắn sàng giúp đỡ họ phù hợp vói khả năng của bản thân
- Không kì thị, xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục cử chỉ, điệu bộ của họ.
C. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết tình huống b. Nội dung: Trả lời câu hỏi và làm bài tập tình huống
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời và vở bài tập của HS d. Tiến trình hoạt động:
Thế nào là hợp tác? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào? Là hoc sinh em đã hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh như thế nào?
* DẶN DÒ
Về nhà: Học bài, ôn tập giờ sau kiểm tra giữa kì
Ngày ra ma trận: / /2022