Thực trạng Quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học nguyễn tri phương, quận hồng bàng hải phòng luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 52 - 62)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

2.6. Thực trạng Quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phương

Dựa trên các chức năng của quản lý, dựa trên các nội dung cơ bản của quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường Tiểu học đã nêu trong Chương 1, chúng tôi đã khảo sát công tác của Hiệu trưởng trong thực tế quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương trên các mặt:

- Quản lý thực hiện Chương trình môn học, Kế hoạch dạy học - Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

- Quản lý triển khai đổi mới PPDH của giáo viên

- Quản lý công tác Bồi dưỡng Giáo viên đổi mới PPDH

- Quản lý thực hiện các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH các kết quả cụ thể với như sau:

2.6.1. Thực trạng quản lý Chương trình môn học, Kế hoạch dạy học

2.6.1.1. Về công tác lập kế hoạch đổi mới PPDH và chỉ đạo của Hiệu trưởng Để quản lý hoạt động đổi mới PPDH đến từng tổ CM và từng GV, việc lập Kế hoạch đổi mới PPDH của Hiệu trưởng và việc BGH phổ biến, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định.

Trả lời câu hỏi “Thầy (cô) có hài lòng với nội dung Kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường và việc phổ biến, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH hiện nay của Hiệu trưởng trường mình không? Chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Nhận thức của GV về thực trạng lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH của Hiệu trưởng

TT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ%

1 Rất hài lòng 7 15.6

2 Hài lòng 27 60

3 Bình thường 6 13,3

53

4 Chưa hài lòng 5 11,1

Qua bảng 2.11, cho thấy Hiệu trưởng và BGH đã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình trong lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH và được 75.6% số CBGV được hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng với công tác này.

Tuy nhiên vẫn còn 5 người (11,1%) được hỏi trả lời “chưa hài lòng”. Khi được hỏi, một số GV đưa ra lý do kế hoạch chỉ đạo của BGH mới chỉ thể hiện hiệu quả đến kế hoạch năm học và một số hoạt động chung của nhà trường, chưa đến được với hoạt động dạy học thường xuyên của đội ngũ giáo viên, nên tác động hiệu quả trực tiếp của kế hoạch trong hoạt động dạy và học chưa được cao.

Một số GV khác cho rằng Kế hoạch chưa thể hiện xuyên suốt quá trình từ Hiệu trưởng- Tổ trưởng CM – Giáo viên, và ngược lại nên có giáo viên chưa nắm bắt được kịp thời, nắm chưa đầy đủ các nội dung trong kế hoạch đổi mới PPDH của Hiệu trưởng.

2.6.1.2. Về quản lý thực hiện Chương trình môn học, Kế hoạch dạy học

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy của Ngành giáo dục và tất cả các trường phải tuân thủ nghiêm túc. Người trực tiếp thực hiện chương trình là độ ngũ GV. Hiệu trưởng căn cứ vào chương trình để hướng dẫn GV thực hiện, để kiểm tra, đánh giá GV. Việc quản lý chương trình dạy học làm sao phải đảm bảo nhà trường thực hiện đúng, đủ theo quy định. GV dạy đủ tiết/ tuần/ môn, dạy đúng đủ số tiết/ bài.

Kế hoạch dạy học của giáo viên được thể hiện qua giáo án. Đây là một quy định bắt buộc đối với giáo viên khi lên lớp. Trong những năm qua, bằng kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất của BGH cũng như các đoàn kiểm tra cấp trên, kết quả tu được là 100% GV đều có đầy đủ kế hoạch dạy học theo.

Tại trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Quận Hồng Bàng - Hải Phòng, Hiệu trưởng quy định các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ GV của tổ mình

54

hàng tuần, Phó hiệu trưởng phụ trách kiểm tra hàng tháng và báo cáo trực tiếp bằng văn bản về tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của các GV.

Theo quy định của các trường, việc kiểm tra hồ sơ định kỳ được tiến hành 01 lần/ tháng. Ngoài các lần kiểm tra định kỳ, nhà trường có kế hoạch kiểm tra đột xuất hồ sơ GV. Tổ chức thi Hồ sơ giáo án đẹp, chất lượng 01 lần /năm.

Qua tổng hợp kết quả của nhà trường 3 năm qua về việc thực hiện chương trình dạy học, kế hoạch dạy học tác giả thu được trong kết quả theo dõi hồ sơ sổ sách chuyên môn giáo viên như sau:

Bảng 2.12. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá HSGA giáo viên STT Năm học Tổng số

Giáo viên

Xếp loại Hồ sơ - GA

Tốt Khá Đạt Chưa đạt

1 2010 - 2011 43 23

53,6%

19 44,1%

1 2,3%

0 0,0%

2 2011 - 2012 43 25

58,1%

18 41,9%

0 0,0%

0 0,0%

3 2012 - 2013 45 27

60,0%

18 40,0%

0 0,0%

0 0,0%

(nguồn báo cáo tổng kết năm học)

Như vậy, trong việc thực hiện chương trình dạy học trong các trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương quận Hồng Bàng - Hải Phòng đã được giáo viên thực hiện khá và tốt, gần như không có giáo viên xếp loại đạt và chưa đạt.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

Để tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả quản lý chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của BGH nhà trường. Tôi đã tiến hành khảo sát với 8 nội dung với 4 mức độ: Rất tốt (3), Tốt (2), Trung bình (1) và chưa tốt (0).

Bảng 2.13: Thực trạng về mức độ chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị lên lớp

TT Nội dung Các mức độ Thứ

bậc

3 2 1 0

55

1 Bài soạn phải đúng theo chuẩn về mục tiêu, nội dung, tiến độ chương trình và đúng các yêu cầu Kiểm tra- đánh giá

22 23 0 0 2.49 1

2 Bài soạn phải thể hiện rõ công việc

của thầy và trò 18 27 0 0 2.4 2

3 Bài soạn đảm bảo đủ kiến thức, kỹ

năng cần thiết 17 28 0 0 2.38 3

4 Sử dụng hợp lý máy chiếu, phương

tiện trực quan 15 30 0 0 2.33 4

5 Lựa chọn PPDH phù hợp với loại bài

và đối tượng HS 8 34 3 0 2.11 8

6 Kiến thức giảng dạy phù hợp với mọi

loại đối tượng HS 10 35 0 0 2.22 6

7 Vận dụng kết hợp các PPDH, ưu tiên

các PPDH tích cực 8 37 0 0 2.18 7

8 Tổ trưởng kiểm tra GV chuẩn bị bài,

đồ dùng dạy học 17 26 2 0 2.33 4

Điểm TBC 2.30

Nội dung Chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp gồm có 8 yêu cầu đối với GV.

- Các đối tượng được hỏi đều đánh giá ở mức điểm trung bình với = 2.30. Nội dung được đánh giá thấp nhất cũng > 2.0. Như vậy, các nội dung thực hiện “Chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp” được đánh giá chung là rất tốt.

- Trong đó, yêu cầu “Bài soạn phải đúng theo chuẩn về mục tiêu, nội dung, tiến độ chương trình và đúng các yêu cầu Kiểm tra- đánh giá” với điểm

= 2.49 là cao nhất, với đa số ý kiến đánh giá đạt mức độ tốt và mức độ rất tốt.

- Với yêu cầu “Lựa chọn PPDH phù hợp với loại bài và đối tượng HS”

được đánh giá với điểm = 2.11 thấp nhất, tuy vẫn đạt ở mức độ tốt.

56

Như vậy, Quản lý khâu soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV rất được Hiệu trưởng quan tâm triển khai và được GV đánh giá có hiệu quả cao trong đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

2.4.3. Thực trạng quản lý triển khai đổi mới PPDH của giáo viên

Để tiến hành đánh giá thực trạng quản lý triển khai đổi mới PPDH của BGH nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 8 nội dung, với 4 mức độ đánh giá: Rất tốt (3), Tốt (2), Trung bình (1) và chưa tốt (0).

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý triển khai đổi mới PPDH

TT Nội dung Các mức độ Thứ

bậc

3 2 1 0

1 Đổi mới cách soạn giáo án và gắn mục tiêu bài học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

10 30 5 0 2.11 3

2 Vận dụng kết hợp, thành thạo các PPDH

khác nhau (truyền thống và hiện đại) 1 40 4 0 1.93 7 3 Chú trọng phát triển PP học và khả năng tự

học của HS

3 40 2 0 2.02 5

4 Kết hợp HĐ cá nhân, hoạt động nhóm và phát huy khả năng cá nhân HS

5 39 1 0 2.09 4

5 Tăng cường liên hệ nội dung bài học với thực tế, rèn HS về kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy

2 41 2 0 1.98 6

6 Tăng cường sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, GA điện tử vào dạy học

12 33 0 0 2.27 2

7 Gắn với đổi mới cách thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

1 39 5 0 1.91 8

8 Tổ chức Dự giờ đồng nghiệp- trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH khi soạn bài và khi tổ chức dạy trên lớp chuyên đề

14 31 0 0 2.31 1

Điểm TBC 2.08

Nội dung quản lý triển khai đổi mới PPDH: Gồm có 8 yêu cầu đối với GV, các đối tượng được hỏi đánh giá ở mức điểm trung bình với = 2.08, tỷ lệ

57

đánh giá ở các mức Rất tốt (3), Tốt (2) là khá cao và tập trung. Như vậy mức độ thực hiện quản lý triển khai đổi mới PPDH được đánh giá chung là tốt.

Trong đó, nội dung triển khai “Tổ chức Dự giờ đồng nghiệp- trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH khi soạn bài và khi tổ chức dạy trên lớp chuyên đề”

với điểm = 2.31 cao nhất, tuy vậy mới dừng lại ở đánh giá đạt mức độ tốt.

Với nội dung triển khai đổi mới PPDH Gắn với đổi mới cách thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập được đánh giá với điểm = 1.91 thấp nhất, nhưng vẫn đạt ở mức độ tốt.

Như vậy, nội dung “Quản lý triển khai đổi mới PPDH” đã được BGH triển khai thực hiện tốt, tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự cao.

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đổi mới PPDH

Để đánh giá thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên về đổi mới PPDH của BGH nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 3 nhóm nội dung (10 tiêu chí) với 4 mức độ: Rất tốt (3), Tốt (2), Trung bình (1) và chưa tốt (0).

Bảng 2.15. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đổi mới PPDH

STT Nội dung Các mức độ Thứ

3 2 1 0 bậc

1 Về chính trị tư tưởng, ý thức và lương tâm

nghề nghiệp 43 2 0 0 2.96 1

2 Về chuyên môn nghiệp vụ:

a. BDTX theo chu kỳ 0 5 40 0 1.11 10

b. Các chuyên đề đổi mới PPDH 14 29 2 0 2.27 5

c. Tổ chức hội giảng, dạy tốt thường

xuyên 20 24 1 0 2.42 4

d. Hướng dẫn GV tham gia nghiên cứu,

viết SKKN, NCKH SPUD 8 37 0 0 2.18 6

e. Hướng dẫn GV soạn GA điện tử 36 9 0 0 2.8 2

f. Giúp đỡ giáo viên mới ra trường 5 38 2 0 2.07 8 g. Bồi dưỡng GV yếu kém về chuyên

môn 7 38 0 0 2.16 7

58

3 Về các kỹ năng tin học và ứng dụng CNTT

32 12

1 0 2.69

3

4 Về ngoại ngữ 5 20 20 0 1.67 0

Điểm TBC 2.23

Qua bảng 2.14 cho thấy, nội dung quản lý quản lý công tác Bồi dưỡng Giáo viên đổi mới PPDH Gồm có 10 yêu cầu đối với GV, các đối tượng được hỏi đánh giá ở mức trung bình với = 2.23. Như vậy mức độ thực hiện quản lý triển khai đổi mới PPDH được đánh giá chung là tốt.

Với nội dung bồi dưỡng “Về chính trị tư tưởng, ý thức và lương tâm nghề nghiệp” được đánh giá = 2.96 cao nhất.

Với nội dung “Hướng dẫn GV soạn GA điện tử” và “Bồi dưỡng kỹ năng tin học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy” được đánh giá rất cao với = 2.8 và

= 2.69.

Tuy nhiên với nội dung bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ vẫn có người cho rằng Hiệu trưởng đã chưa sát sao trong việc triển khai bồi dưỡng một số nội dung trong đó như “Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ”; “Về ngoại ngữ”. Điều này đặt ra cho CBQL trường TH Nguyễn Tri Phương làm sao trong thời gian tới tiếp tục triển khai làm tốt hơn công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để thực hiện tốt phong trào đổi mới PPDH mà ngành đã phát động.

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH

Để tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả quản lý thực hiện các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH của HT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 8 nội dung với 4 mức độ đánh giá:

Rất tốt (3), Tốt (2), Trung bình (1) và chưa tốt (0).

Bảng 2.16: Quản lý thực hiện các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH

59

TT Nội dung Các mức độ

TB

3 2 1 0

1 Xây dựng kế hoạch đăng kí giờ dạy tốt

và dự giờ chéo 38 7 0 0 2.84 1

2 Tổ chức hội giảng, hội nghị chuyên đề

về đổi mới PPDH 21 21 3 0 2.4 4

3 Tổ chức thi đua thực hiện đổi mới PPDH tập thể, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới PPDH

12 30 3 0 2.2 8

4 BGH trực tiếp dự giờ, chỉ đạo kịp thời 14 31 0 0 2.31 6 5 Chỉ đạo Tổ CM/ khối thảo luận, đánh

giá rút kinh nghiệm tiết dạy và các HĐ đổi mới PPDH

20 25 0 0 2.44 3

6 Đảm bảo thông tin, thông báo, tuyên

truyền kịp thời 18 26 1 0 2.38 5

7 Đảm bảo các điều kiện CSVC, phương tiện và chế độ, chính sách tạo động lực cho GV và HS tham gia tích cực

15 28 2 0 2.29 7

8 Giữa và cuối học kỳ, cuối năm có sơ kết, tổng kết đánh giá- rút kinh nghiệm kết hợp với khen thưởng- kỷ luật

28 27 0 0 2.62 2

Điểm TBC 2.45

Nội dung quản lý thực hiện các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH gồm có 8 yêu cầu.

Các đối tượng được hỏi đều đánh giá ở mức trung bình với = 2.45. Như vậy mức độ thực hiện được đánh giá chung là tốt.

Trong đó yêu cầu “Xây dựng kế hoạch đăng kí giờ dạy tốt và dự giờ chéo”

với điểm = 2.84 cao nhất đạt mức độ rất tốt.

Với yêu cầu “Tổ chức thi đua thực hiện đổi mới PPDH tập thể, cá nhân;

tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới PPDH” được đánh giá với điểm = 2.2 thấp nhất vẫn đạt ở mức độ tốt.

Bằng phương pháp phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng: QL hoạt động thi đua - khen thưởng phục vụ đổi mới PPDH

60

ở các trường tiểu học Nguyễn Tri Phương hiện nay chưa được HT quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính của vấn đề này do nhà trường chưa có các nguồn để hỗ trợ động viên giáo viên.

2.4.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

2.4.6.1. Những ưu điểm chính

Đồng chí hiệu trưởng nhà trường là cán bộ có kinh nghiệm QL nhiều năm, đã nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH và nhận thức được: hoạt động Đổi mới PPDH là hoạt động chính của nhà nhà trường nó là tiền đề để để nhà trường đi đầu trong chất lượng dạy học.

Thường xuyên tổ chức thi đua hai tốt “dạy tốt và học tốt”. Thi giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học thân thiện học sinh tích cực”. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên luôn luôn có ý thức trong đổi mới PPDH và trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh làm tốt điều này sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.

Việc dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả GV qua các kỳ hội giảng, các kỳ thi GV giỏi được tiến hành thường xuyên có tác dụng tốt trong việc cải tiến phương pháp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

2.4.6.2. Những nhược điểm chính

- Còn một bộ phận cán bộ, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương đổi mới PPDH. Thói quen “Dạy chay, học chay” đã ăn sâu trong tiềm thức của giáo viên.

61

Về quản lý: chưa tạo ra bước ngoặt thực sự để tạo nên sức đột phá trong quản lý nói chung và trong quản lý đổi mới PPDH nói riêng.

- Việc xây dựng kế hoạch còn nhiều hạn chế, trong hệ thống kế hoạch, kế hoạch đổi mới PPDH chưa thể hiện một cách rõ nét. Chưa thực sự xuyên suốt quá trình chỉ đạo dạy và học trong nhà trường. Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch chưa được làm thường xuyên.

- Phát triển năng lực chuyên môn, bồi dưỡng PPDH cho đội ngũ còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện ở chỗ:

+ Giáo viên tham gia các khóa học bồi dưỡng thường xuyên còn nặng về hình thức, tham gia mang tính chất chiếu lệ, hiệu quả còn thấp.

+ Các lớp bồi dưỡng về PPDH chưa được thực hiện thường xuyên. Kết quả tổ chức chưa cao.

+ Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, chuyên đề, hội giảng còn mang nặng tính hình thức. Hội giảng được coi như là dạy mẫu, dạy thử trong tiết dạy đó, còn lại đâu vào đó, bản trường ca “dạy chay” vẫn được tiếp diễn.

+ Việc đánh giá dạy và học chưa thường xuyên còn diễn ra theo thời điểm hội thi, đợt đăng kí dạy tốt.

- Công tác thi đua khen thưởng còn nặng hình thức. Tiêu chí thi đua chưa có tính khả thi. Chưa đặt đổi mới PPDH là một tiêu chí thi đua trong giáo viên giỏi các cấp. Chế độ khen thưởng chưa khích lệ được phong trào.

2.4.6.3. Nguyên nhân của các nhược điểm

Nhận thức của giáo viên chưa đầy đủ về yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Tâm lý lo ngại, mất nhiều thời gian khi tham gia vào quá trình đổi mới còn nặng nề. Đổi mới PPDH chẳng những đòi hỏi người giáo viên phải từ bỏ hàng loạt những thói quen tư duy và thói quen dạy học đã ăn sâu thành nếp qua nhiều năm học mà phải "lao tâm khổ tứ", vất vả tìm hiểu từ những tinh thần đổi mới của ngành, của bộ môn mình đảm nhiệm nói chung đến những bài dạy, tiết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học nguyễn tri phương, quận hồng bàng hải phòng luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)