Phân tích SWOT về quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng – Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học nguyễn tri phương, quận hồng bàng hải phòng luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 62 - 69)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

2.5. Phân tích SWOT về quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng – Hải Phòng

2.5.1. Mặt mạnh

Đội ngũ CBQL các trường tiểu học Nguyễn Tri Phương quận Hồng Bàng- Hải Phòng là các thầy cô giáo có năng lực sư phạm và phẩm chất chính trị tốt, có uy tín trong tập thể sư phạm, có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, có cố gắng trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH. Chất lượng đội ngũ GV ở nhà trường những năm học gần đây được lên. Không ít giáo viên giảng dạy có tâm huyết, chịu khó đổi mới PPDH làm nòng cốt để thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH.

63

Bộ máy CBQL nhà trường tiểu học ngày càng được kiện toàn và củng cố.

Các CBQL đã tích cực theo học các lớp đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới. Phần lớn CBQL là những người năng động, làm việc chuyên nghiệp, biết tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương; phát huy được vai trò của các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cũng như các đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Hiệu trưởng quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả; đặc biệt là hoạt động dạy học như bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ.

Về cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý đã năng động, sáng tạo trong chỉ đạo chuyên môn; đã xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH và quan tâm tới việc chỉ đạo đổi mới PPDH. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục.

Về giáo viên: Có sự chuyển biến trong nhận thức về đổi mới PPDH: Đổi mới PPDH là một tất yếu. Đội ngũ giáo viên đã có ý thức, trách nhiệm tốt trong việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, PPDH theo hướng tích cực hóa người học.

Về học sinh và phụ huynh: Học sinh đã bước đầu tiếp cận với PPDH mới, tích cực, chủ động học tập. Thái độ thi cử, chọn lớp, chọn thầy được trấn chỉnh.

Phụ huynh học sinh có thái độ ủng hộ, hết lòng vì tương lai của con em mình.

2.5.2. Mặt yếu

Đa số CBQL và GV đều nhận thức đúng về yêu cầu đổi mới PPDH. Thế nhưng một bộ phận CBQL và GV còn lúng túng, không biết phải bắt đầu đổi mới từ đâu , trong chỉ đạo chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa tìm ra biê ̣n pháp QL cu ̣ thể để cải ta ̣o hiê ̣n thực. Không ít GV còn hiểu đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài, mà chưa chú ý đến bình diện bên trong của PPDH là hiệu quả và sự phù hợp của các PP đối với nội dung và đặc thù môn học.

64

Công tác QL hoạt động đổi mới PPDH của GV còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV ở tổ khối chuyên môn còn chậm chạp và nặng về thủ tục hàng chính. Phần lớn GV có tuổi nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại không chịu khó nắm bắt các PPDH mới, hiện đại. Các yếu tố tâm lý ngại khó khi đổi mới, dạy học đối phó với thi cử là rào cản đối với đổi mới PPDH. Vấn đề tạo động lực cho người dạy và người học dù đã được quan tâm nhưng chưa được coi trọng đúng mức và kịp thời, chưa có chính sách tôn vinh xứng đáng những nhà giáo giỏi, chịu khó tìm tòi đổi mới PPDH.

Đối với công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV, đại bộ phận GV chưa hướng dẫn cho HS nâng cao năng lực tự học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác cho HS; chưa giúp HS tiếp thu những phương pháp tự học.

2.5.3. Cơ hội

- Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã có được những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới PPDH.

Tầm quan trọng, ý nghĩa, tính cấp bách của đổi mới PPDH đã được nêu lên từ lâu và rất nhiều lần trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục. Cơ sở lý luận và những điều kiện cơ bản, thực tế cho hoạt động đổi mới PPDH cũng đã hình thành được những nền tảng cơ bản.

- Hoạt động đổi mới PPDH đã được các trường thực hiện có kế hoạch và là kế hoạch trọng tâm trong các hoạt động chuyên môn. Từ kế hoạch chung của Hiệu trưởng, đến kế hoạch của tổ nhóm chuyên môn, của giáo viên các bộ môn đã được xây dựng đạt yêu cầu khoa học và tính khả thi.

- Cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được cấp trên và nhà trường quan tâm đầu tư tương đối đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

- Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường, đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng là những giáo viên có nhiều uy tín trong chuyên môn, được nhận bằng lao động

65

sáng tạo trong công tác ứng dụng CNTT, đã nhiều năm làm công tác quản lý, là những cán bộ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến nhiệm vụ trọng tâm của ngành là phấn đấu: Thầy- dạy tốt, Trò - học tốt. Đã chú ý quan tâm tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, năng động, sáng tạo và đã chú ý đến việc xây dựng đội ngũ, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ, coi trọng việc chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trường.

- Các cuộc vận động, các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua

“Dạy tốt-học tốt” đã được các nhà trường triển khai theo chủ điểm năm học. Qua việc tổ chức các phong trào thi đua đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, loại bỏ bớt những yếu tố phô trương, bề ngoài.

- Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Môi trường pháp lý thể hiện quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục được thể hiện trong Luật Giáo dục 2009, trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục. Tất cả các văn bản trên là những tiền đề quan trọng và thuận lợi cho tiến trình đổi mới PPDH.

- Đổi mới PPDH là xu hướng hiện nay trên toàn thế giới . Đổi mới PPDH không chỉ là nỗi lo của ngành GD mà còn đang được dư luâ ̣n quần chúng quan tâm, cha me ̣ HS ngày càng chú ý đầu tư đến viê ̣c ho ̣c của con cái . Ngành GD ở nhiều địa phương đã tổ chức nhiều hội nghị bàn về đổi mới PPDH và nhờ vào sự hỗ trợ tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng tác động làm nâng cao nhận thức của mọi người, tầng lớp nhân dân.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” của ngành GD & ĐT đã tác động rất lớn đến ý thức đổi mới PPDH. Bên cạnh đó là các chương trình xây dựng CSVC, kiểm định chất lượng, xây dựng trường chuẩn quốc gia... từng bước tạo nên một trường học thân thiện, HS tích cực để các em

66

coi trường học thật sự gần gũi, thân thiết, an toàn, hạnh phúc; để mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui.

2.5.4. Thách thức

Dù đã thực hiện mạnh mẽ phong trào thi đua “Hai không” do ngành GD &

ĐT phát động nhưng bệnh thành tích trong ngành của những năm trước đây đã ăn sâu trong nhận thức của nhiều CBQL và GV, tạo ra mâu thuẫn giữa mục tiêu đào tạo, động lực thúc đẩy đổi mới PPDH và hoạt động thực tiễn của nhà trường.

Hệ thống QL, chỉ đạo, thanh tra chuyên môn ở một số trường còn cứng nhắc, máy móc, nặng về thủ tục hành chính chưa tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo của GV.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo trường tiểu học Nguyễn Tri Phương không đồng đều về năng lực, một bộ phận GV không bắt kịp yêu cầu đổi mới, năng lực tự bồi dưỡng còn yếu. CSVC chưa đồng bộ mâu thuẫn với yêu cầu cao về

phương tiện dạy học. Trình độ tin học còn hạn chế của một số GV mâu thuẫn với yêu cầu ứng du ̣ng CNTT vào đổi mới PPDH . Sự quan tâm đôi khi quá mức đối với viê ̣c ho ̣c của con em mình cộng với sự hiểu biết không đầy đủ của các bậc cha mẹ HS về dạy học dẫn đến hiê ̣n tượng cha ̣y trường - chạy lớp, chạy theo kết quả điểm số làm hạn chế đổi mới PPDH.

Về quản lý: chưa tạo ra bước ngoặt thực sự để tạo nên sức đột phá trong quản lý nói chung và trong quản lý đổi mới PPDH nói riêng.

- Việc xây dựng kế hoạch còn nhiều hạn chế, kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH chưa sâu sát, chưa thể hiện một cách rõ nét còn dừng lại ở chỗ kế hoạch mang tính chiếu lệ, hành chính. Chưa thực sự xuyên suốt quá trình chỉ đạo dạy và học trong nhà trường. Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch chưa được làm thường xuyên.

- Phát triển năng lực chuyên môn, bồi dưỡng PPDH cho đội ngũ còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện ở chỗ:

67

+ Giáo viên tham gia các khóa học bồi dưỡng thường xuyên còn nặng về hình thức, hiệu quả còn thấp.

+ Các lớp bồi dưỡng về PPDH chưa được thực hiện thường xuyên.

+ Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, chuyên đề, hội giảng còn mang nặng tính hình thức. Thao giảng được coi như là dạy mẫu, dạy thử, chưa đi vào thực chất. Nhiều giáo viên coi dạy học dùng giáo án điện tử với máy chiếu Projector là PPDH mới, chưa hướng mục tiêu vào học sinh.

+ Việc tổ chức cho giáo viên đi tham gia học tập điển hình; đi học nâng cao còn nhiều khó khăn.

+ Việc đánh giá Đổi mới PPDH chưa thường xuyên còn diễn ra theo đợt.

- Điều kiện phương tiện thiết bị dạy học của nhà trường không đồng bộ, điều này đã làm hạn chế trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH và làm mất đi khả năng sáng tạo của giáo viên. Đó cũng là nguyên nhân cản trở việc thực hiện các biện pháp đổi mới PPDH ở nhà trường hiện nay.

- Phương tiện thiết bị dạy học chưa được khai thác phục vụ dạy và học triệt để.

- Công tác thi đua khen thưởng còn nặng hình thức. Tiêu chí thi đua chưa có tính khả thi. Chế độ khen thưởng chưa khích lệ được phong trào.

- Nhận thức của giáo viên chưa đầy đủ về yêu cầu của đổi mới PPDH.

Tâm lý lo ngại, mất nhiều thời gian khi tham gia vào quá trình đổi mới còn nặng nề.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng đổi mới PPDH ở trường tiểu học TH Nguyễn Tri Phương còn bất cập. Phần lớn GV chỉ chú trọng đến việc truyền thụ những kiến thức, ít gắn với những ứng dụng thực tiễn, làm hạn chế việc phát triển toàn diện, tính tích cực và chủ động của HS.

68

Việc quản lý, chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH còn nặng về quản lý hành chính, thiếu cơ sở khoa học quản lý theo mục tiêu. Việc đổi mới PPDH còn chậm; công tác QL, điều hành, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Hiệu trưởng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Qua điều tra, phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục, thực trạng đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Tri Phương đã giúp chỉ ra được những mặt ưu điểm cũng như hạn chế của hoạt động đổi mới và quản lý đổi mới PPDH, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân của thành công và nguyên nhân tồn tại của công tác quản lý đổi mới của PPDH của Hiệu trưởng. CBQL và giáo viên nhận thức về đổi mới PPDH khá tốt, tuy nhiên việc triển khai kế hoạch đổi mới PPDH chưa đồng bộ, thiếu sâu sát, hiệu quả chưa đạt được yêu cầu mong muốn. Nguyên nhân ở đây là BGH chưa có được kế hoạch đổi mới PPDH sát thực, công tác bồi dưỡng chưa được thường xuyên, thiếu sự kiểm tra, đánh giá. Còn nhiều giáo viên chưa có động cơ tích cực tham gia vào việc thực hiện đổi mới PPDH.

Kết quả nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động đổi mới PPDH của trường TH Nguyễn Tri Phương đã vừa làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, đồng thời là căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPDH nói riêng và quản lý chất lượng giáo dục nói chung. Vấn đề tiếp tục đặt ra là phải tìm kiếm và xây dựng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, cần thiết và khả thi để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.

69 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học nguyễn tri phương, quận hồng bàng hải phòng luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)