Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
1.2. Công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Nhà nước ta đặc biệt coi trọng vì sức khoẻ là vốn quý nhất, với mỗi con người tiền bạc, danh vọng, của cải, địa vị… so với sức khỏe chỉ xếp hàng thứ yếu. Làm sao có hạnh phúc khi bị ốm đau, bệnh tật. Với những ai ở hoàn cảnh ấy không ít người sẵn sàng đổi nhiều thứ để lấy sức khoẻ. Già trẻ, trai gái dù làm công việc gì, ở đâu, hoạt động ở lĩnh vực nào cũng đều cần đến sức khoẻ. Hồ chí Minh rất quan tâm đến sức khoẻ của mọi người, Người cho rằng: dân cường thì nước thịnh. Một chân lý có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính chiến lược có sức trường tồn, một quốc gia “cường” một cách toàn diện ắt sẽ bảo vệ một cách vững chắc và xây dựng nhanh chóng một đất nước thịnh vượng, sánh vai với năm châu bốn biển.
Ngược lại, một đất nước thịnh vượng sẽ tạo điều kiện cho mỗi người cường tráng toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ.
Chân lý dân cường thì nước thịnh được Hồ Chí Minh nêu lên chỉ sau mấy tháng khi đất nước Việt Nam được khai sinh. Trong bài: sức khoẻ và thể dục Người chỉ ra rằng giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ” [33, tr.212].
Muốn sản xuất tốt, kháng chiến thắng lợi phải có sức khoẻ vì: người ốm thì lao động bị giảm sút, muốn lao động tốt thì phải có sức khoẻ… ốm đau bệnh tật làm cho tinh thần giảm sút, ngược lại: sức khoẻ của cán bộ nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái, tinh thần sức khoẻ càng đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vừa qua ngành y tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho quân và dân có sức khoẻ tốt chiến thắng kẻ thù đem lại thắng lợi cho cách mạng.
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân càng đòi hỏi phải làm tốt hơn, để có một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Đối với người lao động hiện nay bên cạch việc không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thì một trong những tiêu chuẩn cần là họ phải có sức khoẻ tốt. Chăm lo để có một nguồn nhân lực có chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế, nếu như không làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thì không những chỉ ảnh hưởng đến bản thân một cá nhân nào đó trong xã hội, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của xã hội.
Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều các loại bệnh tật như: lao, ưng thư, HIV…thậm chí là cả một số bệnh thông thường khác, nếu chúng ta không làm tốt công tác phòng chống, điều trị bệnh để bệnh tật lây lan trong cộng đồng thì hậu quả của nó sẽ khó lường hết được. Chính vì vậy, công tác
chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng có vị trí quan trọng đặc biệt, điều này cũng đòi hỏi ngành Y tế phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ, tiếp cận với những kiến thức y học hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền dân tộc để không ngừng nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
1.2.2. Nội dung công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng là một quan điểm của Đảng ta, một tư tưởng lớn xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền Y tế Việt Nam, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được thực hiện.
Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới.
Ngân sách dành cho y tế còn ở mức rất khiêm tốn năm: 1997 là 5.2 USD/người/ năm, 2001 là 6 USD/người/năm [6, tr. 45].
Mặc dù vậy, Nhà nước ta vẫn quyết tâm phấn đấu thực hiện sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nội dung của tư tưởng này được xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất, “nguồn tài nguyên” đặc biệt phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong con người sức khoẻ là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy mọi người không phân biệt giàu nghèo đều phải được chăm sóc sức khoẻ, không để tình trạng người bị bệnh tật vì nghèo mà không được cứu chữa. Tư tưởng này cũng khẳng định đường lối chính sách của Đảng có sự ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho người có công, cho người nghèo, dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Nhưng có một vấn đề chúng ta phải chú ý là khi nói tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không có nghĩa là mọi người đều được chăm sóc như nhau. Sự chăm sóc này trước hết phải được xuất phát từ nhu cầu, vào tình trạng của bệnh tật và phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, của từng địa phương.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho toàn dân là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong tình hình hiện nay. Tại Hội nghị lần
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII ) khi xem xét công tác bảo vệ sức khoẻ, Đảng ta xác định: “ Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm sức khỏe”
[17 ].
Để làm được việc đó thì một trong những mục tiêu quan trọng là phải:
“Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, quan tâm những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh tật về dinh dưỡng ở trẻ em” [17 ].
Vấn đề công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Đảng ta đặt ra như một tất yếu của quá trình cách mạng trong đó vấn đề khám chữa bệnh cho người thuộc diện chính sách được đặc biệt nhấn mạnh.
Trong Tuyên ngôn Alma Ata 1978 đã định nghĩa: Sức khoẻ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật mà là sự thoải mái hoàn thiện về thể chất, tinh thần và về xã hội. Với ý nghĩa này tuyên ngôn đã công bố quyền con người được chăm sóc sức khoẻ không chỉ gồm quyền được khám - chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ mà còn bao gồm cả quyền được chăm sóc về thể chất, tinh thần, xã hội. Để phòng chống các loại bệnh tật bên cạch việc xây dựng môi trường sống lành mạnh, còn đòi hỏi những hoạt động y tế công cộng và vệ sinh phòng bệnh có hiệu quả. Tuyên ngôn còn nhấn mạnh: Mọi người đều có quyền và có nhiệm vụ tham gia với tư cách cá nhân và với tư cách tập thể vào việc hoạch định và thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho cuộc sống của riêng mình. Tổ chức y tế thế giới cũng đưa ra khẩu hiệu “Sức khoẻ cho mọi người”
cũng nhằm thực hiện sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nói chung.
Nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của chúng ta đang từ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã gây ra những biến động không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường có vai trò lớn là khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh các lĩnh vực, các vùng của xã hội, có yếu tố tạo ra sự tự do công bằng cho các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh đẩy mạnh sản xuất, nhưng mặt khác nó cũng có những tác động không tốt đến xã hội. Kinh tế thị trường làm cho sự phân hoá xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc giữa các vùng, các tầng lớp. Những người giàu có ưu thế ngày càng giàu thêm, ngược lại người nghèo có nhiều nguy cơ bất lợi và bị nghèo đi. Quá trình này nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra sự chệnh lệnh giàu - nghèo với khoảng cách càng ngày càng xa, dẫn tới sự phân chia xã hội thành tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo có mức sống khác nhau quá xa đó là một sự bất công. Đổi mới kinh tế, đổi mới y tế đã huy động được nhiều nguồn khác nhau trong xã hội cho công tác y tế với hình thức ngày càng đa dạng như: viện phí, bảo hiểm y tế, y tế tư nhân… các hình thức này đã nâng cao tính năng động của ngành y tế nhưng mặt khác đã làm ảnh hưởng xấu đến công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, người nghèo do điều kiện và hoàn cảnh sống khó khăn nên thường xuyên gặp phải rủi ro, bệnh tật đến với họ nhiều hơn do thiếu thốn về vật chất, mặt khác ở họ còn có những hạn chế nhất định về nhận thức và các kiến thức khoa học cho nên khả năng phòng chống các loại bệnh tật kém. Người nghèo ít có khả năng tiếp xúc với các dịch vụ y tế và như vậy trong một chừng mức nào đó họ ít được chăm sóc hơn.
Chúng ta bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội khi mà nền kinh tế của chúng ta còn rất lạc hậu, hậu quả của chién tranh chưa được phục hồi, lạm phát đã làm cho cơ sở vật chất của chúng ta gặp nhiều khó khăn. Đối với ngành y tế nhiều bệnh viện bị xuống cấp một cách nghiêm trọng, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh vừa thiếu vừa lạc
hậu điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ đối với bệnh nhân. Bước vào thời kỳ đổi mới để tránh bị tụt hậu so với thế giới và khu vực ngành y tế cần phải có sự thay đổi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị v.v… Việc phục hồi và nâng cấp các cơ sở điều trị đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho nên ở các bệnh viện được nâng cấp với trang bị các thiết bị hiện đại có chất lượng, hiệu quả chăm sóc cao thì giá thành viện phí cao chỉ những người có thu nhập cao mới có khả năng tiếp xúc với các dịch vụ y tế đắt tiền, còn đối với những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn khi ốm đau bệnh tật họ gần như không có khả năng để tiếp cận với các dịch vụ y tế có kỹ thuật cao.
Ngoài việc phải trả viện phí cao bù đắp vào việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn chúng ta còn phải xem xét một khía cạch khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực khám chữa bệnh của người dân, sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường khám - chữa bệnh là lĩnh vực nhậy cảm nhất có liên quan trực tiếp đến công bằng trong chăm sóc sức khoẻ đó là mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, chúng ta đều biết kinh tế thị trường ở Việt Nam luôn có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng dù muốn hay không kinh tế thị trường cũng mặc nhiên đặt đồng tiền vào giữa mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. Kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận cán bộ ngành y tế có những biểu hiện không công bằng trong việc chăm sóc ngươì bệnh y đức cũng là một yếu tố cần phải được xem xét trong thực hiện công bằng xã hội.
Quan điểm về công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất: Công bằng xã hội trong khám - chữa bệnh, quan điểm công bằng trong khám - chữa bệnh hoàn toàn mang nét đặc thù riêng của
ngành. Công bằng ở đây không có nghĩa là ngang bằng mà công bằng hướng tới khái niệm “Nhu cầu”. Nhu cầu ở đây phải được hiểu theo nhiều khía cạnh:
* Đối với người dân khi có bệnh tật thì nhu cầu của họ là cần phải được cứu chữa kịp thời, nhu cầu của họ là cao hơn rất nhiều so với những người không có bệnh tật. Đối với người khoẻ mạnh thì vấn đề chủ yếu là được tư vấn để phòng chống bệnh tật và như vậy nhu cầu chăm sóc đối với họ sẽ ít hơn. Điều này cho thấy công bằng khác với ngang bằng, nếu thực hiện sự ngang bằng ở đây sẽ có một thực tế là người có bệnh tật và người không có bệnh tật đều được hưởng sự chăm sóc như nhau thì thật là bất công khi chúng ta làm như vậy.
* Trong xã hội có một số người có mong muốn tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh, họ thuộc nhóm người có khả năng chi trả các dịch vụ y tế (kể cả một số các dịch vụ y tế đắt tiền…). Theo quan điểm của chúng tôi là trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhà nước cố gắng tạo mọi điều kiện để bộ phận dân cư có thu nhập cao, có thể thoả mãn được các nhu cầu của mình trong giới hạn cho phép. Bởi vì, mỗi người trong xã hội đều có nhu cầu khám chữa bệnh, nhưng hoàn cảnh cụ thể của từng người là khác nhau, đối với những người có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế tiến bộ cần động viên khuyến khích họ để không ngừng cải thiện sức khoẻ cho bản thân và cho xã hội. Đúng như mục tiêu chung trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001- 2020 đã đặt ra: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
Công bằng trong lĩnh vực y tế đòi hỏi phải thoả mãn nhu cầu khám chữa bệnh cho tất cả mọi người kể cả những người không có khả năng chi trả
chúng ta đều biết đời sống của đại bộ phận dân cư của chúng ta hiện còn khó khăn mà nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay rất lớn. Trách nhiệm của ngành y tế và của toàn xã hội hiện nay là phải cố gắng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu nhất cho nhân dân, từng bước giúp mọi người đến được với các dịch vụ y tế tốt nhất đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ phát huy được hiệu quả
Thứ hai: Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân phải gắn liền với việc thực hiện các chính sách y tế. Phải chú ý đến các đối tượng thuộc diện chính sách như: các gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ, người nghèo, vùng nghèo…Chỉ thị 661/TTg, ngày 17 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho những người bị bệnh cấp cứu hoặc chấn thương ngoại. Bộ y tế đã có Chỉ thị 11/
BYT- CT ngày 11 tháng 12 năm 1995 về củng cố công tác phục vụ người bệnh tại bệnh viện. Chỉ thị nêu: Phải sâu sát giúp đỡ người nghèo, người trong diện chính sách. Báo cáo cấp trên giải quyết kịp thời những khó khăn về ăn ở, sinh hoạt, điều trị cho mọi người bệnh. Không được phân biệt đối xử giữa các đối tượng miễn phí, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế. Đảm bảo cung cấp thuốc và vật tư chủ yếu khám chữa bệnh, không để người bệnh tự mua ở ngoài, theo danh mục y tế đã quy định. Chăm sóc sức khoẻ cho các gia đình thuộc diện chính sách là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đạo lý của dân tộc ta là “ uống nước nhớ nguồn” bù đắp những mất mát mà bản thân và gia đình họ phải hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc là một sự công bằng lớn nhất hiện nay.
Thứ ba: Đứng ở góc độ nhân văn công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ còn được thể hiện ở quyền con người được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như: Tiếp cận các dịch vụ thông tin về phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dịch vụ điều dưỡng nghỉ ngơi… Tất cả các dịch vụ này đều nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ cho con