Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta hiện nay
2.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
2.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
2.2.1. Việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn có sự không công bằng giữa các vùng, vùng nông thôn với thành thị, vùng núi - vùng sâu với đồng bằng…
Sức khoẻ không chỉ được hiểu là tình trạng sức khoẻ của một cá nhân mà phải hiểu nó với ý nghĩa là sức khoẻ của cả cộng đồng. Do vậy, trong công tác chăm sóc sức khoẻ phải chú ý cả yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến sức khoẻ của từng người và của cộng đồng. Những điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hoá, chính trị… hàng ngày có tác động khác nhau đến mọi mặt của đời sống con người. Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có điều kiện tự nhiên phức tạp, khí hậu khắc nhiệt, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa…là những vùng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người và công tác chăm sóc sức khoẻ. Đi đôi với điều kiện tự nhiên thường thì ở các vùng này điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng kém, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, họ thiếu thốn không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Ở các vùng này các công trình thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống chưa được chú ý đúng mức, nhiều vùng chưa có trạm y tế, trường học, đường giao thông, điện… Người dân ở các vùng này phải lao
động vất vả nhưng vẫn không đủ sống. Đời sống tinh thần cũng hạn chế các chính sách xã hội liên quan đến đời sống của người dân đến với họ chậm và không đầy đủ.
Ví dụ, các chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật để xoá đói giảm nghèo, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách y tế và chăm sóc sức khoẻ, các hoạt động nhân đạo từ thiện… Đặc biệt sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gắn liền với sự thiếu hiểu biết và thiếu các thông tin về các biện pháp phòng ngừa và chữa trị sớm, sự kém hiểu biết và đói nghèo đã dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, trẻ em bị nhẹ cân, bị bệnh tật, sự suy kiệt sức lao động, bệnh tật hiểm nghèo. Các hiện tượng mê tín dị đoan, cúng lễ khi có bệnh mà không cần tới sự hỗ trợ của y tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Do đó, ở các vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế - xã hội kém phát triển. Người dân ở các vùng này có nhu cầu khám chữa bệnh lớn nhưng điều kiện phục cho công tác khám chưã bệnh không đáp ứng được yêu cầu “Người dân vượt qua khó khăn tìm đến trạm y tế xã, nhưng ở đó chẳng có ai. Đôi khi nhân viên y tế xã đang bận và dân làng phải chờ lâu. Ngoài ra nhân viên y tế không đủ kỹ năng và thiết bị để chuẩn đoán bệnh, họ không có đủ thuốc và phương tiện để cung cấp cho người bệnh” [12, tr.70 ].
Người dân ở các vùng xa thường tự chữa bệnh lấy ở nhà và ít khi đến trạm y tế khi bệnh quá nặng họ mới đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do nhận thức của con người chưa hiểu đúng về việc bảo vệ sức khoẻ, phần nữa là do đường xá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, do kinh tế eo hẹp không có tiền, hậu quả có một số người đến bệnh viện thì khả năng sống là rất khó, đây là một thiệt thòi lớn của người dân.
Còn đối với người dân sống ở đồng bằng, các khu đô thị và thành phố lớn, việc triển khai các công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân có nhiều
tiến bộ và tích cực hơn so với khu vực miền núi. Nhưng không có nghĩa là họ không gặp phải những khó khăn, hiện nay với tốc độ đô thị hoá các khu công nghiệp đang mọi lên ở khắp mọi nơi, việc sử dụng các loại hoá chất trong sản xuất và tiêu dùng ngày càng nhiều đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, các nguyên liệu cung cấp để đảm bảo cho sự sinh tồn của con người cũng chưa được coi trọng đúng mức. Thiếu nước sạch ở nông thôn và thành thị cũng là vấn đề lớn ở nước ta hiện nay. Đây là một thách thức lớn đối với việc thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.
2.2.2. Sự phân hoá giàu - nghèo tác động tiêu cực đến việc bảo đảm công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Bước vào nền kinh tế thị trường kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt, sự tăng trưởng của nền kinh tế một mặt làm cho một bộ phận dân cư giàu lên một cách nhanh chóng, mặt khác nó cũng đẩy một bộ phận dân cư khác nghèo đi với những lý do khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội, hiện tượng này không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn diễn ra một cách khá phổ biến ở nông thôn. Giải thích vấn đề này còn nhiều tranh luận khác nhau, song việc giải thích nó như là một tất yếu của kinh tế thị trường được xem là một cách giải thích được nhiều người dùng. Nhưng khi gắn nó với mục tiêu công bằng xã hội và bình đẳng xã hội thì có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, có sự phân hoá xã hội trong thời gian vừa qua, có người khẳng định công bằng xã hội đang được thiết lập dựa trên nguyên tác “Phân phối theo lao động”. Ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, nên đã có sự khích thích được mọi người hăng hái sản xuất tạo ra sự tăng trưởng kinh tế đáng kể làm thay đổi bộ mặt của đời sống xã hội. Mặt khác cơ chế thị trường cũng tạo ra sự không công bằng khi mặt trái của nó không được khắc phục. Thực hiện cơ chế thị trường đã tạo ra khe hở để một số người lạm dụng làm giàu một cách bất chính. Như vậy, sẽ có hiện tượng là có
những người cống hiến cho xã hội ít nhưng vẫn được hưởng nhiều. Trong khi đó có những người đã từng cống hiến sức lực của cả đời mình, thậm chí hiến dâng cả xương máu của mình cho đất nước. Khi bước vào cơ chế thị trường họ không còn sức lao động, ốm đau họ đang gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong số gần 20 % dân cư đang sống ở mức nghèo hiện nay đa số họ là nông dân, một bộ phận là công nhân viên nhà nước có mức thu nhập thấp, những gia đình thuộc hộ chính sách. Các đối tượng này hiện đang có mức sống thấp, họ có nhiều nhu cầu cần được giải quyết nhưng khả năng của họ hạn chế. Một trong những nhu cầu cấp thiết hiện nay là được chăm sóc sức khoẻ.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thì sự phân hoá giàu nghèo có tác động nhiều mặt.
Trước hết, giàu có là tiền đề điều kiện để con người bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Họ có được chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… tạo sự thoải mái về tâm hồn và phát triển thể lực có sức khoẻ tốt giúp cho mọi người có thể tham gia vào bất cứ hoạt động lao động nào .
Song đối với người nghèo thì vấn đề này lại hoàn toàn khác. Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã tạo ra sự bất bình đẳng xã hội nói chung và sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khoẻ nói riêng. Những người nghèo không có cơ hội để thăm khám, chữa bệnh một cách đầy đủ như những người giàu, nếu chúng ta thực hiện chăm sóc sức khoẻ dựa trên sự đóng góp của người bệnh, xem xét ở khía cạch này thì công bằng xã hội đã bị vi phạm. Bởi một lẽ, sự tồn tại và phát triển của xã hội phụ thuộc vào sự đóng góp của nhiều thành viên trong xã hội trong đó đa số là người nghèo do vậy việc hưởng một phần thành quả của mình thông qua quỹ phúc lợi xã hội là điều đương nhiên.
Nhưng khi bước vào cơ chế thị trường, vấn đề bao cấp đối với ngành y tế
không còn nữa, tất cả mọi người khi có nhu cầu khám chữa bệnh đều phải đóng viện phí hoặc sử dụng các loại dịch vụ y tế đều phải trả tiền. Đối với người nghèo khả năng chi trả cho khám chữa bệnh rất hạn chế, có người có khả năng chi trả một phần, có những người hoàn toàn không có tiền. Nếu chỉ khám chữa bệnh cho những người có tiền theo cơ chế thị trường là điều hoàn toàn bất công. Điều này có thể làm sâu sắc thêm mặt tiêu cực của sự phân hoá xã hội, đòi hỏi ngành y tế phải có sự điều chỉnh linh hoạt các mức thu đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cũng như cần có sự phân loại các dịch vụ một cách rõ ràng và cụ thể đối với từng bộ phận dân cư để giúp cho công tác chăm sóc sức khoẻ hoạt động có hiệu quả.
Trong thực tiễn hiện nay tốc độ phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh và ở diện rộng, nên trong một chừng mực nhất định các giải pháp mà ngành y tế áp dụng chỉ là giải pháp tạm thời. Trong thời gian tới ngành y tế phải thường xuyên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước để đảm bảo mục tiêu công bằng và nhân đạo. Đi sâu vào vấn đề này ngành y tế cần phải có các quan niệm về giàu - nghèo khác với quan niệm giàu nghèo thông thường trong xã hội, có thể phân chia người có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trong xẫ hội thành hai nhóm.
Nhóm một: là những người có thu nhập trong xã hội , có khả năng chi trả tất cả các chi phí phục vụ cho khám chữa bệnh . Họ là những người giàu .
Nhóm hai: là nhóm người nghèo, căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam, nghèo được chia thành hai cấp độ là nghèo và đói (rất nghèo).
Đói có thể được hiểu là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Ở Việt Nam nhìn chung, các hộ nghèo đói có chất lượng sinh hoạt và văn hoá thấp. Theo số lượng thống kê trình độ văn hoá của các hộ nghèo đói chủ yếu là mù chữ hoặc văn hoá cấp I. Số trẻ em từ 24 đến 30
tháng tuổi bị suy dinh dưỡng chiểm tỷ lệ 69 % ( mức chung là 54 %)/ Số hộ nghèo ở nông thôn được dùng nước sạch chỉ chiếm 0,7 % (mức chung là 10,6
%). Ngoài ra các tiêu chí khác đều ở mức thấp. Hiện nay hộ nghèo đói trong cả nước còn rất cao năm 2003 là 11,99 %. Riêng ở nông thôn còn khoảng 20,37 % số hộ nghèo. Vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đông bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đói lên tới 40 %.
Nhóm nghèo đói, là những người hoàn toàn không có khả năng chi trả các dịch vụ y tế. Nhóm người nghèo còn chiếm một số lượng tương đối lớn trong xã hội, thu nhập của họ luôn ở trạng thái không ổn định và rất dẽ rơi vào nghèo đói khi họ gặp phải rủi ro trong cuộc sống hoặc khi gặp phải bệnh hiểm nghèo cần phải có nhiều tiền cho khám chữa bệnh, khi bị tại nạn để lại di chứng, khi mất sức lao động. Vì vậy, cái nghèo trong chăm sóc sức khoẻ là cái nghèo tiềm ẩn, nó có thể dễ dàng ập đến bất cứ lúc nào, bất cứ gia đình nào thuộc nhóm người không có khả năng chi trả các dịch vụ y tế.
Cơ chế thị trường giúp cho người có mức sống cao có khả năng thoả nãm được các yều cầu dịch vụ y tế, có cơ hội lựa chọn các hình thức khác nhau trong chăm sóc sức khoẻ, giúp họ tiếp cận với các thành tựu tiến tiến nhất của y học hiện đại nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Đồng thời cơ chế thị trường cũng làm cho người nghèo có thêm những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế đắt tiền, cơ hội để họ chăm sóc sức khoẻ sẽ ít hơn do không có khả năng về kinh tế và các điều kiện khác.
2.2.3. Y đức trong một bộ phận cán bộ y tế xuống cấp đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay
Chúng ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quá trình này đã tạo ra một luồng sinh lực mới cho đất nước. Song cơ chế thị trường cũng có những ảnh hưởng không tốt đến đạo đức xã hội, quan hệ giữa người với người có phần lạnh lùng hơn
ý thức đạo đức truyền thống đang bị sói mòn, uy quyền của đồng tiền ngày càng lớn dần lên trong xã hội khi mà người ta tôn sùng nó, người ta bằng mọi giá để đạt được nó càng nhiều càng tốt. Đồng tiền bắt đầu len vào mọi quan hệ xã hội và ngành y tế không nằm ngoài tình trạng đó, do chạy theo lợi ích cá nhân nên một số cán bộ nhân viên của ngành y tế đã có những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến y đức.
Ngành Y tế và người cán bộ y tế phải làm gì ? để không phân biệt đối xử trước những đối tượng bệnh nhân có cả giàu lẫn nghèo, người có quyền lực và người dân bình thường. Trong cơ chế thị trường tâm lý của người dân cũng có sự thay đổi. Đối với người có tiền khi đi chữa bệnh họ thích dùng các loại thuốc mới, thuốc đắt tiền và sẵn sàng chấp nhận việc chữa bệnh với chi phí cao. Trong một số trường hợp để được khám và chữa bệnh nhanh chóng họ lo lót đưa phong bì cho cán bộ y tế, tâm lý này đã ảnh hưởng đến cả những người nghèo, nhiều bệnh nhân và gia đình khó khăn song chịu ảnh hưởng của tư tưởng trên nên cũng xoay sở chạy tiền lo lót cho bác sỹ để chữa bệnh khiến họ đã khó khăn càng khó khăn hơn.
Đối với người bệnh y đức đòi hỏi người thầy thuốc phải giữ vững bản lĩnh của mình, nhìn thẳng vào bệnh tật của bệnh nhân mà chữa trị, có sự cấp cứu kịp thời khi bệnh nhân lâm vào tình trạng hiểm nghèo, không phân biệt giàu nghèo để có sự quan tâm hơn kém. Trong khám chữa bệnh không có loại thuốc nào, không có pháp đồ điều trị nào chỉ dành riêng cho người giàu hoặc người nghèo. Song điều này cũng không có nghĩa là tất cả mọi quá trình phục vụ đều được chia sẻ bình quân cho mọi người mà tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện về ngân sách thuốc men người thầy thuốc sẽ dùng thuốc sao cho hợp lý với khả năng của từng đối tượng tránh những lãng phí không cần thiết. Người cán bộ y tế ở cơ sở điều trị còn phải đối mặt với hiện tượng thu “phí ngầm”
với mọi khâu trong quá trình phục vụ từ tiêm chích đến thay quần áo… thiếu
nhiệt tình trong khám chữa bệnh hoặc làm qua quýt trong giờ để kéo bệnh nhân về phòng khám riêng ngoài giờ. Thiếu trung thực trong kê đơn thuốc hoặc móc nối với các hiệu thuốc để kê những thuốc đắt tiền chưa tới mức phải sử dụng để hưởng hoa hồng gây tốn kém cho bệnh nhân.
Một trong những hiện tượng đáng ghi nhận hiện nay trong công tác chăm sóc sức khoẻ dưới tác động của cơ chế thị trường là sự hành nghề y - dược tư nhân. Việc Nhà nước cho phép hành nghề y - dược tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu quá tải trong các bệnh viện công.
Thời gian qua một số cơ sở y - dược tư nhân đã góp phần đáng kể vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Song có một số cơ sở đã chạy theo đồng tiền mà xem ngành y như một ngành kinh doanh nhằm thu lợi bất chính, họ xem sức khoẻ người bệnh như một món hàng. Việc phục vụ bệnh nhân theo mức độ như thế nào là tuỳ thuộc bệnh nhân chi nhiều tiền hay ít tiền, có nhiều nơi lấy giá khám một cách tuỳ tiện đắt gấp nhiều lần so với quy định của nhà nước, kê đơn quá mức cần thiết, bán thuốc với giá cao, kéo dài thời gian điều trị gây tốn kém cho người bệnh. Vì vậy, thầy thuốc tư nhân phải luôn cảnh giác để giữ cho y đức của mình trong sáng. Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân không chỉ là quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân mà còn là quan hệ giữa người bỏ công lao động và người trả công lao động. Người thầy thuốc tư nhân nhận công khám chữa bệnh là hoàn toàn đúng pháp luật, không vi phạm đạo đức. Vấn đề là ở chỗ họ tự đánh giá công lao của mình như thế nào cho đúng có một số ít cho rằng “nghề y là nghề đặc biệt” mà người khác phải cầu cạch họ cho nên khi bệnh nhân vào viện bị họ đối xử thờ ơ, thiếu ân cần, có trường hợp xúc phạm bệnh nhân. Có trường hợp bệnh nhân cần mổ sớm như vì không đáp ứng yêu cầu của một số người tiêu cực nên họ bị hẹn lần nữa không được mổ nhất là đối với bệnh nhân nghèo.
Những việc làm thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ y tế nói trên đã