Những phương hướng cơ bản giải quyết công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta hiện nay luận văn ths triết học 60 22 85 pdf (Trang 60 - 77)

Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

3.1. Những phương hướng cơ bản giải quyết công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

3.1.1. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ muốn thực hiện được phải dựa trên cơ sở của sự tăng trưởng kinh tế, nếu không có một nền kinh tế tăng trưởng, có hiệu quả thì không có khả năng, không có điều kiện để huy động tốt các nguồn lực cho việc thực hiện tốt các chính sách xã hội và công bằng xã hội. Không thể có một xã hội tiến bộ và công bằng trên cơ sở một nền kinh tế trì trệ suy thoái chỉ đủ cung cấp cho dân chúng một cuộc sống “giật gấu vá vai”. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta lại chấp nhận ngồi chờ đến khi đất nước đạt trình độ phát triển kinh tế cao rồi mới thực hiện công bằng xã hội, càng không thể hy sinh công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần.

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đặt mục tiêu công bằng xã hội, tiến bộ xã hội lên trên hết, coi đó là mục tiêu của chính sách kinh tế - xã hội.

Xét về nhiều mặt thì công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, một khi công bằng xã hội được đảm bảo nó sẽ tạo được một nguồn nhân lực tốt đảm bảo cho phát triển kinh tế, kích thích tính năng động sáng tạo, thúc đẩy người lao động đem hết nhiệt tình, sức lực và trí tuệ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tạo thêm nhiều nguồn phúc lợi xã hội, từng bước thoả mãn các nhu cầu của nhân dân trong đó có nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: Tăng trưởng kinh tế phải bắn liền với công bằng xã

hội ngay trong từng bước phát triển. Đến Đại hội Đảng VIII - IX quan điểm đó vẫn tiếp tục được khẳng định và làm rõ thêm:

“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. công bằng xã hội phải được thực hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình…”

[18, tr.113].

Tất cả các quan điểm công bằng xã hội trên của Đảng đều thể hiện sự thống nhất giữa mục tiêu kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội trong đường lối chung cũng như trong từng quyết sách cụ thể, trong mọi lĩnh vực cũng như trong lĩnh vực y tế, giáo dục…

Nhận thức được vấn đề này chúng ta cần phải xây dựng một quan niệm công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể ở Việt Nam, khi phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một yêu cầu bức bách nhưng không dễ dàng, chúng ta không thể chấp nhận quan điểm công bằng xã hội theo kiểu bình quân như trước đây.

Vì vậy, quan niệm công bằng xã hội ở nước ta hiện nay phải bao hàm trong nó sự phân hóa giàu - nghèo như là một thực tế khách quan, chấp nhận nó nhưng phải định hướng nó để không biến thành sự bất công trong xã hội.Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước, chính sách công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân phải được thực hiện thông qua phát triển kinh tế. Từng bước xoá đói giảm nghèo và khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp.

Đối với nước ta, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, từ xuất phát điểm của một nền kinh tế - xã hội nghèo nàn, lạc hậu sự kết hợp một cách hài hoà giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội sẽ có tác dụng thúc đẩy và là động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.

Trong chính sách kinh tế khi thực hiện cần vạch rõ mục tiêu xã hội của nó, mặt khác đối với mỗi chính sách xã hội, cần thấy rõ điều kiện đảm bảo và tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.Việc xác lập mối quan hệ cụ thể, hợp lý giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là bài toán vĩ mô mang tầm quan trọng chiến lược, góp phần tích cực trong việc phát huy nguồn lực con người.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của mối quan hệ đó, Đảng ta trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn phải vì hạnh phúc của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [16, tr.13].

Thực tiễn cho thấy tiến bộ, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế không những không tách rời nhau mà còn gắn kết với nhau và tác động quyết định lẫn nhau. Sự tăng trưởng kinh tế và chính sách kinh tế đúng là cơ sở chủ yếu, là điều kiện vật chất để thực hiện các mục tiêu xã hội, thực hiện chính sách xã hội bằng những giải pháp phù hợp sẽ tạo ra sự ổn định xã hội và động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế.

Việc thực hiện công bằng xã hội không thể thoát ly điều kiện, thực trạng và tốc độ phát triển kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế tự nó không dẫn tới công bằng xã hội và càng không thể tự nó giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, chúng ta không thể thụ động chờ kinh tế phát triển mới bắt tay vào giải quyết các vấn đề xã hội. Chậm đổi mới và thực hiện các chính sách xã hội phù hợp sẽ làm mất đi động lực trong phát kinh tế, thậm chí thủ tiêu mọi thành quả thu được từ phát triển kinh tế. Ngược lại, những mục tiêu trong chính sách xã hội vượt quá khả năng kinh tế hiện thực sẽ trở thành gánh nặng của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế .

- Kết hợp ngay trong mục tiêu và phương hướng chung trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Kết hợp trong việc hoạch định và thể chế hoá các chính sách kinh tế – xã hội.

- Có kế hoạch và cân đối ngân sách hàng năm, xác định rõ tỷ lệ và quy mô đầu tư cho chính sách xã hội trong đó có ngân sách dành cho y tế , đầu tư có chọn lọc, đầu tư trúng và đúng.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, để thực hiện sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Đảng, Nhà nước phải tạo lập các điều kiện xã hội để phát triển kinh tế, đồng thời phát triển xã hội theo hướng phục vụ sự phát triển con người tức là tạo ra một xã hội công bằng, bình đẳng và tạo điều kiện phát triển cho tất cả mọi người.

3.1.2. Tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương

Xây dựng củng cố và hệ thống y tế từ trung ương đến thôn bản là nhiệm vụ then chốt của ngành y tế để đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chúng ta phấn đấu xây dựng một hệ thống y tế vững mạnh cả về tổ chức, cả về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Ở mỗi cấp có những yêu cầu khác nhau, nhằm vừa xây dựng một hệ thống y tế ngày càng hiện đại, kỹ thuật y học ngày càng cao (tuyến trung ương, tuyến tỉnh); đồng thời quan tâm thích đáng đến việc xây dựng mạng lưới y tế cơ sở đặc biệt là y tế thôn bản để đáp ứng kịp thời những nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đại đa số nhân dân nhất là ở vùng sâu và vùng xa.

Trước hết cần khẳng định tiến hành đồng thời việc xây dựng kiện toàn hệ thống y tế cơ sở với việc củng cố hệ thống khám chữa bệnh, xây dựng các trung tâm y tế kỹ thuật cao hoàn toàn không có gì mâu thuẫn mà trái lại còn

có tác dụng hỗ trợ bổ xung cho nhau. Đây là một trong những công tác trọng tâm từ nay đến 2010 của ngành Y tế.

Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2020 được Chính phủ thông qua số 35/ 2001/QĐ- TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 đã xác định:

- Đảm bảo 100% số xã có trạm y tế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, kinh tế, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng.

- Phấn đấu đến năm 2005 đạt: 100% phòng khám đa khoa khu vực cụm liên xã ở miền núi, vùng sâu được xây dựng kiên cố và có bác sỹ; 65% số xã có bác sỹ (trong đó 50% số xã miền núi có bác sỹ); 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó có 60% là nữ hộ sinh trung học.

- Phấn đấu đến năm 2010 đạt: 80% số xã có bác sỹ (trong đó 60% số xã miền núi có bác sỹ); 80% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung học; các trạm y tế đều có cán bộ với trình độ dược tá phụ trách công tác dược và có cán bộ được đào tạo, bổ túc về y học cổ truyền; thường xuyên 100% thôn bản có nhân viên y tế có trình độ sơ học trở lên. Phát triển đội ngũ tình nguyên viên y tế tại các thôn, ấp miền đồng bằng.

Chúng ta tiếp tục xây dựng hai trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là trung tâm tại miền Trung. Đến năm 2020 có thêm các trung tâm kỹ thuật cao tại các khu vực miền núi phái Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong hàng loạt các vấn đề được đặt ra thì điều kiện đầu tiên là phải quan tâm đến y tế cơ sở, tập trung nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện y tế cơ sở, đồng thời quan tâm đến khu vực y tế chuyên sâu, y học kỹ thuật cao ở các trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn của đất nước. Nếu như chúng ta không muốn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực, thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư suy nghĩ và xây dựng ngay các trung

tâm y tế kỹ thuật cao. Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng trong khi là mẫu mực cho nhiều nước về mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp trong cả nước, thì hiện nay có nhiều trường hợp chúng ta phải gửi bệnh nhân ra nước ngoài để khám và điều trị bệnh chỉ vì trong nước không có đủ phương tiện khám chữa bệnh cần thiết, trong khi chúng ta có tiềm năng rất lớn về nguồn nhân lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ y tế.

3.1.3. Xây dựng mô hình y tế Việt Nam theo hướng lấy y tế công làm chủ đạo và từng bước phát triển y tế tư nhân một cách hợp lý

Trong tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế của chúng ta còn đang gặp phải nhiều khó khăn, ngân sách chi cho y tế còn ở mức khiêm tốn muốn thực hiện được công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ thì y tế nhà nước phải nắm vai trò chủ đạo. Khi lấy y tế công làm chủ đạo thì nhà nước mới nắm trong tây nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở (tuyến huyện, tuyến xã và thôn bản). Nếu nhà nước không nắm nguồn lực của y tế cơ sở thì các thế lực khác sẽ tổ chức và chỉ đạo nguồn nhân lực và lúc đó chúng ta sẽ mất đi một phần chân đế chính trị ở cơ sở.

Lấy y tế công làm chủ đạo thì nhà nước mới dành một khoản kinh phí chiếm tỷ lệ thích đáng trong chi tiêu y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ và mới chủ động điều chỉnh kinh phí cho vùng nghèo, người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách để thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.

Bản chất của các hoạt động y tế là nhân đạo, nếu không lấy y tế công mà lấy y tế tư nhân làm chủ đạo thì khó lòng quản lý và thúc đẩy tính nhân đạo trong ngành y tế, đặc biệt là việc kiểm soát những vấn đề liên quan đến y đức dù cho nhà nước có một đội ngũ thanh tra y tế hùng hậu. Chỉ có y tế công mới tập trung được nhân lực, vật lực để giải quyết các vấn đề bức bách, cấp thiết của các vụ dịch hoặc những hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra.

Nền y tế công làm chủ đạo sẽ hoạch định phương hướng phát triển kỹ thuật y tế. Trong khi đó y tế tư nhân do chạy theo lợi nhuận nên có thể dẫn đến hai khuynh hướng, hoặc là chỉ chú trọng đến kỹ thuật cao với giá thành đắt mà người không tiếp cận được, hoặc là chỉ dừng lại ở những kỹ thuật tầm thường để thu tiền trước mắt mà không phát triển kỹ thuật hiện đại. Chỉ khi nền y tế công giữ vai trò chủ đạo thì chúng ta mới có nền y tế toàn diện với cơ cấu thích hợp giữa các chuyên môn y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y học cổ truyền và y học hiện đại, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và y tế chuyên sâu…). Y tế tư nhân với mục đích chính là lợi nhuận chỉ quan tâm tới các chuyên ngành có yêu cầu cao chứ không đặt vấn đề phát triển các chuyên ngành theo nhu cầu. Ví dụ, các ngành như lao, tâm thần, vệ sinh phòng dịch, tiêm chủng mở rộng… tuy có nhu cầu lớn nhưng lợi nhuận thấp sẽ không được y tế tư nhân phát triển.

3.1.4. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cần phải có sự đổi mới trong quá trình thực hiện

Thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, ngành y tế cần phải sắp xếp lại, tăng cường chất lượng công tác quản lý, đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế. Tổ chức tốt các hoạt động liên ngành, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với các chương trình y tế, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ. Huy động và tổ chức tốt việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở.

Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ, thực hiện chiến lược của Ngành là phát triển một hệ thống y tế hỗn hợp cả công và tư trong đó y tế công là chủ đạo, xác định rõ vai trò và phạm vi hoạt động của hệ thông y tế công, đa dạng hoá, khuyến khích phát triển y tế tư nhân, đồng thời quản lý tốt để bảo đảm chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người bệnh.

Tiếp tục cải cách thể chế và thủ tục hành chính của ngành, thực hiện quy chế dân chủ, quy chế tiếp dân. Đổi mới về cách cung ứng và xử dụng nguồn nhân lực y tế cả khâu đào tạo, sử dụng và chế độ lương cùng các phụ cấp đặc thù. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp huy động nguồn lực cho y tế, cần thay đổi chế độ thu viện phí theo hướng vừa đảm bảo bù chi vừa đảm bảo công bằng để người nghèo được khám chữa bệnh. Xây dựng các chính sách và quy định phù hợp để người bệnh có thể trực tiếp tác động đến chất lượng và sự thuận tiện của các dịch vụ. Các chính sách về bảo hiểm y tế cần có sự thay đổi và làm rõ quyền lợi - nghĩa vụ của các bên tham gia.

Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, xây dựng các cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc quản lý sản xuất và phân phối dược phẩm, thiết bị y tế.

Tiếp tục thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ để giải quyết các vấn đề về bệnh tật nổi trội tác động đến tình trạng sức khoẻ của nhân dân như: Tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, phòng chống sốt rét, chống các loại dịch sát, cúm gà, HIV… chủ động có kế hoạch phòng ngừa và khắc phụ các hậu quả thiên tai.

3. 2. Một số giải pháp đảm bảo thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

3.2.1. Cần có nhận thức đúng về công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ Chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân giai đoạn 2001 - 2020 viết: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển nòi giống. Bảo đảm công bằng xã hội trong chăm sóc

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta hiện nay luận văn ths triết học 60 22 85 pdf (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)