Tình hình phát triển ngoại thương Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Một phần của tài liệu Phát triển ngoại thương việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa luận văn ths kinh tế 5 02 01 (Trang 37 - 60)

Chương 2 THỰC TRẠNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Tình hình phát triển ngoại thương Việt Nam từ năm 1991 đến nay

2.1.1. Đường lối, chính sách phát triển ngoại thương của Đảng và Nhà nước ta

Từ cuối năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội VI của Đảng đề ra, kinh tế đối ngoại đã được coi là "mũi nhọn" của công cuộc đổi mới. Cùng với việc "bung ra" nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lần đầu tiên ở Việt Nam, các thuật ngữ "mở cửa nền kinh tế", "đa dạng hóa kinh tế đối ngoại", "đa phương hóa thị trường"... đã được đề cập trong các chủ trương, chính sách kinh tế đối ngoại. Chế độ "Nhà nước độc quyền ngoại thương" đã được thay bằng sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại theo cơ chế thị trường. Đáng lưu ý, ngoại thương (đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh XK) đã được coi là một trong ba chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua lần đầu tiên vào tháng 12/1987 và có hiệu lực từ tháng 01/1988 là văn bản pháp lýđầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng thực sự sang chính sách kinh tế mở theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Từ năm 1989, Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều chủ trương và chính sách lớn nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách XNK theo cơ chế thị trường.

Nghị định 64/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 10/6/1989 quy định về chế độ quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh XNK, quản lý ngoại hối và ban hành tỷ giá mua bán ngoại tệ gần sát với giá thị trường tự do. Tỷ giá kết toán nội bộ được xoá bỏ, tỷ giá phi mậu dịch được thiết lập sát với tỷ giá chính thức. Đây là bước đột phá trong lĩnh vực kinh doanh XNK: với một

tỷ giá thống nhất và sát với thị trường như vậy, Nhà nước đã buộc các doanh nghiệp XNK phải phát huy tính năng động sáng tạo và tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời những diễn biến của thị trường; tính toán lỗ lãi trong kinh doanh phát huy cao nhất khả năng của mình nhằm đạt hiệu quả cao.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đang gặt hái được một số kết quả bước đầu thì Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn thách thức mới: sự tan rã của Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 làm cho Việt Nam không những mất hẳn chỗ dựa về nguồn viện trợ vốn, nguồn cung cấp các vật tư chiến lược... mà còn gây ra những hụt hẫng do đột ngột bị mất một thị trường lớn tiêu thụ nhiều loại hàng XK truyền thống của Việt Nam (chiếm hơn 60% tổng KNXK hàng năm). Việc cho phép "bung ra"

một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong khi Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, chưa đủ kinh nghiệm để định hướng quản lý đã là kẽ hở cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế và nhiều tệ nạn xã hội khác phát triển.

Tình hình trên đòi hỏi đường lối phát triển kinh tế phải tiếp tục đổi mới sao cho phù hợp với xu thế thời đại nhưng lại không đi chệch hướng mục tiêu XHCN. Đại hội VII của Đảng thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH với tư tưởng chỉ đạo "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" và "mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại đối với tất cả các nước ở các khu vực trên thế giới"; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện dần cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách mở cửa để phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến tới "tự do hóa thương mại", nhiều chính sách mới đã được Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh hàng hóa XK; XNK được xác định là khâu đột phá đầu tiên trong tiến trình "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước".

Hội nghị TW 3 (khóa VII) đã đưa ra một nghị quyết riêng về kinh tế đối ngoại, theo hướng "xây dựng một nền kinh tế mở, hướng mạnh về XK".

Từ đây chiến lược CNH hướng XK đã được khẳng định; điều này cũng đồng nghĩa với việc coi thị trường bên ngoài là một động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu đề ra cho chính sách XNK là: đẩy mạnh XK, bao gồm XK hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về NK, tăng thu ngoại tệ để góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Thông qua NK để tranh thủ thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và đổi mới cơ cấu kinh tế .

Từ năm 1996, bước sang giai đoạn mới của công cuộc xây dựng đất nước, đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải góp phần tích cực làm thay đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao trình độ công nghệ theo yêu cầu CNH , HĐH. Mặt khác, môi trường kinh doanh quốc tế từ năm 1996 cũng hoàn toàn thay đổi: sự ra đời tổ chức thương mại thế giới (WTO) thay cho Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trước đây; sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu vực tự do thương mại và các tổ chức khu vực như NAFTA, AFTA, APEC, EU...; tự do hoá thương mại đã trở thành xu thế chủ yếu trong buôn bán khu vực và toàn cầu. Nước ta đã trở thành thành viên của ASEAN, APEC và đang tích cực đàm phán để gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng VIII đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, công nghệ nước ngoài để phát triển sản xuất trong nước và đẩy mạnh XK. Mục tiêu của chính sách XNK được xác định là:

tạo thêm các mặt hàng XK trên thị trường, giảm tỷ trọng hàng thô sơ và sơ chế, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu và tinh của hàng XK để nâng cao giá trị gia tăng XK. Giảm tỷ trọng nhập siêu, ưu tiên NK để sản xuất hàng XK. Hạn chế NK hàng tiêu dùng chưa cần thiết. Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước.

Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta với các nước đối tác [21].

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, Đại hội IX của Đảng đã xác định chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN.

Từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trên, chính sách ngoại thương của Nhà nước ta đã từng bước được đổi mới theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chính sách thương nhân: Để xoá bỏ "Chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương",Nghị định 114/HĐBT ngày 07/4/1992 được ban hành thay cho Nghị định 64/HĐBT quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK, mở rộng quyền hoạt động XNK cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước không còn điều kiện pháp lý để độc quyền kinh doanh ngoại thương như trước. Sau khi có luật thương mại (năm 1997), Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động XK, NK, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. Theo Nghị định này, chế độ giấy phép kinh doanh XNK đã được xoá bỏ hoàn toàn, quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp được tôn trọng. Quyền kinh doanh XNK được mở rộng thêm một bước thông qua Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ cho phép tất cả các thương nhân (không chỉ có doanh nghiệp) đều được quyền XK tất cả các loại hàng hóa, không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm XK.

Chính sách thương nhân của Chính phủ đã ngày càng tạo điều kiện thông thoáng hơn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh XNK của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Tận dụng được vốn và công nghệ cao; thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất

trong nước, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến và hiện đại, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động trong nước.

- Chính sách thị trường: Đã xác định phương hướng thị trường trên cơ sở phân tích những biến chuyển trong nền kinh tế thế giới và khu vực; những nguồn lực hiện có và triển vọng phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam đã XK tất cả những sản phẩm có thể XK được, đưa hàng hóa XK ra mọi khu vực thị trường thế giới, bước đầu đã có chọn lọc về NK nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất trong nước và XK. Chính phủ đã sử dụng một loạt chính sách nhằm tận dụng kịp thời một số cơ hội do các Hiệp định song phương và khu vực mang lại: Xúc tiến thương mại với một số thị trường mục tiêu như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, EU... Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, tổ chức đoàn chuyên ngành khảo sát thị trường. Đã dần chú trọng đến đăng ký các thương hiệu tại các thị trường mục tiêu.

- Chính sách mặt hàng XK: Đa dạng hóa mặt hàng XK để khai thác lợi thế so sánh của đất nước, phát triển mặt hàng XK chủ lực, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

- Chính sách mặt hàng NK: Chính sách mặt hàng NK có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế cả nước, nó tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.Chính sách mặt hàng NK được dựa trên cơ sở điều hành mặt hàng NK chủ yếu có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, gồm những mặt hàng như xăng dần, sắt thép, phân bón và hàng tiêu dùng; bên cạnh đó còn có danh mục hàng hóa cấm NK, danh mục hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch, danh mục hàng tiêu dùng cần hạn chế NK..., vừa đáp ứng nhu cầu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyênliệu, hàng tiêu dùng, thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống; bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm, vừa đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển.

Trong quá trình đổi mới, với chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước,

ngoại thương Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng XNK, chủ động đổi mới cơ cấu hàng hóa XNK theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hóa phương thức hoạt động, đa phương hóa thị trường; thể hiện rõ xu hướng Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; có đóng góp quan trọng vào đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2.1.2. Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam từ 1991 đến nay Nhờ kiên trì sự nghiệp đổi mới theo nhiều giải pháp tích cực khác nhau, Đảng và Nhà nước ta đã lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua sóng gió đi dần vào thế ổn định. Từ năm 1991 đến nay, mặc dù ngoại thương diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh rất khó khăn, Việt Nam phải cùng lúc chuyển hướng tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới, vừa phải thay đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đạt được kết quả khá quan trọng trong hoạt động XNK, KNXK của Việt Nam tăng lên nhanh chóng, mức nhập siêu giảm bớt; Sự tăng trưởng ngoại thương, đặc biệt là tăng XK góp phần quan trọng đẩy mạnh CNH, HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá từ 1991 - 2004

Năm

KNXK (TrUSD)

Tốc độ tăng XK (%)

KNNK (TrUSD)

Tốc độ tăng NK (%)

Cán cân TM (Tr.USD)

Tổng GDP (Tr. USD)

Tổng KN XNK/GDP

(%)

1991 2.087 -13,2 2.338 -15,1 -251 15.620 8,33

1992 2.580 23,7 2.540 8,7 40 16.970 0,17

1993 2.985 15,7 3.924 54,4 -939 18.340 37,67

1994 4.054 35,8 5.825 48,5 -1.771 19.960 49,49

1995 5.449 34,4 8.155 40 -2.706 21.850 62,26

1996 7.225 33,2 11.143 36,6 -3.888 23.880 77,04

1997 9.185 26,6 11.592 4 -2.407 25.840 80,41

1998 9.360 1,9 11.499 0,8 -2.139 27.340 76,29

1999 11.541 23,3 11.742 2,1 -201 28.650 81,27

2000 14.482 25,5 15.636 33,2 -1.154 30.570 98,52

2001 15.027 3,8 16.162 3,4 1.135 32.685 95,53

2002 16.705 11,2 19.733 21,8 -3.028 35.224 104,26

2003 20.176 20,8 25.226 27,8 -5.050 39.623 121,14

2004 26.500 28,9 31.516 24,9 -5.116 45.373 142,49

Nguồn: Bộ Thương mại - Viện nghiên cứu Thương mại [19, phụ lục 4]

Như vậy khi chuyển hoạt động ngoại thương sang cơ chế thị trường với sự thay đổi hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính..., cùng với khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên và xã hội của đất nước, ngoại thương đã có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ vốn, thực hiện chiến lược CNH hướng về XK.

Sang những năm đầu của thế kỷ XXI, hoạt động ngoại thương của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế - thương mại thế giới trên đà phục hồi với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhiều nhân tố bất ổn như nguy cơ khủng bố luôn đe dọa nhiều nền kinh tế lớn, căng thẳng chính trị ở Trung Đông và nhiều khu vực khác, dịch cúm gia cầm lan rộng ở nhiều nước Châu Á, thiên tai và dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới; giá cả nhiều mặt hàng, nhất là các mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, phân bón, sắt thép... tăng đột biến, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngoại thương nước ta.Tuy vậy, từ chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương nói riêng được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh XK và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Sau đây là những nét chủ yếu về tình hình phát triển ngoại thương Việt Nam từ năm 1991 đến nay:

2.1.2.1. Hoạt động xuất khẩu

Do chính sách của Nhà nước về xoá bỏ độc quyền trong hoạt động ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh XNK của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nên số doanh nghiệp kinh doanh XNK tăng nhanh, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài: Năm 1994 có 1.244 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh XNK, trong đó tư nhân chiếm 13%; Năm 1998 có 5.050 doanh nghiệp kinh doanh XNK, trong đó số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.500 doanh nghiệp; Năm 1989, số các doanh nghiệp đăng ký XNK tăng lên 8.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.640 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Năm 2000, sốdoanh nghiệp tham gia XNK đã tăng lên 12.000 doanh nghiệp; và hiện nay ( đến đầu năm 2005), tổng số doanh nghiệp đã đăng ký mã số kinh doanh XNK là 35.714 doanh ngiệp, tăng gấp 965 lần so với năm 1986 (37 công ty).

Tốc độ tăng trưởng XK hàng năm thời kỳ 1991-1999 đạt 20%, thời kỳ 2000-2004 là 18%, được xếp vào mức cao nhất khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP (24%) năm 1991, đến nay XK đã chiếm gần 58%. Nếu năm 1992 tổng KNXK của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 2 tỷ USD thì năm 2004 đã đạt 26,5 tỷ USD, gấp hơn 13 lần so với năm 1992 (bảng 2.1).Trong 15 năm qua (1991-2004) XK đã trở thành trụ cột của nền kinh tế và là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Mức tăng trưởng XK trong thời gian nói trên bình quân gấp 2,6 lần mức tăng GDP (19% so với 7,2%) Với tốc độ tăng trưởng XK cao, hiện nay Việt Nam đã tăng tỷ phần hàng XK của mình lên mức 0,2% trong tổng XK sản phẩm không dầu mỏ của thế giới và 0,6% trong tổng XK sản phẩm không dầu mỏ của các nước đang phát triển [23, tr.4].

+ Về mặt hàng XK: Với chính sách đa dạng hóa mặt hàng XK, kết hợp với sự ưu đãi từ thuế đến ưu đãi về vốn và tín dụng... trên nguyên tắc khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng mặt hàng, nâng cao tỷ lệ hàng hóa qua chế biến, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới đã tạo ra những chuyển biến cơ bản trong mặt hàng XK chủ lực; chất lượng hàng XK tăng lên đáng kể, bước đầu có vị thế trên thị trường thế giới, cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa XK và thúc đẩy XK, cải thiện cán

Một phần của tài liệu Phát triển ngoại thương việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa luận văn ths kinh tế 5 02 01 (Trang 37 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)