Những thành tựu đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 luận vă (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc

Giải phóng phụ nữ không đơn giản là vấn đề chính sách pháp luật mà quan trọng hơn là thực hiện trong cuộc sống thực tiễn. Có thể nói rằng, trình độ giải phóng phụ nữ chính là trình độ phát triển của xã hội. Điều đó là hoàn toàn đúng khi nhìn vào xã hội Việt Nam. Việt Nam là một nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Thông qua kết quả của một số cuộc điều tra xã hội học được ghi nhận dưới đây, chúng ta thấy được thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng nhìn nhận dưới góc độ bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu đáng kể.

* Quyền được thương yêu, chăm sóc và tôn trọng

Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ trong gia đình ngày càng được quan tâm, được bảo đảm quyền lợi. Chính nhờ vào những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và sự thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước mà công cuộc phòng chống bạo lực gia đình mang lại những kết quả đáng khích lệ.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về bạo lực ở phụ nữ năm 2010, có 63% người được hỏi biết về Luật phòng chống bạo lực gia đình, Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh cho biết: Năm 2009, có 32 tỉnh báo cáo, tổng số hộ gia đình có bạo lực là 89.602 hộ. Năm 2010, có 49 tỉnh báo cáo, với tổng số hộ gia đình có bạo lực là 42.421 hộ. Đến tháng 9 năm 2011 tổng số hộ gia đình có bạo lực là 33.904 hộ [2].

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy được thực trạng số hộ gia đình có bạo lực có xu hướng giảm đi từ năm 2009 là 89.902 hộ xuống 33.904 hộ vào tháng 9/2011. Với con số trên chúng ta nhận thấy một điều rằng, người vợ trong gia đình ngày càng được người chồng quan tâm, tôn trọng, yêu thương…Bởi lẽ đó, số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, làng văn hóa không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001, cả nước có hơn 13,1 triệu hộ đạt chuẩn văn hóa/ 21,5 triệu hộ gia đình; đến năm 2012, cả nước đã có 16,4 triệu/ 21,5 triệu hộ gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 76%).

Năm 2000, cả nước có 17.651 làng (thôn, ấp, bản…), tổ dân phố được công nhận văn hóa; đến năm 2012, đã có 71,9 nghìn/118 nghìn làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa được công nhận (đạt 60,94%) [18].

* Trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Vấn đề quyền của người vợ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều thành tựu thể hiện thông qua kết quả tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và tỷ lệ giảm sinh con thứ 3 trở lên như sau:

Bảng 3.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, thời kì 2002-2012

Tỷ lệ: %

Năm điều tra

Tổng số Thành thị Nông thôn

Biện pháp tránh thai

bất kỳ

Biện pháp tránh thai hiện đại

Biện pháp tránh thai

bất kỳ

Biện pháp tránh thai hiện đại

Biện pháp tránh thai

bất kỳ

Biện pháp tránh thai hiện đại

2002 76.8 64.7 76.7 59.3 76.9 66.5

2003 75.0 63.3 72.5 56.4 75.8 65.6

2004 75.7 64.6 73.5 58.3 76.4 66.9

2005 76.9 65.8 74.9 59.7 77.6 67.9

2006 78.1 67.2 76.1 61.3 78.8 69.4

2007 79.0 68.2 77.3 62.9 79.6 70.1

2008 79.5 68.8 76.2 62.1 80.8 71.4

2009 78.0 67.5 76.0 63.3 78.8 69.2

2010 78.2 68.6 75.2 63.8 79.5 70.6

2011 76.2 66.6 74.2 63.0 77.2 68.2

2012 77.2 67.0 75.5 64.2 78.0 68.3

Nguồn: [5].

Bảng 3.2: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo thành thị/

nông thôn 2006 -2013

Đơn vị tính %

Nơi cƣ trú 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Toàn quốc 18.5 16.7 16.9 16.1 15.1 14.7 14.2 14.3

Thành thị 10.0 9.0 9.7 9.3 9.5 9.8 9.6 9,9

Nông thôn 21.4 19.3 19.6 18.9 17.1 16.5 16.3 16.4

Nguồn: [5].

Thông qua các số liệu trên cho thấy tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai có xu hướng tăng lên qua các năm và ở khu vực nông thôn có tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn so khu vực thành thị. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm qua các năm gần đây. Từ thực tế trên cho thấy, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được một số thành tựu, người vợ ngày càng được đảm bảo hơn về sức khỏe bản thân cũng như tư tưởng phải sinh con thứ ba trái với ý muốn của mình.

* Trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Trong lĩnh vực lao động và việc làm người phụ nữ đang ngày càng được quan tâm hơn, tạo điều kiện để người phụ nữ được quyền tự chủ trong gia đình về vấn đề kinh tế, việc làm. Từng bước thúc đẩy cho người phụ nữ được tiếp cận với những hình thức, loại hình công việc mới. Quy định này góp phần đảm bảo cho người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia lao động, sản xuất. Việc thực hiện Đề án 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 về "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" trong 3 năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, trong việc tiếp cận các chương trình, nguồn lực của nhà nước. Tỷ lệ lao động là phụ nữ được tạo việc làm mới trong tổng số lao động được tạo việc làm mới ngày càng tăng: năm 2011 chiếm 47%, năm 2012 chiếm 47,8%, ước năm 2013 là 48%. Tỷ lệ tuyển sinh học nghề cho người phụ nữ có xu hướng gia tăng. Trong năm 2011, tỷ lệ lao động là phụ nữ học nghề chiếm

42% trong tổng số lao động được đào tạo và được cấp chứng chỉ nghề, thì đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 43% và ước năm 2013 là 44% [19].

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 luận vă (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)