KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
E. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình
- Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo d−ỡng, sửa chữa những h− hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
- Đối với một số ngành có chi phí sửa chữa tài sản cố định lớn và phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong kỳ với điều kiện sau khi trích tr−ớc doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lDi. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý
- Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đD trích tr−ớc. Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đD trích thì phần chênh lệch đ−ợc hạch toán toàn bộ hoặc đ−ợc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ nh−ng tối đa không quá 3 năm. Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đD trích thì phần chênh lệch đ−ợc hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kú.
1. Trường hợp sửa chữa nhỏ (sửa chữa thường xuyên) TSCĐ hữu hình :
Các chi phí sửa chữa tài sản cố định đ−ợc coi nh− khoản phí tổn và đ−ợc hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nh−ng tối đa không quá 3 năm.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa : Nợ TK 627,641,642
Có TK 111,112,331....
2. Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình :
a) Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình : - Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình :
Nợ TK 627,641,642 Có TK 335
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa:
Nợ TK 2412 Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
- Kết chuyển chi phí sửa chữa khi sửa chữa TSCĐ hữu hình xong:
Nợ TK 335 Có TK 2412
- Quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước:
+ Nếu chi phí sửa chữa thực tế phát sinh > chi phí sửa chữa đã trích trước Nợ TK 627,641,642: nếu chênh lệch nhỏ
Nợ TK 142,242: nếu chênh lệch lớn Có TK 2412
Định kỳ phân bổ:
Nợ TK 627,641,642 Có TK 142,242
+ Nếu chi phí sửa chữa thực tế phát sinh < chi phí sửa chữa đã trích trước Nợ TK 335
Có TK 627,641,642
Ví dụ : Tại DN Tân Lâm có dự kiến sửa chữa TSCĐ trong 5 tháng tới kinh phí dự kiến là: 500 tr
5 tháng sau DN bắt tay vào sữa chữa, chi phí phát sinh sau:
-Xuất vật liệu để sửa chữa TS có trị giá 100 triệu đồng -Xuất CCDC để sửa chữa trị giá 15 triệu đồng.
-Mua thêm vật liệu bên ngoài để phục vụ sửa chữa trị giá 110 triệu đồng (bao gồm 10% thuế) đã thanh toán bằng TM.
-Tiền lương nhân công phải trả trong quá trình sửa chữa là 20 triệu đồng.
-Tiền công chưa thanh toán cho nhà thầu 33 triệu đồng (bao gồm 10% thuế).
Quá trình sửa chữa TS hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng tại phân xưởng sản xuất. DN đã quyết toán toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh.
b) Trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình : - Khi phát sinh chi phí sửa chữa:
Nợ TK 2412 Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
- Kết chuyển chi phí sửa chữa khi sửa chữa TSCĐ hữu hình xong:
Nợ TK 142,242 Có TK 2412 - Định kỳ phân bổ:
Nợ TK 627,641,642 Có TK 142,242
Ví dụ : Tại DN Thiên Tân có tài liệu về quá trình sửa chữa TSCĐ như sau : (1) Xuất vật liệu để sửa chữa TS có trị giá 60 triệu đồng (2) Xuất CCDC để sửa chữa trị giá 10 triệu đồng.
(3) Mua thêm vật liệu bên ngoài để phục vụ sửa chữa trị giá 55 triệu đồng (bao gồm 10% thuế) đã thanh toán qua ngân hàng.
(4) Tiền lương nhân công là 10 triệu đồng và trích theo lương (24%) phải trả trong quá trình sửa chữa.
(5) Tiền công chưa thanh toán cho nhà thầu 33 triệu đồng (bao gồm 10% thuế).
(6) Quá trình sửa chữa TS hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng tại phân xưởng sản xuất. DN đã quyết toán toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh
(7) Phân bổ chi phí sửa chữa trong 15 kỳ.