Chương 1 Cơ sở lý luận chung về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng mại Thửụng
1.2. CÁC NGUỒN VỐN CỦA NHTM
1.3.3. Phân tích vốn tự có của Ngân hàng
Để xác định mức độ an toàn của Ngân hàng vì khả năng thanh toán cuối cùng của một Ngân hàng có liên quan mật thiết với mực vốn tự có. Việc đánh giá khả năng thanh toán cuối cùng thường được thực hiện thông qua chỉ số sau:
Tỷ lệ vốn tự có / Từng khoản tài sản = (Tổng vốn tự có / Tổng tài sản) * 100%
Nhận xét chung:
Từ khi hình thành và phát triển, các NHTM đã tìm cách để thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức và cá nhân. Họ kinh doanh dịch vụ, kinh doanh niềm tin ở khách hàng và làm thế nào là người giữ tiền tin cậy nhất cho khách hàng. Bởi vậy, huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một NHTM. Nó đánh giá khả năng tự chủ của Ngân hàng đó.
Huy động vốn có nhiều hình thức như gửi tiền tiết kiệm, thanh toán, phát hành giấy tờ có giá hay tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác. Quan trọng là Ngân hàng đó có thu hút được nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi đó không và sử dụng số vốn đó như thế nào để đưa lại lợi nhuận cao nhất.
Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ quan trọng này, tôi xin phép đi sâu hơn vào vấn đề ở các chương tiếp theo.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 16 -
CHệễNG 2
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được hình thành vào ngày 30/10/1962 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng chính phủ ban hành trên cở sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01/04/1963, Ngân hàng chính thức khai trương hoạt động NHNT như một Ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Ngày 14/11/1990, NHTN chính thức chuyển từ một Ngân hàng chuyên kinh doanh độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được hình thành trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua hơn 45 năm phấn đấu và phát triển, VCB đã không ngừng vươn lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ Ngân hàng…Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 17 -
tác phong chuyên nghiệp, VCB luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đông đảo khách hàng cá nhân.
Từ một Ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã có mạng lưới vươn rộng ra hầu hết các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm Ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống VCB đến hết năm 2008 bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 62 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với 1.244 máy ATM và 7.800 điểm chấp nhận thẻ của VCB trên toàn quốc. Hoạt động của Ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 Ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của Ngân hàng với việc chính thức chuyển mình trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ tài sản lớn nhất Việt Nam với 15.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống VCB đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với những thành thành tích nổi bật trong năm qua, VCB đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng nội tốt nhất Việt Nam”.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI 2.2.1. Lich sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Đồng Nai được thành lập vào ngày 01/04/1991 theo Quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/07/1989 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ phòng ngoại hối trực
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 18 -
thuộc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đồng Nai, là đơn vị thành viên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, có trụ sở tại 77C Hưng Đạo Vương, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Tổng biên chế ban đầu của chi nhánh gồm 27 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 17 người có trình độ đại học, rất ít người có khả năng sử dụng ngoại ngữ nhưng hiện nay Chi nhánh đã gồm hơn 200 nhân viên với trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ trọng 74%, số nhân viên nắm vững ngoại ngữ cũng gia tăng đáng kể.
Năm 2005, VCB Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống VCB được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2.2.2. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trọng điểm kết nối giữa Trung – Nam, giữa TP.HCM và Vũng Tàu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện khí hậu ôn hòa, ít ảnh hưởng của bão lụt, thuận lợi phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.894,7 km2, dân số trên 2,4 triệu người, trong đó có 66,76% dân cư sống ở khu vực nông thôn và có 31 dân tộc sinh sống.
Những năm qua, Đồng Nai duy trì được sự tăng trưởng, phát triển bền vững, thu hút đầu tư trong ngoài nước tăng mạnh. Hiện nay toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp đi vào hoạt động với nhiều ngành khác nhau, phát triển mạnh là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt – may – giày dép.
Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân 5 năm (2005-2009) là 14% (trong đó năm 2005: 14,1%; 2006:14,4%; 2007: 15,2%; 2008: 15,5%; 2009:
9,3%).
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 19 -
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, phù hợp với thế mạnh và tiềm năng của địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm. Cụ thể nếu năm 2005 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57%; ngành dịch vụ chiếm 28%; ngành công lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15% thì đến năm 2009 cơ cấu kinh tế trên chiếm tỷ lệ tương ứng là 57,3% - 32,8% và 9,9%.
Trong 5 năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn nhất định như dịch cúm gia cầm còn diễn biến phức tạp trong năm 2005, tình hình giá cả tăng cao, lạm phát kinh tế vào cuối năm 2007, khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực năm 2008, giá xăng dầu biến động liên tục, giá vàng và tỷ giá ngoại tệ tăng cao… ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh, nhưng nhìn chung tốc độ phát triển GDP của tỉnh hàng năm vẫn phát triển ổn định và bền vững. Trong năm 2009 tốc độ phát triển GDP có thấp hơn so với những năm trước nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của VCB Đồng Nai 2.2.3.1. Chức năng:
VCB Đồng Nai là một Ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng thương mại đạt chuẩn quốc tế.
2.2.3.2. Nhieọm vuù:
Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất về tiền gửi, lãi suất cho vay, các tỷ lệ hoa hồng, tiền phạt, các dịch vụ Ngân hàng theo đúng quy chế của VCB Việt Nam và quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng, giữ bí mật về số liệu hoạt
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 20 -
động của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định. Các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Thực hiện các hình thức huy động tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cho vay ngắn – trung – dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Cho vay ngắn – trung – dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín duùng.
Theo hợp đồng cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với hình thức có bảo đảm hoặc tín chấp cho các thành phần kinh tế, cá nhân với các điều kiện thuận lợi và lãi suất cho vay hấp dẫn.
Cho vay hợp vốn với các Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác đối với các dự án lớn.
Kinh doanh ngoại tệ
VCB Đồng Nai thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ như: mua bán các loại ngoại tệ với các cá nhân và doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ giao ngay (Spot) về tiền tệ, nghiệp vụ hoán đổi về tiền tệ (Swap), nghiệp vụ kỳ hạn về tiền tệ (Forward) và nghiệp vụ quyền lựa chọn về tiền tệ (Option).
Thanh toán xuất nhập khẩu
Với mạng lưới 1.300 Ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, VCB Đồng Nai đảm bảo thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chi phí thấp, an toàn với hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), nhờ nhu (D/A, D/P), TT, OP, Cheque, thẻ tín dụng quốc tế, chiết khấu chứng từ có giá với mức chi
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 21 -
phí thấp (chứng từ hành xuất). Phát hành thư bảo lãnh trong và ngoài nước…Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.
Phát hành và thanh toán qua các loại thẻ của Ngân hàng.
- Thẻ là một thế mạnh của VCB, Ngân hàng phát hành thẻ Connect 24, VCB Mastercard, thẻ VCB Visa… được chấp nhận ở nhiều nơi trong và ngoài nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán các loại thẻ Mastercard, Visa.
- Trả lương và mua hàng qua thẻ Connect24.
- Cung caỏp dũch vuù ATM.
- Cung cấp thanh toán cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận thẻ tại Việt Nam như các cửa hàng, trường học, khách sạn, bệnh vieọn…
Dịch vụ Ngân hàng điện tử
Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử được triển khai và đưa vào sử dụng phổ biến khoảng từ đầu năm 2005 nhằm mục đích hỗ trợ nghiệp vụ của các cơ quan, doanh nghiệp có quan hệ tài khoản và thanh toán với VCB.
Hoạt động ngân quỹ
- Thực hiện dịch vụ kiểm ngân tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện dịch vụ chi lương, thu hộ, chi hộ, thu chi tại chỗ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, bối hoàn chi phiếu du lịch…
2.2.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ chính của các bộ phận:
Ngân hàng VCB Đồng Nai có cơ cấu tổ chức khoa học, hiệu quả gồm có:
Giám đốc và 9 phòng, Ban chức năng, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng và quyền hạn trách nhiệm của Ban Giám đốc
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 22 -
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của VCB Đồng Nai
P. KIEÅM TRA NỘI BỘ
P. KHÁCH HÀNG
P.KINH DOANH DềCH VUẽ
P. KẾ TOÁN
P. NGAÂN QUYÕ
P. XỬ LÝ NỢ
P.THANH TOÁN QUỐC
TEÁ
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
P.THANH TOÁN THẺ BAN GIÁM
ĐỐC
P.VI TÍNH P. TOÅNG
HỢP
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 23 -
Ban Giám Đốc: Gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc với nhiệm vụ:
+ Giám đốc:
- Đại diện pháp nhân của chi nhánh của chi Nhánh và việc chi tiêu tài chính Ngân hàng thương mại Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn liếng, tổ chức và điều hành cán bộ của chi nhánh.
- Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động công tác của chi nhánh.
- Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng Giám Đốc uûy quyeàn.
- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh.
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhieọm vuù cuỷa VCB Vieọt Nam.
+ Phó Giám đốc:
- Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
- Tham gia với Giám đốc trong việc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
- Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phaân coâng.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 24 -
- Điều hành mọi mặt công tác của Chi nhánh lúc vắng mặt sự ủy nhiệm chính thức của Giám đốc.
Phòng Kiểm tra nội bộ:
Gồm 5 thành viên, thực hiện nhiệm vụ:
- Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động của Ngân hàng và các đơn vị trực thuộc.
- Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ.
- Ra soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các cơ sở, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung, sửa đổi.
Phòng Khách hàng:
Gồm có 29 thành viên, thực hiện nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng, thể lệ của Nhà nước.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể.
Phòng Kinh doanh dịch vụ:
Gồm có 19 thành viên, thực hiện nhiệm vụ:
- Chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ - Nhận gửi tiết kiệm
- Nộp tiền, rút tiền.
- Hạch toán, giải ngân khi cho vay.
Phòng xử lý nợ:
Gồm có 10 thành viên, thực hiện nhiệm vụ:
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 25 -
- Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay.
- Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và bảo lãnh khi có nhu cầu, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn tài chính và đầu tư
Phòng Thanh toán quốc tế:
Gồm có 16 thành viên, thực hiện nhiệm vụ sau:
- Bảo lãnh hàng hóa trả chậm, trả ngay.
- Thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhấp khẩu giữa khách hàng và các đơn vị nước ngoài. Thanh toán tiền hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế: L/C, chuyển tiền, nhờ thu,…được thực hiện nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được chi phí lớn nhờ vào mối quan hệ đại lý mật thiết với các Ngân hàng trên thế giới.
Phòng Hành chính nhân sự:
Gồm 30 thành viên, thực hiện các công tác sau:
- Thực hiện các công tác về hành chính của Ngân hàng như quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm…
- Phụ trách lương, xét khen thưởng.
- Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ - công nhân viên trong Ngân hàng.
- Thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ Nhà nước.
Phòng Kế toán:
Gồm 20 thành viên, thực hiện các chức năng:
- Ghi chép toàn bộ các công việc phát sinh trong ngày.
- Hạch toán kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định, thực hiện hạch toán kế toán BHXH và bảo hiểm Y tế, hạch toán thuế phải nộp.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 26 -
- Lưu trữ chứng từ cho cả Chi nhánh.
- Hướng dẫn khách hàng, các đơn vị nội bộ sử dụng chứng từ, biễu mẫu đúng theo quy định của Ngân hàng.
- Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, kế toán các khoản thu chi trong ngày, mở tài khoản mới cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng, với Ngân hàng khác, và với Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Báo cáo quyết đoán, phân tích lãi lỗ từng kỳ hoạt động của Ngân hàng.
- Tổng hợp chi tiết, lên cân đối hoạt động của Ngân hàng.
- Báo cáo quyết đoán hằng năm lên Ngân hàng Hội sở.
Phòng Ngân quỹ ( Còn gọi là kho tiền của Ngân hàng VCB Đồng Nai), Phòng được giám đốc phân công. Gồm 20 thành viên, thực hiện các nhiệm vụ:
Về thu: Tiếp nhận tiền gửi của mọi khách hàng, nộp tiền bán hàng, trả nợ vay Ngân hàng bằng tiền mặt VND và ngoại tệ theo chứng từ nhờ thu đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra, tiếp nhận các khoản tiền mặt VND và ngoại tệ khách hàng tiết kiệm, mở tài khoản, mở thẻ ATM…
Về chi: Trả tiền cho khách hàng, thanh toán Sec du lịch, ngân phiếu theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám Đốc duyệt.
Phòng Thanh toán thẻ:
Gồm có 19 thành viên, thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ Quốc tế, thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ, tư vấn du học trọn gói.