Phân tích chung tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG vốn tại NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN ĐỒNG NAI (Trang 45 - 50)

Chương 3 Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt

3.1. Phân tích chung tình hình huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngân hàng phải hội đủ khá nhiều điều kiện như cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động, công nghệ thông tin và chất lượng dịch vụ… Trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 34 Ngân hàng lớn nhỏ nên với sự cạnh tranh gay gắt đó, mỗi Ngân hàng đều dựa vào đặc trưng thế mạnh của mình và áp dụng những hình thức kinh doanh riêng nhằm thu hút khách hàng. Đối với VCB Đồng Nai, khách hàng lớn nhỏ là các doanh nghiệp có quan hệ gửi tiền ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quoác doanh.

Bảng 03: Số đơn vị có quan hệ tài khoản tiền gửi còn đang hoạt động

Chổ tieõu 2007 2008 2009

1. DN Nhà nước (đvị) 156 143 148

2. DN ngoài quốc doanh (đvị) 442 497 536

3. Tổ chức nước ngoài (đvị) 19 27 36

4. Tổ chức tín dụng 66 48 32

5. Cá nhân 6,647 7,027 8,354

(Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Rút ra bài học từ những năm trước, chi nhánh đã đẩy mạnh đa dạng hóa các khách hàng, chú ý phát triển quan hệ với các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài quốc doanh, hạn chế hơn quan hệ với các doanh nghiệp Nhà nước

SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 40 -

làm ăn kém hiệu quả. Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là DN ngoài quốc doanh và các cá nhân.

Năm 2007, số doanh nghiệp Nhà nước giao dịch gửi tiền gửi tại Ngân hàng là khá nhiều là 156 doanh nghiệp, nhưng sang năm 2008 thì giảm đi đáng kể, còn 143 đơn vị, sang năm 2009 thì tăng lên 148 đơn vị. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tăng lên đáng kể qua từng năm, từ 442 đơn vị năm 2007 lên 497 đơn vị của năm 2008 và đến 2009 là 536 đơn vị. Cá nhân cũng là khách hàng tiềm năng của chi nhánh nên rất được Ngân hàng chú trọng, năm 2007 khách hàng cá nhân có quan hệ tiền gửi tại chi nhánh là 6,647 người, sang năm 2008 là 7,027 người và năm 2009 là 8,354 người.

Nguyên nhân là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn ngày cáng kém hiệu quả nên số vốn họ cần tăng lên. Không chỉ số tiền gửi mà các doanh nghiệp này phải đi vay để bù đắp nguồn vốn của mình. Ngược lại, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Hoạt động kinh doanh của họ ngày càng phát triển nhờ những chính sách linh hoạt theo xu hướng thị trường. Bên cạnh đó, đời sống người dân ngày càng tăng lên, các khách hàng cá nhân trên địa bàn cũng ý thức hơn vai trò của Ngân hàng và họ chọn hình thức gửi tiền vào Ngân hàng là một biện pháp an toàn nhất. Vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp cụ thể để thu hút số tiền gửi của hai đối tượng này.

Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, ngày càng trở nên hạn chế hơn. Năm 2007, là 66 tổ chức, năm 2008 là 48 và qua năm 2009 là 32 tổ chức. Nhờ có mối quan hệ này mà lượng tiền liên Ngân hàng được chuyển đi và đến nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đông kinh doanh của chi nhánh. Mặc dù vậy, mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài của chi nhánh còn hạn chế. Chỉ với 19 tổ chức trong năm 2007, 27 tổ chức trong năm 2008 và 36 tổ chức trong năm

SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 41 -

2009. Ở Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, nên việc thu hút tiền gửi từ những tổ chức này là việc rất quan trọng.

Đồng Nai là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong 5 năm gần đây. Với sự mọc lên của các khu công nghiệp đã tạo đà cho sự phát triển này.

Do đó, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Song tâm lý của người dân thường tin tưởng ở những Ngân hàng lớn. Bắt được tâm lý đó, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, VCB Đồng Nai đã tạo ra nhiều khuyễn mãi, dịch vụ tiện ích nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân. Và số dân gửi tiền ở chi nhánh ngày càng đông. Mặc dù vậy, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn vì VCB chỉ mới cổ phần hóa được 2 năm, nên bản chất Ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn “ăn trong máu”. Các chính sách lãi suất chưa thật cao và hấp dẫn đối với một số bộ phận người dân. Khó khăn là vậy, nhưng VCB Đồng Nai đã không ngừng nỗ lực để giữ khách hàng cũ, lôi kéo nhiều khách hàng mới và được đánh giá là một trong ba chi nhánh dẫn đầu toàn hệ thống về huy động vốn hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn của Ngân hàng, ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm trở lại nay

(2007 – 2009).

SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 42 -

Bảng 04: Tình hình huy động vốn, giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008

Chổ tieõu 2007 2008 2009 Soỏ tieàn % Soỏ tieàn %

1. Vốn HĐ từ KH 1,381,804 2,206,479 3,731,120 824,675 59.7 1,506,641 68.3 TG Thanh toán 395,716 563,917 804,937 168,201 42.5 241,020 42.7 TG Tieỏt kieọm 962,137 1,606,655 2,859,874 644,518 67 1,253,219 78 Phát hành GTCG 23,951 35,907 48,309 11,956 49.9 12,402 34.5 2.. Vốn HĐ từ

TCTD 772,699 549,380 375,927 (223,319) (28.9) (173,453) (31.6) Tổng cộng 2,154,503 2,755,859 4,089,047 601,356 27.9 1,333,188 48.4

( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Vồn huy động là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động tại chỗ với nhiều hình thức. Nguồn vốn huy động càng lớn thì càng tạo thế chủ động trong việc cho vay và tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Từ năm 2007, VCB Đồng Nai áp dụng phần mềm Retail Banking System và Host xanh, Host vàng nên việc huy động dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính công nghệ đã tạo cho Ngân hàng một bước đột phá trong công tác huy động vốn. Vốn huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn.

3.1.1. Vốn huy động từ khách hàng:

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tình hình huy động vốn tăng nhanh trong 3 năm qua. Huy động vốn là một thế mạnh của VCB Đồng Nai. Các vốn huy động từ nhiều hình thức đều tăng trưởng mạnh. Năm 2007, tổng vốn huy động từ khách hàng là 1,381,804 triệu đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm là 962,137 triệu đồng, chiếm 70.1% trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Số tiền huy động này chủ yếu là từ các cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trong khi đó, tiền gửi thanh toán chỉ là 395,716 triệu đồng. Để tăng trưởng nguồn vốn cho mình, Ngân hàng đã phát hành giấy tờ có giá với số tiền là

SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 43 -

23,951 triệu đồng. Nguyên nhân vốn huy động của năm này còn hạn chế vì Ngân hàng đã tách hai chi nhánh Biên Hòa và Nhơn Trạch với số dư vốn huy động tại thời điểm tách là 440 tỷ đồng. Qua năm 2008, tình hình huy động của Ngân hàng có những bước khởi sắc mới. Vốn huy động từ khách hàng là 2,206,479 triệu đồng tăng 59.7% so với năm 2007, một bước tiến đáng ghi nhận, trong đó tiền gửi thanh toán tăng 42.5%, tiền gửi tiết kiệm tăng 67%, còn giấy tờ có giá tăng mạnh nhất với 49.9%. Sở dĩ có kết quả này vì năm 2008, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam từ một Ngân hàng nhà nước chính thức trở thành Ngân hàng TMCP nên các chính sách kích thích huy động vốn có cải tiến hơn, lãi suất cạnh tranh hơn, thu hút được nhiều nguồn từ khách hàng hơn. Đặc biệt, với bề dày kinh nghiệm, đã tạo được chữ tín trong lòng của khách hàng nên VCB Đồng Nai dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng.

Sang năm 2009, năm hậu khủng hoảng, cũng là năm được coi như quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Trong đó, tiền gửi thanh toán tăng 804,937 triệu đồng, tương đương 42.7% so với năm 2008, tiền gửi tiết kiệm tăng lên 3,713,120 triệu đồng, tức tăng 68.3%. Song song với tiền gửi tiết kiệm tăng thì huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá cũng tăng lên 34.5% so với năm 2008. Lý do chính là chi nhánh đã sử dụng rất nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn như tiết kiệm có dự thưởng, li xì đầu năm, khuyến mãi, lãi suất huy động tăng theo từng kỳ hạn…VCB Đồng Nai ngày càng khẳng định được vị thế vững chắc của mình, trở thành nơi đáng tin cậy trong việc bảo quản tài sản của khách hàng.

3.1.2. Vốn huy động từ TCTD

Các tổ chức tín dụng là một nguồn tiềm năng của các Ngân hàng và đang được chi nhánh VCB Đồng Nai tận dụng triệt để mối quan hệ này. Các tổ chức tín dụng giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 44 -

Trong năm 2007, vốn từ các tổ chức này là 722,699 triệu đồng. Qua năm 2008, số vốn này là 549,380 triệu đồng, giảm 223,319 triệu đồng so với năm 2007.

Song qua năm 2009, số vốn này tiếp tục giảm là 375,927 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế không ổn định trong mấy năm qua đã ảnh hưởng không tốt đến tài chính của các tổ chức này.

Các phương thức huy động vốn biến động cụ thể như thế nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích từng loại tiền gửi cụ thể.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG vốn tại NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN ĐỒNG NAI (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)