Đặc sắc của bức tranh đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn (LV00925) (Trang 32 - 36)

Hầu hết trong các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn dù là ở đề tài nào người đọc cũng dễ nhận thấy ở ông có một lối viết rất kỳ khu, tỉ mỉ, chắt lọc từ những chi tiết nhỏ nhất. Từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng của tác phẩm, các chi tiết đó sẽ tạo nên một sự hoàn hảo hài hòa về một vấn đề mà nhà văn đã lựa chọn để đưa vào tác phẩm.

Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử xã hội, nhà văn lại có sự quan sát, chiêm nghiệm đời sống trong những góc nhìn khác nhau. Cùng chung đề tài về biển, trước khi Biển và chim bói cá ra đời, Bùi Ngọc Tấn đã viết một số tác phẩm như: Người gác đèn cửa Nam Triệu; Người gác đèn biển; Ngày và đêm trên vịnh Bái Tử Long... Những tác phẩm này ra đời đã chứng minh cái nhìn của nhà văn về xã hội còn rất đẹp, rất thơ mộng. Hiện thực cuộc sống trong

những sáng tác này phần lớn là ca ngợi, những người lao động được nhà văn khắc họa mang vẻ đẹp lí tưởng hoàn mỹ. Cảm hứng chủ đạo của tác giả thiên về ngợi ca, tô hồng.

Đến Biển và chim bói cá, lăng kính của Bùi Ngọc Tấn khi soi vào cuộc sống, vào xã hội đã có sự chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh sự tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp của xã hội, của con người nhà văn đã không né tránh soi vào cả những mảng tối của hiện thực đời sống xã hội. Trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, người đọc sẽ bắt gặp cuộc sống đời thường hiện hữu trong đó, có cả mặt tốt và không thiếu những mặt xấu.

Mặc dù cuộc sống còn vô vàn những khó khăn, mặc dù trong mỗi chuyến biển dù là thành công, thuyền về đầy ắp cá tôm hay là những chuyến biển bị gãy các thủy thủ trên tàu không tránh khỏi những xô xát, hiểu lầm nhưng rồi bao trùm lên tất cả vẫn là một tinh thần đoàn kết, gắn bó thông cảm, thấu hiểu và chia sẻ. Tình yêu của họ dành cho biển đã được nhà văn miêu tả khá chi tiết. Lần đầu tiên được theo cha ra biển, cậu bé Phong thấy tự hào vô cùng. Tự hào vì nghề của cha mình, về cha mình và bản thân mình là con của một thuyền trưởng. Cậu bé thấy trong mình có một tình yêu mãnh liệt dành cho biển, tự nhủ sau này sẽ là một thuyền trưởng giỏi như cha. Trong tâm hồn thánh thiện, thơ ngây của cậu bé, người cha như một vị thần để cậu bé ngưỡng mộ, tôn thờ, kính trọng và yêu thương: "Nhiều tàu đi ngược vào phía trong bờ.

Họ biết bố tôi hoặc giơ tay vẫy bố hoặc thét lên một câu gì đó nghe không rõ khiến tôi rất tự hào. Khi ở buồng máy tôi kính phục tài năng của bác Suất, đồng thời tự hào về bố tôi. Bố tôi lãnh đạo được cả những người giỏi như bác Suất. Giờ đây tôi thêm tự hào về bố. Bố quen biết rất nhiều người tài giỏi, và quan trọng hơn, những người này đều tỏ ra yêu quý bố" [38, tr.41].

Tuy nhiên, theo chiều dọc hành trình của chuyến biển, sự ngưỡng mộ người cha của cậu bé đã dần thay đổi khi cậu bất ngờ, vô tình nhìn thấy đằng

sau vẻ tưởng như thánh thiện của cha mình là một người đàn ông rất tầm thường. Cha cậu đã đồng ý cho các chú, các bác thủy thủ trên tàu bán cá, tôm.

Cha cậu thản nhiên nhận số tiền được chia sau khi bán cá. Và điều khiến cho chú bé bất ngờ nhất, thất vọng nhất là biết cha đã không chung thủy với mẹ.

Mọi điều tốt đẹp, tự hào về cha đã không còn trong tâm hồn mới lớn của cậu bé. Cậu đã dằn vặt chính bản thân mình và có cái nhìn hoàn toàn khác về người cậu bé đã từng tự hào và ngưỡng mộ: "Tôi đau đớn nghĩ mới đây thôi chúng tôi còn tự hào khi bố về nhà và người bố ấy đã không còn nữa. Bây giờ là một người bố khác. Một người bố có những điều bí mật mà mình không nên biết. Một người bố có nhiều thói hư tật xấu. Quá thất vọng, tôi tự nhủ: Có lẽ phải quan niệm lại: thế nào là bố chăng?" [38, tr 237].

Nhà văn đã thẳng thắn chỉ ra những mặt trái của xã hội mà trực tiếp là trong đời sống lao động của những người công nhân. Họ đã làm những việc trái với lương tâm của một người công nhân sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng, để tồn tại, họ tạm quên đi lòng tự trọng.

Tệ hại hơn, trong Biển và chim bói cá, người đọc còn bắt gặp một thế giới "ngầm" của những kẻ mua chức, chạy quyền. Họ dùng mọi hình thức, thậm chí là bỉ ổi để đạt được nguyện vọng. Vấn đề của những kẻ như Hoàng Quốc Thắng, Huy, Quán Mèo... là một hiện tượng có thật, phổ biến trong xã hội đương thời đã được Bùi Ngọc Tấn thẳng thắn chỉ ra, không né tránh.

Tuy nhiên, sự đa dạng màu sắc thẩm mỹ trong Biển và chim bói cá là ở chỗ hiện thực đời sống xã hội còn vô vàn những vấn đề bất cập, nhưng lại được nhà văn phản ánh qua lăng kính hài hước. Từ những chi tiết nhà văn miêu tả cảnh cập bến của một thuyền trưởng đến những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống lao động, trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí trong cả chuyện tình yêu lứa đôi cũng đầy hài hước, vui tếu của những người công nhân lao động.

Chi tiết thủy thủ Chơn có người vợ ở nhà đã không giữ được chung thủy dẫn đến cảnh li tán qua cách kể của nhà văn, Chơn lại rất lạc quan, nỗi

đau nhanh chóng được chữa lành bởi sự quan tâm, mến yêu của những anh em đồng nghiệp trên tàu:

"- Thủ trưởng ơi. Đếch cần làm tác giả quốc ca thủ trưởng ạ. Cái thủ trưởng cần bây giờ là vê ơ vơ nặng.

Chơn cười:

- Tao sắp lấy vợ rồi. Không phải để chúng mày phải lo" [38, tr13].

Hoặc Nhược, một thủy thủ nằm trên tàu dự bị vì đã ăn cùng với bạn hết xuất cơm giám đốc dùng để tiếp khách... Tất cả những nét rất đời thường đó đã đi vào tiểu thuyết Biển và chim bói cá rất tự nhiên. Có bi kịch, có đau thương và suy ngẫm nhưng át lên tất cả vẫn là tiếng cười.

Cái hài có mặt trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá phải chăng như một thanh nam châm nhằm thu hút sự chú ý của độc giả đến với cuốn tiểu thuyết này. Hơn thế nữa, sự xuất hiện của cái hài qua từng trang tiểu thuyết đã khẳng định bản lĩnh của nhà văn, một người đã quá am hiểu đời sống tâm lí, và thực tế trong lao động của những thủy thủ. Cho dù họ có ăn cắp, họ có "đê tiện", họ có lối sống chưa được lành mạnh... nhưng độc giả không giận, khinh bỉ và coi thường họ được. Ngược lại, qua ngôn từ của nhà văn người đọc còn thấy ở đó có sự cảm thông, hóm hỉnh và chia sẻ, thông cảm của chính tác giả:

"Tôi cũng đã nhiều lần đi biển. Reo hò khi đụt cá căng phồng ào ào trút nước xuống boong, lo lắng nhìn đụt lép kẹp vừa lôi lên sàn dốc. Chọn tôm, nhặt cá, luộc tôm tít ăn khuya cùng các thuyền viên. Tôi yêu họ, tôi yêu biển. Tôi mắc nợ với biển và mắc nợ với họ".(“Tôi mắc nợ biển”, Tuổi trẻ thứ 6, 20-4-2012).

Chương 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn (LV00925) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)