NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro hàm lượng kim loại nặng (pb, cd, as, zn) trong rau muống ở TP HCM đến sức khỏe con người (Trang 50 - 64)

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nghiên cứu, các nội dung chính sau đây sẽ được thực hiện:

1) Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài. Tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, có liên quan đến đề tài, kiểm tra, phân tích, lựa chọn dữ liệu đủ và mới nhất, chắc lọc các số liệu cần thiết triển khai trong đề tài.

2) Khảo sát thực địa, xác định vị trí lấy mẫu. Nội dung này gắn việc khảo sát thực địa với các dữ liệu về các điểm nóng mất VSATTP và tình trạng phun nhớt lên cây rau muống mà chính quyền, cơ quan chuyên trách quan tâm, và các dữ liệu khảo sát thông tin về hiện trạng trồng và sử dụng rau muống. Từ đó lựa chọn 20 vị trí lấy mẫu bảo đảm khách quan và điển hình nhất. Sau khi đã lựa chọn các vị trí, ta có được bản đồ lấy mẫu trên địa bàn Tp HCM.

3) Từ ngày 7/5/2014 đến ngày 10/5/2014 chia ra làm các đợt lấy mẫu. Các loại mẫu được lấy và xử lý tại hiện trường, trong phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn thu và phá mẫu tương ứng. Mẫu được xử lý và đưa vào máy ICP – MS để cho kết quả. Nội dung này cho kết quả phân tích tại 20 vị trí lấy mẫu với 3 loại mẫu, nước, đất, rau muống theo 4 chỉ tiêu As, Pb, Cd và Zn.

4) Kết quả phân tích được so sánh với các tiêu chuẩn tương ứng với 3 loại mẫu khác nhau là mẫu đất, mẫu nước và mẫu rau muống. Việc so sánh cho biết tại vị trí nào đạt và không đạt theo tiêu chuẩn. Từ đó có được bức tranh tổng thể về hiện trạng ô nhiễm trên 3 loại mẫu của 20 vị trí đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.

5) Kết quả phân tích sau đó được đánh giá bằng phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe, phương pháp đánh giá mức độ tích lũy sinh học. Từ đó cho ta kết quả về mức độ rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng rau muống.

6) Các kết quả tính toán dựa trên các phương pháp đánh giá sau đó được đưa ra thảo luận, giải thích nhằm đưa ra các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ruộng, đất trồng, cây rau muống và rủi ro sức khỏe con người khi sử dụng rau muống.

7) Từ nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng được phân tích. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, các biện pháp quản lý và kỹ thuật sản xuất rau muống an toàn.

44 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin

Sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp để phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu, chắc lọc số liệu để triển khai đề tài, đặc biệt trong đánh giá hiện trạng và dự báo rủi ro đối với sức khỏe con người.

1.2.2. Phương pháp thống kê

Thu thập số liệu từ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp HCM, các Trung Tâm khuyến nông Quận, ban quản lý các KCN; số liệu thống kê từ các báo cáo, đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan;

1.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát

Khảo sát về tình hình tiêu thụ và sự hiểu biết của người dân về rau muống, khảo sát về quá trình trồng rau muống của người dân, các loại phân bón, nước ruộng sử dụng để canh tác rau muống. Việc điều tra được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra để lấy ý kiến cộng đồng. Số lượng phiếu khảo sát cho từng khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1 và 2.2. Mẫu phiếu khảo sát được trình bày ở phụ lục 1.

Kết quả phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 2

Các bước tiến hành điều tra bằng phương pháp phiếu điều tra:

Hình 2.1. Các bước tiến hành điều tra thông tin

Xây dựng nội dung điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng thông qua mục tiêu nghiên cứu của đề tài với các thông tin sau:

+ Thông tin chung về người sử sụng và người trồng rau muống được điều tra;

Xử lý số liệu điều tra Xây dựng kế hoạch

điều tra

Tiến hành điều tra Chọn mẫu điều tra Xây dựng nội dung

điều tra

45 + Quy mô, số lượng của rau trồng, tần suất sử dụng của người trồng, người sử

dụng và các yếu tố về kỹ thuật trồng, văn hóa ẩm thực...

+ Hiện trạng tiêu thụ và trồng rau muống trên địa bàn Tp HCM + Sự tuân thủ pháp luật trong ý thức của người trồng rau muống + Hiện trạng quản lý tại địa phương

+ Mức độ thông tin và các kênh thông tin về hiện trạng KLN trong rau muống đến với người dân

+ Các sự cố môi trường, tác động của nguồn gây ô nhiễm của KLN đến môi trường (nếu có)

+ Sử dụng phiếu điều tra: gồm 2 mẫu phiếu.

Mẫu 1 sử dụng để lấy thông tin của 300 người dân ngẫu nhiên được phân bố tại các quận trong toàn bộ Tp HCM

Mẫu 2 sử dụng để lấy thông tin của 100 hộ dân trồng rau muống tại 2 địa phương có sản lượng rau muống vào loại lớn nhất trong địa bàn Tp HCM là Hóc Môn và Củ Chi.

Với mục tiêu xác định thông tin như trên, kết quả khảo sát cho ta thông tin chi tiết và phong phú về những rủi ro về kim loại nặng đi vào rau muống và mức độ của nó.

Xây dựng kế hoạch điều tra

Lên kế hoạch điều tra (Thời gian, địa điểm, đối tượng được điều tra…) tại mỗi hộ dân trồng rau, người sử dụng trên địa bàn các Quận. Bên cạnh đó, xem xét các yếu tố thời điểm điều tra thuận lợi, ví dụ: như khả năng nông dân trồng rau trên đồng ruộng, thời gian thu hoạch rau vào khoảng 2h – 5h sáng bởi vậy thời gian điều tra vào khoảng 7h đến 10h là không phù hợp, sẽ gây khó khăn cho việc điều tra. Thời gian khảo sát là lúc mẫu ruộng gần lúc thu hoạch nhất, để có được thời gian tích lũy KLN dài nhất, gần với thời điểm phân phối đến tay người sử dụng.

Chọn mẫu điều tra

Sau khi xác định được mục đích yêu cầu cũng như nội dung thông tin cần thu thập, tác giả tiến hành điều tra các thông tin cần thu thập và thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng nước ruộng, phân bón, nhớt thải cũng như công tác quản lý tại cơ sở được điều tra.

+ Xác định đối tượng điều tra: Tác giả tiến hành phân chia ra thành 2 nhóm đối tượng điều tra, cụ thể là nhóm đối tượng là người tiêu thụ và người sản xuất. Do rau muống là sản phẩm rau bình dân, phổ biến nên người sử dụng đa dạng vì vậy không cần chia theo nhóm ngành nghề cũng như mức thu nhập...

46 + Xác định đơn vị điều tra: Đơn vị điều tra là nơi thông tin cần thiết được thu thập.

Đối với người sử dụng rau muống, sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin ngẫu nhiên đối với tất cả cả các ngành nghề, tuổi, mức thu nhập, dàn trãi trên phạm vi toàn thành phố với số lượng 300 phiếu. Đối với người trồng rau muống điều tra thu thập thông tin chỉ định tại 2 khu vực là Hóc Môn và Củ Chi. Là 2 khu vực có sản lượng rau muống cao nhất Tp HCM, với số lượng là 100 phiếu.

Tiến hành điều tra

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thì công việc tiến hành thu thập thông tin. Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, tác giả đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi thêm các hộ dân trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Phương pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến những vấn đề bất cập trong quản lý sản xuất rau, cũng như thói quen tiêu thụ rau muống trong thời gian gần đây.

Bảng 2.1. Số lượng phiếu khảo sát đối với người sử dụng rau muống cho từng khu vực nghiên cứu

Stt Khu vực khảo sát Số lƣợng phiếu

1 Huyện Củ Chi 21

2 Huyện Hóc Môn 25

3 Quận 12 20

4 Quận 8 31

5 Quận Bình Tân 21

6 Quận Gò Vấp 25

7 Quận 6 19

8 Quận Thủ Đức 19

9 Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Tân Bình 41

10 Quận 7, quận 9, quận 10, quận 11 39

11 Bình Thạnh, Nhà Bè, Phú Nhuận, Bình Chánh 39

Tổng 300

Bảng 2.2. Số lượng phiếu khảo sát đối với người trồng rau muống

Stt Khu vực khảo sát Số lƣợng phiếu

1 Huyện Củ Chi 50

2 Huyện Hóc Môn 50

Xử lý số liệu điều tra

Dùng trình ứng dụng Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu phân loại các thông tin thu thập được qua phiếu điều tra và tài liệu.

47 1.2.4. Phương pháp thu mẫu

1.2.4.1. Chọn điểm lấy mẫu

Các mẫu nước, đất và rau cùng được lấy từ các khu vực trồng rau muống tập trung trên địa bàn TP.HCM. Đề tài lựa chọn địa điểm nghiên cứu là: Quận 12, Quận Thủ Đức, Hóc môn, Bình Chánh, Quận 9, Củ Chi vì rau muống được trồng ở các khu vực này có khả năng nhiễm KLN ví dụ như : Hóc môn, Bình Chánh, kênh Tham Lương (Q.12), rạch Cầu Lớn, rau trên đường Ngô Chí Quốc (phường Bình Chiểu, Q. Thủ Đức) nằm bên kênh Ba Bò (dẫn nước thải ô nhiễm của khu công nghiệp Đồng An thuộc Bình Dương) và cống thoát nước gần cầu vượt Gò Dưa; rau muống ở quận 12 nằm bên kênh xả thải của khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Bản đồ thu mẫu được trình bày ở Hình 2.2, đặc điểm các mẫu tại Tp HCM được trình bày trong bảng 2.3 và tọa độ các vị trí lấy mẫu rau muống tại Tp HCM được trình bày trong bảng 2.4

Hình 2.2. Bản đồ vị trí lấy mẫu

48 Bảng 2.3. Đặc điểm các mẫu tại Tp HCM

Bảng 2.4. Địa điểm lấy mẫu của vùng trồng RMN ở Tp. Hồ Chí Minh

STT Ký hiệu mẫu

Khu vực lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Rau muống Nước Đất

1 RCC.1 NCC.21 ĐCC.41 30 Võ Văn Bích, Ấp 8, X. Bình Mỹ , H. Củ Chi.

106o37’43.8’’E 10o56’52.7’’ N 2 RCC.2 NCC.22 ĐCC.42 81 Võ Văn Bích, Ấp 1,

X. Bình Mỹ, H. Củ Chi

106o37’43.8’’E 10o56’52.7’’ N 3 RCC.3 NCC.23 ĐCC.43 314 Võ Văn Bích, Ấp 4B,

X. Bình Mỹ , H. Củ Chi

106o37’43.8’’E 10o56’52.7’’ N 4 RCC.4 NCC.24 ĐCC.44 Ấp 5, xã Bình Mỹ,

H. Củ Chi

106o36’56.5’’E 10o58’13.4’’ N 5 RQ12.5 NQ12.25 ĐQ12.45 Đường TX25, KP 2,

P.Thạnh xuân, Q.12

106o36’26.6’’E 10o55’43.6’’ N 6 RQ12.6 NQ12.26 ĐQ12.46 165C, tổ 2, KP 2,

P. Thạnh xuân, Q.12

106o39’38.8’’E 10o51’40.9’’ N 7 RQ12.7 NQ12.27 ĐQ12.47 Khu phố 3,

P. An Thới, Q.12

106o39’38.8’’E 10o51’43.9’’ N 8 RQ12.8 NQ12.28 ĐQ12.48 Khu phố 3, P. An Phú

Đông, Q.12

106o43’00.1’’E 10o49’28.9’’ N 9 RTĐ.9 NTĐ .29 ĐTĐ .49 189 Ngô Chí Quốc, KP. 2,

P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức

106o43’38.6’’E 10o52’31.5’’ N STT Địa điểm

lấy mẫu

Số lƣợng mẫu

Đặc điểm khu vực lấy mẫu Nước Đất Rau muống

1 Huyện

Củ Chi 4 4 4

- Tập trung nhiều hộ dân trồng rau muống ở Tp. Hồ Chí Minh. Mở rộng diện tích sản suất trong tương lai gần

2 Quận 12 4 4 4 - Tập trung nhiều hộ dân trồng rau muống ở Tp. Hồ Chí Minh

3 Quận

Thủ Đức 4 4 4 - Tập trung nhiều và gần khu chế xuất linh trung II

4 Huyện

Bình Chánh 3 3 3

- Trồng tập trung và gần các khu thu mua phế liệu. Nhưng đang trong giai đoạn thu hẹp diện tích sản suất.

5 Huyện

Hóc Môn 4 4 4

- Tập trung nhiều hộ dân trồng rau muống ở Tp. Hồ Chí Minh. Mở rộng diện tích sản suất trong tương lai gần.

6 Quận 9 1 1 1

- Tập trung nhiều hộ dân trồng rau muống ở Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng đang trong giai đoạn thu hẹp diện tích sản suất và không còn diện tích trồng trong tương lai gần.

49 10 RTĐ .10 NTĐ.30 ĐTĐ .50

KCX linhTrung 2 ,Ngô Chí Quốc, P.Bình Chiểu,

Q.Thủ Đức

106o43’54.4’’E 10o52’60.0’’ N 11 RTĐ .11 NTĐ .31 ĐTĐ.51 88 Ngô Chí Quốc, P.Bình

Chiểu , Q.Thủ Đức.

106o43’26.3’’E 10o52’44.6’’ N 12 RTĐ.12 NTĐ.32 ĐTĐ.52 Khu phố 2, P.Tam Phú,

Q.Thủ Đức

106o45’54.4’’E 10o50’49.9’’ N 13 RBC.13 NBC.33 ĐBC.54 Ấp 8, xã vĩnh lộc B,

Huyện Bình Chánh

106o33’51.0’’E 10o47’23.2’’ N 14 RBC.14 NBC.34 ĐBC.54 Ấp 8, xã vĩnh lộc B,

Huyện Bình Chánh

106o33’51.4’’E 10o47’23.2’’ N 15 RBC.15 NBC.35 ĐBC.55 Ấp 6, xã vĩnh lộc B,

Huyện Bình Chánh

106o34’55.6’’E 10o47’07.6’’ N 16 RHM.16 NHM.36 ĐHM.56 Ầp 1, Xã Nhị Bình,

Huyện Hóc Môn

106o42’20.2’’E 10o57’37.4’’ N 17 RHM.17 NHM.37 ĐHM.57 Ầp 4, Xã Đông Thạnh,

Huyện Hóc Môn

106o37’36.0’’E 10o53’05.4’’ N 18 RHM.18 NHM.38 ĐHM.58 Ầp Trung Đông , X.Thới

Tam Thôn, Huyện Hóc Môn

106o37’36.0’’E 10o53’09.4’’ N 19 RHM.19 NHM. 39 ĐHM.59 Ấp 4, xã Đông Thạnh,

Huyện Hóc Môn

106o37’36.0’’E 10o53’05.4’’ N 20 RQ9.20 NQ9.40 ĐQ9.60 Khu phố 1, phường

Phước Long B, Quận 9

106o43’41.6’’E 10o47’26.0’’ N 1.2.4.2. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và xử lý mẫu

Cả 3 loại mẫu đất, nước, rau muống được lấy cùng tọa độ. Từng loại mẫu có các cách lấy và bảo quản, xử lý theo các cách riêng biệt sau.

Mẫu rau muống

Phương pháp lấy mẫu, thu mẫu và xử lý mẫu theo tiêu chuẩn AOAC 999.

 Lấy mẫu và bảo quản mẫu

Lấy mẫu đại diện trung bình (mẫu hỗn hợp)

Mục đích: xác định hàm lượng trung bình đại diện

Cách lấy: Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy những mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi trộn lại để được mẫu trung bình. Thông thường lấy mẫu từ 5 đến 10 điểm rồi trộn lại để lấy mẫu trung bình. Khi lấy mẫu ở những điểm riêng biệt như:

chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại, chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu bệnh…

Mẫu rau muống sống trên mặt nước ruộng cùng nơi với mẫu đất và nước. Thường ruộng rau muống có hình dạng là chữ nhật nên cả 3 loại mẫu đất, nước, rau được lấy ở những điểm riêng biệt rải đều trên ruộng rau. Mẫu được lấy cách bờ khoảng 1 mét và trong thời gian thu hoạnh.

50 Có thể áp dụng cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất đổ dồn vào trong một túi lớn.

Sau khi lấy được rửa sạch bùn đất bám vào bằng chính nước tại khu vực lấy mẫu, sau đó chuyển mẫu vào túi nhựa có gắn mép để bảo quản. Mẫu lấy về lại được rửa sạch bằng nước cất hai lần, cắt nhỏ, sấy khô ở 70oC đến khối lượng không đổi, đồng nhất mẫu rồi chuyển vào túi nhựa có gắn kín, để trong bình hút ẩm.

 Xử lý mẫu

Quy trình xử lý mẫu rau muống được áp dụng bằng phương pháp tro hóa khô.

Cân 2g mẫu đã được xay nhuyễn cho vào cốc sứ, nung ở nhiệt độ lần lượt là 3500C, 4000C trong vòng 1 tiếng, cuối cùng nâng nhiệt độ lên 4500C trong vòng 4 – 5h . Để lò nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó tiến hành phá mẫu. Cho 1ml axit HCL (1:1) vào cốc và nung trên bếp điện 1500C và cho bay hơi đến khi dung dịch sệt, tiếp tục cho thêm 5ml axit HNO3 (0,1M) vào đun cho đến khi hòa tan phần cặn. Chuẩn độ lại bằng nước cất. Lọc qua giấy lọc rồi cho vào bình định mức 25 ml, làm đầy đến vạch mức và lắc đều.

Mẫu sau khi xử lý được phân tích bằng máy phân tích khối phổ cảm ứng plasma ICP MS.

Mẫu đất

Phương pháp lấy mẫu, thu mẫu và xử lý mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN 6496:1999 ( ISO 11047:1995 )

 Lấy mẫu và bảo quản mẫu

Mẫu đất cũng được lấy theo cách lấy mẫu hỗn hợp là lấy những mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi trộn lại để được mẫu đại diện trung bình. Thông thường lấy mẫu từ 5 đến 10 điểm rồi trộn lại để lấy mẫu đại diện trung bình. Thường ruộng rau muống có hình dạng là chữ nhật nên như cả 3 loại mẫu đất, nước, rau được lấy ở

51 những điểm riêng biệt rải đều trên ruộng rau. Khi lấy mẫu ở những điểm riêng biệt như: chỗ bón phân hoặc nơi nước ra vào, chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ đất có màu khác biệt, chỗ cây bị sâu bệnh…

Mẫu đất được lấy là đất ở tầng mặt (0 – 20 cm). Khi lấy đất lên khỏi mặt nước ruộng, chỉ lấy phần đất ở giữa chuyển vào túi nhựa có gắn mép để bảo quản, lượng mẫu được lấy tại mỗi địa điểm tối thiểu là 0,5 kg.

 Xử lý mẫu

Quy trình xử lý mẫu đất được áp dụng bằng kỹ thuật tro hóa ướt. Cân khoảng 1g mẫu đã nghiền cho vào bình kendan (hoặc tam giác có nút mài), cho 20ml dung dịch cường thủy HCl : HNO3 (3:1) vào bình và ngâm trong vòng từ 10 – 12 giờ. Sau đó đun trên bếp điện với nhiệt độ 80oC trong vòng từ 2 – 3 giờ cho đến khi thành muối ẩm.

Muối ẩm được định mức bằng HCl 2% thành 25 ml và tiến hành lọc mẫu.

 Mẫu nước

Phương pháp lấy mẫu, thu mẫu và xử lý mẫu nước theo tiêu chuẩn AOAC 999.

 Lấy mẫu và bảo quản mẫu

Dùng tay cầm chai lấy mẫu nhúng vào dòng nước, cách bề mặt nước độ 30 – 50 cm, miệng chai lấy mẫu hướng về dòng nước tới (trước khi lấy mẫu, súc rửa chai hai lần bằng nước tại hiện trường), sau đó đậy kín miệng chai, đối với chai phân tích pH, EC trữ lạnh ở 40C, riêng đối với chỉ tiêu phân tích kim loại nặng cho HNO3 vào để cố định mẫu. Cụ thể với các thao tác được thực hiện như sau:

52 Các chai lấy mẫu nước được rửa sạch và được dán nhãn đầy đủ các chi tiết về địa điểm, ngày giờ thu mẫu. Các loại chai thủy tinh, chai nhựa (PE, PET, HDPE có dung tích 3lít, 2 lít, 1lít và 0,5 lít. Nút đóng bằng nhựa)

Các chai được tráng bằng dung dịch HNO3 1:1 rồi tráng lại bằng nước cất, làm sạch chai chứa mẫu trước khi lấy. Do phân tích kim loại nặng là phân tích có độ nhạy cao nên các chai chỉ sử dụng 1 lần để chứa mẫu này.

 Xử lý mẫu

Lấy 50 ml mẫu nước, lắc đều, sau đó cho vào erlen đun trên bếp điện để bay hơi hết axít. Lọc qua giấy lọc cho vào bình định mức 25 ml, làm đầy đến vạch và lắc đều.

Mẫu sau khi xử lý được phân tích bằng máy phân tích khối phổ cảm ứng plasma ICP MS.

1.2.5. Sử dụng phương pháp ICP-MS để xác định hàm lượng các kim loại vi lƣợng trong rau muống [34,49,50]

Hình 2.3. Máy phân tích khối phổ cảm ứng plasma ICP-MS

Khối phổ - cảm ứng plasma (ICP-MS) là phương pháp phân tích không dựa trên phổ phân tử. ICP-MS dùng ICP như nguồn ion hóa vi lượng cho mục đích phân tích nguyên tố vì trong khối phổ thì chất cần phân tích phải được ion hóa. Trong ICP, ít nhất 90% số nguyên tử của mẫu bị ion hóa, nên ICP là nguồn ion hóa lý tưởng cho mọi nguyên tố ICP-MS ra đời vào năm 1980. Hiện nay nhờ thành tựu trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn mà ICP-MS cho phép xác định vết với lượng mẫu siêu nhỏ, do đó nhanh chóng trở nên phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ như trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, nhiều tiêu chuẩn môi trường về nước thải thay đổi, theo đó ngưỡng ô

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro hàm lượng kim loại nặng (pb, cd, as, zn) trong rau muống ở TP HCM đến sức khỏe con người (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)