CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
3.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT & TIÊU THỤ RAU MUỐNG
3.1.2. Thảo luận kết quả điều tra về tình hình sản xuất rau muống
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B1 – Phụ lục 7 (Anh chị sản xuất loại rau muống nước nào ?)
Theo khảo sát trong tổng số 100 hộ dân trồng rau muống phân bố tại Củ Chi và Hóc Môn. Phần lớn các hộ trồng rau ăn (dùng trong món luộc, các món thông thường hằng ngày) là chủ yếu, chiếm tới 52%. Cón lại là rau bào (rau lấy thân, bỏ lá, tướt nhỏ để dùng ăn bún riêu...) chiếm tỷ lệ 33%. Còn lại là rau mầm với tỷ lệ khá thấp là 15%.
Chi tiết tỷ lệ từng loại rau xem biểu đồ hình 3.25
15%
52%
33% Rau mầm
Rau bào Rau ăn
Hình 3.13 Cơ cấu sản lượng các loại rau muống nước được trồng
Rau mầm có tỷ lệ thấp nhưng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây bởi vì nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người dân, dư luận cho rằng rau mầm ít sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng thực tế trong quá trình trồng rau mầm, người nông dân vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Tuy nhiên thời gian thu hoạch ngắn nên nguy cơ vẫn thấp.
Đối với người nông dân trồng rau thì trồng rau bào vẫn kinh tế hơn và đảm bảo đầu ra. Bởi lẽ trồng rau bào chỉ sử dụng phân bón là chủ yếu, nhằm mục đích đạt được là thân cây rau to, chắc. Sâu ăn lá không ảnh hưởng đến sản lượng, nên đây là loại rau có mức độ ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật thấp.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B2 – Phụ lục 7 (Nước ruộng rau được lấy từ khu vực?)
66 Nguồn nước ruộng là một trong những nguồn ô nhiễm chính, đưa hàm lượng KLN xâm nhập vào bên trong thành phần cây rau muống. Và quan trọng hơn đối với cây rau muống nước thì nước ruộng được xả vào đồng liên tục và dài ngày, vì vậy khả năng tích lũy KLN từ nguồn nước ruộng là cao nhất so với nguồn ô nhiễm từ đất và không khí. Kết quả khảo sát thể hiện như sau:
Khi được hỏi về nước ruộng rau được lấy từ nguồn nước nào. Tất cả 100 hộ dân đều trả lời nước ruộng được lấy từ kênh, rạch tại khu vực địa phương và không biết nguồn nước chảy từ đâu. Điều đó cho thấy đối với nguồn nước ruộng rau, thực tế người dân không nhận thức được nguồn nước có ô nhiễm hay không, nguồn nước được lấy từ đâu, và sẽ ảnh hưởng đến năng suất, vấn đề an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Như vậy, khi người dân ý thức, quan tâm đến quy trình sử dụng nguyên vật liệu trong sản suất để tạo ra sản phẩm an toàn. Khi đó, vấn đề an toàn đối với người sử sụng rau mới được đảm bảo.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B3 – Phụ lục 7 (Anh (Chị) sử dụng phân gì để bón cho rau muống?)
Nguồn phân bón cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hàm lượng KLN tích tụ trong đất, sau đó được cây rau muống hấp thu qua bộ rễ. Đặc biệt là các loại phân hóa học, khi được bón không hợp lý, thường xuyên dẫn đến sự dư thừa tồ lưu lại trong đất qua các đợt thu hoạch. Hiện nay, chưa có cơ chế giải pháp giảm thiểu vấn đề này. Kết quả khảo sát có được những thông tin cơ bản sau:
0 20 40 60 80 100
Phân hữu cơ sinh học
Các loại phân hóa học
Phân chuồng, phân
bắc tươi
phân khác 25
100
6 1
Hình 3.14. Thành phần các loại phân bón cho rau muống
Theo khảo sát đối với 100 hộ thì hầu hết đều sử dụng phân hóa học là chủ yếu.
Đây là nguy cơ từ việc bón phân không hợp lý, dẫn đến dư thừa, tạo ra một lượng lớn KLN tích lũy trong đất, sau đó tích lũy vào rau muống. Việc sử dụng phân hóa học chủ yếu hiện nay là do nguồn cung dồi dào, với nhiều nhà cung cấp nên mức giá cạnh
67 tranh. Ngoài ra việc cung cấp phân hóa học rất dễ dàng, tiện lợi người nông dân sử dụng như là nguồn phân bón chủ yếu. Các loại phân khác cũng được sử dụng nhưng với tỷ lệ thấp (25%) đối với phân hữu cơ sinh học, 6% đối với phân chuồng, phân bắc tươi. Cho thấy việc gia công, ủ lâu, bất tiện, mất vệ sinh, nguy cơ về mất an toàn đối với sức khỏe làm cho người dân ít sử dụng phân chuồng, phân bắc tươi. Sử dụng phân hữu cơ sinh học đảm bảo không ô nhiễm KLN, đảm bảo môi trường nhưng khi sử dụng phân hữu cơ sinh học, tuy nhiên người nông dân cảm nhận không thấy cải thiện rõ rệt về năng suất, cảm quan về độ sinh trưởng của cây rau muống như khi sử dụng phân hóa học. Bởi vậy tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ sinh học vẫn ở mức thấp.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B4 – Phụ lục 7
(Lượng urê dùng để bón thúc sau mỗi đợt thu hái thường là bao nhiêu?)
Phân hóa học hiện nay được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, và dần thay thế các sản phẩm phân bón thủ công do người nông dân tự sản xuất. Tuy nhiên so với các sản phẩm phân bón khác, phân hóa học cho kết quả rõ ràng qua cảm quan mà người nông dân cảm nhận được không như các loại phân khác cho kết quả chậm hơn. Ngoài ra phân hóa học có hệ thống phân phối hiện nay rộng khắp, rất tiện lợi trong việc mua bán. Vì vậy phân hóa học sử dụng chăm bón rau muống là chủ yếu trong các hộ dân trồng rau muống. Khảo sát cho kết quả không đồng đều đối với mức độ sử dụng phân bón hóa học giữa các hộ trồng rau muống.
Hình 3.15. Biểu đồ lượng phân hóa học sử dụng để bón sau mỗi đợt gặt hái (kg/1000 m2)
Mức độ sử dụng từ 3-4 kg/ công (1 công đất ≈ 1000m2) đất ở mức thấp nhất (9%).
Các mức sử dụng khác đều ngang nhau. Với cùng một điều kiện thổ nhưỡng tương
68 đương( trong cùng một vùng đất), nhưng với mức sử dụng phân bón khác nhau, trong đó mức độ sử dụng từ 7-10kg phân trên 1000m2 đất chiếm tỷ lệ 29%. Điều đó cho thấy khả năng dư thừa phân bón hóa học, làm tăng nguy cơ tích lũy KLN trong rau muống.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B5 – Phụ lục 7
(Rau muống trồng bao nhiêu ngày thì thu hoạch đợt đầu?)
Thời gian thu hoạch cũng gần như là thời gian cây rau muống hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất, phân bón giúp cây phát triển. Ngoài ra, vấn đề dư thừa phân bón, cộng với cây rau muống còn được ruộng nhớt thải, ô nhiễm KLN từ không khí, thời gian dài cũng làm cho cây hấp thu các yếu tố độc hại trên.
Thời gian thu hoạch rau muống sau khi khảo sát đồng nhất với từng loại rau mà người nông dân sản suất. Cụ thể đối với rau mầm, tính trong điều kiện thời tiết thuận lợi, thời gian từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch đợt đầu là 15- 20 ngày, đợt thu hoạch tiếp theo thời gian cũng như vậy. Đối với rau ăn thì khoảng một tháng và rau bào thì dài ngay hơn, khoảng 1 tháng 15 ngày đến 1 tháng 20 ngày. Như vậy rau mầm có thời gian tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kể cả nhớt thải để trừ bọ, rầy ngắn hơn. Trong khi rau ăn và rau bào thì có thời gian tiếp xúc dài hơn nên có nguy cơ tích lũy KLN cao hơn.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B6 – Phụ lục 7 (Để rau muống được non hơn ta thực hiện ?)
Nông nghiệp hiện đại ngày nay cung cấp nhiều loại phân bón khác nhau. Trong đó có nhiều loại chứa các chất kích thích tăng trưởng, đồng thời chứa các chất hóa học, hàm lượng KLN cao. Các chế phẩm nông nghiệp này được mua bán rất dễ dàng.
Trước khi thu hoạch người nông dân phun chế phẩm này, giúp cho cây rau đẹp hơn đối với người tiêu dùng. Từ đó cho kết quả kinh doanh tốt hơn. Nên khảo sát cho thấy hầu hết các nông dân khi khảo sát đều cho rằng cần phun thuốc để cây tăng trưởng nhanh, rau non, đẹp hơn.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B7 – Phụ lục 7
(Ruộng rau muống từ nước thải từ khu Công Nghiệp rau muống sẽ)
Người nông dân không cho nhận xét đối với mục khảo sát này. Có nhiều lý do, một trong đó là người dân không biết mình sử dụng nguồn nước ruộng bị ô nhiễm hoặc có thể không để ý đến sự phát triển bất thường của cây rau muống khi sử dụng nước ruộng có vấn đề. Ngoài ra, người nông dân lo ngại đến những ý kiến liên quan đến chất lượng VSATTP của cây rau mà mình sản xuất, nên không cho ý kiến liên quan đến câu hỏi khảo sát này.
69
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B8 – Phụ lục 7
(Thông tin hàm lượng chất độc hại như KLN trong rau muốn Anh/Chị có biết không?) Thông tin đến với người nông dân trồng rau muống cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện ý thức VSATTP khi trực tiếp sản xuất rau muống. Vì yếu tố này liên quan trực tiếp đến thị hiếu, và cũng là kết quả kinh doanh sản phẩm rau đến người tiêu dùng.
Hình 3.16. Biểu đồ thông tin đến với người nông dân về hàm lượng chất độc hại như KLN trong rau muống
Khảo sát về mức độ thông tin truyền thông đại chúng đến với người nông dân, về các vấn đề liên quan đến các chất độc hại có trong rau muống. Có tỷ lệ gần 38% trong 100 người không biết đến các vấn đề trên. Cho thấy sự thiếu hụt trong cách quản lý, tuyên truyền đến người nông dân. Và trong 68% của 100 người nông dân hiểu biết về vấn đề hàm lượng độc chất trong rau muống thì gần như không có người nông dân nào được thông tin qua mạng internet.
0 20 40 60 80 100
Truyền hình, phát
thanh
Internet Tuyên truyền Nghe người thân nói
100 88
79
Hình 3.17. Biểu đồ nguồn thông tin đến với người nông dân về hàm lượng chất độc hại như KLN trong rau muống
70
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B9 – Phụ lục 7 (Trồng rau muống sạch an toàn bằng cách?)
Để có loại rau an toàn, khi bị tồn lưu các hóa chất độc hại, có nhiều biện pháp khác nhau, như sử dụng chủ yếu phân vi sinh, sử dụng chế phầm sinh học diệt trừ sâu bệnh thay vì sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng các loài thiên địch trong tự nhiên để bảo vệ rau muống trước sự tấn công của các loại côn trùng gây hại... Tuy nhiên kết quả khảo sát đối với mục điều tra “trồng rau muống sạch an toàn bằng cách”, cho kết quả thể hiện như sau:
Hình 3.18. Biểu đồ cách thức để trồng rau muống an toàn
Kết quả cho đến 94 phiếu cho rằng cần phải bón phân hợp lý, trồng đúng thời vụ.
Trong khi có 15 phiếu không biết làm cách gì và 17 phiếu cho rằng cần ruộng nước muối (chế phẩm cung cấp vi lượng) khi trồng. Người nông dân hiện nay thật sự chưa có kiến thức về rau an toàn, trong đó bón phân hợp lý như thế nào thì còn lúng túng khi mức độ bón phân giữa các hộ trồng còn chênh lệch nhau.
Ngoài ra theo kết quả khảo sát để có được rau muống an toàn thì có một số ý kiến khác của nông dân cho rằng cần phun ít thuốc, phun thuốc hợp lý, hoặc phun thuốc cách ly ngày thu hoạch từ 7 đến 10 ngày. Bón phân bón lá trước khi thu hoạch 5 đến 7 ngày. Tăng cường đưa nước vào đồng 2 ngày lấy nước vào 1 lần để thau rửa phân bón và thuốc trừ sâu thừa.
1.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
1.2.1. Độ pH và độ ẩm của nước và đất
Như đã nêu trên độ pH và độ ẩm của nước và đất có ảnh hưởng đến sự linh động của KLN trong nước và đất vùng trồng rau muống. Kết quả đo đạc cho thấy độ pH tại các vùng trồng rau muống nước khá ổn định, dao động từ 6.42 đến 7.15, trung bình
71 6.79. Theo kết quả này cho ta thấy rằng pH của các vùng này thì một phần nằm trong khoảng pH >7 thì tồn tại ở dạng muối kết tủa, còn lại ở vùng pH < 7 thì ở dạng linh động nên ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng KLN trong nước.
Độ ẩm của đất của các vùng trồng rau muống chênh lệch nhau khá lớn, có những vùng độ ẩm lên đến 94.73% còn có những nơi chỉ có 35.72%, giá trị này tùy thuộc vào địa hình, điều kiện canh tác và tùy theo thời điểm lấy mẫu của các khu vực. Giá trị pH và độ ẩm được thể hiện trong hình 3.1 và 3.2
Hình 3.19. Giá trị pH của nước ruộng rau muống
Hình 3.20. Giá trị độ ẩm của đất trồng rau muống
Để đánh giá chất lượng nước, đất, rau muống trên địa bàn Tp.HCM, tác giả đã khảo sát lấy mẫu tại 20 vị trí từ ngày 19/3 đến 10/4 năm 2014. Dựa vào việc khảo sát, tham vấn ý kiến công đồng nhằm xác định nguyên nhân tích lũy hàm lượng KLN trong
72 rau muống, tác giả đã chọn chỉ tiêu Chì, Asen, Cadimi và Zn để phân tích tại phòng thí nghiệm và gửi mẫu để đánh giá chất lượng nước, đất và rau muống tại các vị trí theo TCVN 7601:2007 và TCVN 7603:2007. Kết quả phân tích được thể hiện cụ thể như sau.
1.2.2. Hàm lượng As trong đất, nước ruộng và trong cây rau muống
Asen là một chất sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống, từ các ứng dụng làm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, chế biến thuốc nhuộm, xà phòng, có trong các hợp kim với mục đích tăng độ cứng và độ chịu nhiệt. Asen có trong rau muống có thể tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau như nước thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật... Phần lớn lượng asen được hấp thụ vào rễ. Asen đi vào cơ thể con người trong một ngày đêm thông qua chuỗi thức ăn tập trung trong gan, thận, hồng cầu, hemoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da, phổi, tóc.
Khi nhiễm độc với liều lượng cao Asen làm tổn thương mạnh đến hệ tiêu hóa, rối loạn thần kinh, khi nồng độ gây nhiễm tới 60mg/l thì có thể gây tử vong.
Khi bị nhiễm độc lâu dài khi tiếp xúc với Asen ở liều lượng thấp sẽ gây viêm da, nhiễm sắc tố da, móng chân đen dễ gẫy rụng. Thời gian càng dài sẽ gây ung thư da, ung thư bàng quang và ung thư phổi.
Các kết quả phân tích từ đất, nước và rau muống cho ta thấy được mức độ nhiễm độc của Asen như sau:
Hình 3.21. Kết quả phân tích hàm lượng As trong đất
73 Hình 3.22. Kết quả phân tích hàm lượng As trong nước ruộng
Hình 3.23. Hàm lượng Asen trong rau muống
Hình 3.24. Hệ số tích lũy sinh học BCF đối với As của đất trồng và cây rau muống
74
Nhận xét
Biểu đồ cho ta thấy chỉ có hàm lượng As trong nước ruộng tại vị trí có mẫu NCC.24 tương ứng là khu vực ấp 5, xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi là vượt ngưỡng cho phép, đạt 0,106mg/lvượt hơn 2 lần so với 0,05mg/l QCVN 39:2011/BTNMT đưa ra.
Bình Mỹ là xã có sản lượng cây rau muống nước vào loại cao nhất Tp HCM. Hàm lượng As trong nước tại các vị trí khác gần với giới hạn cho phép.
Đối với mẫu đất, kết quả đã thể hiện rõ tất cả hàm lượng As đều không vượt quá giới hạn so với QCVN 03: 2008/BTNMT (≤ 12mg/kg). Hàm lượng As dao động từ là 0.55 mg/kg đến 6.01 mg/kg. Hàm lượng kim loại As cao ở địa bàn huyện Củ Chi lần lượt ở các mẫu ĐCC.41 (3.32mg/kg), ĐCC.42 (5.93mg/kg), ĐCC.43 (2.71mg/kg), ĐCC.44 (6.01mg/kg).
Trong rau muống, hàm lượng Asen cao nhất tại RBC.13 Bình Chánh. Biểu đồ cũng cho thấy mức độ tích lũy cao nhất tại khu vực này trong rau muống đối với đất trồng với các khu vực khác. Đối chiếu với kết quả trong nước ruộng và trong đất thì có thể do đặc tính tích lũy KLN trong rau muống, mà hàm lượng trong thân cây cao hơn so với môi trường bên ngoài [17]. Đây là khu vực có nhiều xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp (sản xuất acquy, sản xuất dệt nhuộm, luyện kim… ), cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp này từ lâu đã không nằm trong quy hoạch khu công nghiệp mà thuộc diện di dời khi gây ô nhiễm cao. Hiện nay, khi chưa có quản lý xả thải thì tình trạng xả thải bất hợp pháp vẫn diễn ra, gây hại cho môi trường
Tại xã Bình Mỹ (Củ Chi), có 4 vị trí lấy mẫu thì mẫu RCC.2 có giá trị Asen cao nhất nhất (0,1625 mg/kg). Nguyên nhân là do cánh đồng trồng rau của các hộ dân nằm bên cạnh một số nhà máy nhỏ, trong đó có công MTV Thành Ký, chuyên sản xuất nhựa. Trong quá trình hoạt động đã rò rỉ nước thải xuống kênh mà người nông dân sử dụng để ruộng rau muống. Khảo sát khu vực chung quanh, trên đường Võ Văn Bích thuộc địa phận xã Bình Mỹ có thể thấy hình ảnh tương tự. Còn vị trí của mẫu RCC.1 có vị trí cách xa khu dân cư, không có nhà máy nào nằm trong vùng này nằm trong vùng trồng nông nghiệp chuyên canh nên có hàm lượng thấp nhất 0,9875 (mg/kg).
Hai khu vực trồng rau muống có mức độ ô nhiễm đáng báo động hiện nay mà các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm là khu vực quận 12 và quận Thủ Đức.
Theo cơ quan quản lý hiện nay quận 12 là một trong những điểm nóng về hiện trạng phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, ruộng nhớt thải để bảo quản rau… điều đó làm cho hàm lượng asen trong rau muống được trồng trong quận 12 tăng cao, mặc dù vẫn trong nằm tiêu chuẩn cho phép nhưng vẫn cao hơn so với khu vực