CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
3.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT & TIÊU THỤ RAU MUỐNG
3.1.1. Thảo luận kết quả điều tra về tình hình tiêu thụ rau muống
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B1 – Phụ lục 6 (Rau muống Anh (Chị) sử dụng được mua ở ?)
Nguồn cung cấp có thể đánh giá mức độ vệ sinh an toàn khi sử dụng rau muống.
Rau muống ở chợ hoặc các nguồn khác thường có chất lượng VSATTP kém hơn so với siêu thị, tự người dân trồng lấy. Quá trình khảo sát bằng phiếu đã thu được những thông tin cần thiết về thói quen mua rau muống của người dân, và cũng cho thấy một bộ phận người dân cho rằng khi mua rau muống trong rau muống ở siêu thị thường đắt hơn ở chợ. Biểu đồ hình 3.1 thể hiện rõ điều đó.
16% 59%
12%
13%
Chợ Siêu thị Tự trồng Khác
Hình 3.1 Khu vực người tiêu dùng chọn mua
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B2 – Phụ lục 6
(Tại sao Anh (Chị) chọn khu vực đó để sử dụng rau muống ?)
Hình 3.2 Nguyên nhân lựa chọn nhà cung cấp
Trong tổng số 300 người được khảo sát thì có 225/300 người chiếm 75% chọn nơi mua ở chợ. Người dân chọn mua ở chợ, cũng theo khảo sát bởi vì : chợ nằm trong khu
58 dân cư, thuận trên đường sinh hoạt hàng ngày, mua bán dễ dàng chiếm 63,3%; thói quen mua sắm ở chợ đã có từ lâu; ngoài ra có ý kiến cho rằng mua ở chợ có giá rẻ hơn mua ở nơi khác chiếm 16,7%. Khảo sát cũng cho thấy một bộ phận người dân có lựa chọn mua ở siêu thị chiếm 19,7%. Một thực tế tại các vùng xung quanh vùng trồng rau muống chuyên canh tại Tp HCM, theo khảo sát có 14/300 người chiếm 14,6% tự trồng rau muống dùng trong gia đình, như vùng Hóc Môn, Bình Chánh. Nơi đây là vùng chuyên canh trồng rau muống, nhưng người dân ý thức được sự không an toàn khi sử dụng rau muống bị phun hóa chất BVTV, bón phân hóa học, kể cả dùng nhớt để chăm bón rau muống. Vì vậy tự trồng rau muống để sử dụng là cách mà người dân khu vực này bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B3 – Phụ lục 6
(Rau muống có thường hiện diện trong bữa ăn của gia đình Anh (Chị)?)
Tần suất sử dụng rau ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tích lũy các chất dinh dưỡng cũng như các hóa chất độc hại có trong thánh phần của cây rau muống. Tần suất sử dụng phụ thuộc vào khẩu vị, cách chế biến các món có nguyên liệu trong đó có rau muống, cũng như văn hóa ẩm thực của người dân. Kết quả khảo sát cho kết quả biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Hình 3.3 Tần suất rau trong khẩu phần ăn trong tuần
Kết quả cho thấy trong 300 người được khảo sát có 187 người dân chiếm 62,33%
nói rằng mình dùng 3 lần rau muống trong một tuần. Ngoài ra có 37/300 người cho ăn rau muống với tần suất 6 lần/ tuần... kết quả khảo sát rau muống có mặt trên mâm cơm của người dân Tp HCM với tần suất khá cao bởi vì rau muống là loại rau rẻ tiền phù hợp với hầu hết các tầng lớp nhân dân, và là loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, cung cấp cho cơ thể, và cũng là loại dược liệu tự nhiên chữa được nhiều bệnh được y học hiện đại cũng như y học cổ truyền công nhận.
59
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B4 – Phụ lục 6 (Cách rửa rau muống của Anh (Chị) là?)
Khi chế biến thực phẩm nói chung cũng như rau muống nói riêng cần các bước sơ chế ban đầu để loại bỏ các thành phần không mong muốn, hay các chất độc hại còn lưu lại bên ngoài rau muống. Trong phiếu khảo sát cho kết quả đánh giá số lượng người lựa chọn cách thức sơ chế rau muống khi sử dụng như sau:
Hình 3.4 Cách làm sạch rau muống
Cách sơ chế bằng nước lạnh có 96/300 người chiếm 32% sử dụng, với cách sơ chế này thường không đảm bảo vệ sinh vì chưa loại bỏ vi sinh vật gây bệnh, cũng như một phần hóa chất còn tồn lưu trên cây rau muống. Điều dó cho thấy một bộ phận người dân vẫn còn thiếu ý thức khi sử dụng rau muống. Trong khí đó có 191/300 người sử dụng cách ngâm rau bằng nước muối vì người dân biết được tác dụng diệt khuẩn của muối, và cho rằng có muối có thể loại bỏ được phần nào hóa chất độc hại còn lưu, bám lên cây rau muống. Một tỷ lệ ít trong tổng số 300 người, chiếm 2,67% có ý thức cao, coi trong sức khỏe khi sử dụng thuốc tím để ngâm, rửa rau muống khi sử dụng. Tỷ lệ trong bộ phận người sử dụng này cần được tăng lên trong cộng cồng bằng các hình thức tuyên truyền, cổ động... nhằm đảm bảo một cộng đồng có ý thức cao bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B5 – Phụ lục 6
(Sau khi rửa rau muống Anh (Chị) thường thấy nước rau muống có hiện tượng?) Khi rửa rau muống, các thành phần bám lên rau muống sẽ thải ra và hòa vào nước rửa, khi đó nước rửa rau sẽ có những hiện tượng qua màu sắc, trạng thái của nước khác nhau. Khi đó, một số người sẽ chú ý đến hiện tượng này, một số thì không hoặc có thể chưa bao giờ gặp. Khảo sát ý kiến cho kết quả thể hiện biểu đồ như sau:
60 Hình 3.5 Hiện tượng nước sau khi rửa rau muống
Có 124/300 người chiếm 41,33% không để ý đến màu sắc nước rau khi rửa rau muống. Trong khi đó thì có 80/300 người cho rằng nước đó là nước sạch. Thực tế thì không đánh giá nước rửa rau qua màu sắc nước trong và không trong được cho là sạch và không sạch. Nhưng cũng có trường hợp nước trong là sạch, và cũng có thể nước trong còn chứa các chất độc hại không thể đánh giá bằng mắt thường. Có 30/300 chiếm 10% đánh giá nước rửa rau có dầu mỡ. Còn có 55/300 người chiếm 18,33%
nhận thấy nước rửa rau có màu đen sau khi rửa rau. Đây là 2 hiện tượng mà người sử dụng cho nhận xét chính xác bởi lẽ hiện tượng này xuất phát từ một số nguyên nhân có thể kể đến là: khi rửa các tạp chất như đất, cát, bùn dính trên rau hòa vào nước rửa;
hoặc có thể rau được để gần nơi rò rỉ dầu mỡ, hoặc có thể chứa trong các vật dụng dính dầu mỡ; một nguyên nhân khác mà dư luận hiện nay đang bức xúc là rau muống được ruộng nhớt thải để cọng rau được xanh, mượt hơn.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B8 – Phụ lục 6
(Anh (Chị) có biết về việc ruộng nhớt lên rau muống?)
Nhớt thải động cơ thường chứa các thành phần độc hại. Vì vậy đây là loại chất thải gây nguy hại cho môi trường. Nên thường sử dụng để tái chế ngược trở lại thành dầu nhớt chất lượng thấp hơn hoặc có thể lưu trữ dùng trong các một số ngành cụ thể khác.
Tuy nhiên hiện nay nông dân đang dùng chất thải này để ruộng rau nhằm mục đích trừ sâu bệnh và làm cho cọng rau xanh, đẹp hơn. Vấn đề này đã được báo chí nêu lên khá nhiều nhưng hiện tượng náy vẫn diễn ra âm ỉ cho đến hiện nay. Sau đây là biều đồ thể hiện sự quan tâm của người dân đến vấn đề này:
61 Hình 3.6 Tình hình nắm bắt thông tin về việc ruộng nhớt lên rau muống Trong 300 người được hói thì có 150 người có nghe thấy vấn nạn trên chiếm đến 50% và có 127 người chiếm 42,33% thì không nghe nói. Điều đó cho thấy thông tin về vấn nạn này chưa tới được phần nhiều người dân, điều đó làm cho ý thức bảo vệ sức khỏe người dân kém đi. Trong khi đó có 14/300 người cho rằng đã nhìn thấy hiện tượng ruộng nhớt lên rau muống, đó là người dân ở khu vực: Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Quận 12.
Hình 3.7 Ảnh hưởng của nhớt đến sức khỏe người tiêu dùng
Tuy có người không nghe nói đến hiện tượng phun nhớt lên rau muống, nhưng cũng như người dân có nghe nói hiện tượng trên, họ có hiểu biết về mức độ độc hại của nhớt thải đối với con người khi sử dụng rau có chứa thành phần nhớt thải với số ý kiến là 220/300 người chiếm 73,33%. Trong khi đó chỉ có 20/300 người có ý kiến là không ảnh hưởng và chỉ chiếm 6,67%. Một bộ phận nhỏ người dân cho rằng không ảnh hưởng, đây có lẽ là bộ phận người dân này chưa có kiến thức đầy đủ về tính độc và thành phần của nhớt thải, chưa có được kiến thức cần thiết từ nhiều nguồn để có thể đánh giá đúng đắn về độc hại của nhớt thải.
62
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B10 – Phụ lục 6
(Anh (Chị) có biết thông tin hàm lượng Kim Loại Nặng trong rau muống không?) KLN là một khái niệm mà không phải là người dân nào cũng biết và quan tâm. Chỉ một số ít người dân có trình độ dân trí cao, có kiến thức, quan tâm đến sức khỏe cho mình và gia đình, biết được thông tin liên quan đến KLN trong rau muống. Một số KLN có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nên chỉ cần một lượng nhỏ và hợp lý. Tuy nhiên nếu vượt quá mức cần thiết thì sẽ nguy hại cho cơ thể con người. Khảo sát điều tra cho ta được mức độ thông tin đến với người dân. Kết quả khảo sát đã cho thấy điều đó, thể hiện rõ ở biều đồ dưới đây:
Hình 3.8 Tình hình nắm bắt thông tin hàm lượng KLN trong mau muống
Chiếm hết 54,33% tương ứng với 163/300 người được khảo sát cho là không biết, tập trung ở Quận Thủ Đức, Huyện Bình Chánh. ở đây tập trung những người dân lao động phổ thông không am hiểu và phương tiện thông tin đại chúng chưa đưa ra kết quả chính thức và rõ ràng về hàm lượng KLN có trong rau muống. Trong khi đó có 34%
ứng với số lượng 102/300 người và 29,67% ứng với số lượng 29/300 người cho biết là thỉnh thoảng, thường xuyên biết về thông tin hàm lượng KLN trong rau muống, đây chủ yếu là những người tri thức.
Thông tin đến được với người dân theo nguồn nào cũng là dữ liệu quan trọng để đánh giá mức độ tuyên truyền của kênh thông tin đó. Từ đó có biện pháp tăng cường kênh thông tin hiệu và nâng cao kênh thông tin còn yếu kém. Kết quả khảo sát cho thấy:
63 Hình 3.9 Các phương tiện truyền thông
Khi hỏi về nguồn thông tin người dân biết về KLN trong rau muống thì có 70/163 người (41,17%) biết qua internet, đó là người dân tại các khu vực Quận 1, 5. Có 38/163 người (22,35%) qua truyền hình, đó là người dân tại khu vực Bình Chánh, Thủ Đức, có 23/170 người (13,53%) qua báo chí... số liệu cho thấy một thực tế hợp lý, người dân khu vực nội thành như Quận 1, Quận 5 có trình độ dân trí cao, sự hiểu biết, thông tin qua internet là chủ yếu. Trong khi đó, người dân tại khu vực Bình Chánh, Thủ Đức có được thông tin qua các kênh truyền thông là báo chí, truyền hình. Kết quả khảo sát cho thấy tình hình nắm bắt thông tin còn thấp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau để người dân hiểu rõ sự độc hại khi sử dụng rau muống nhiễm KLN.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi B11 – Phụ lục 6
(Anh (Chị) có từng gặp vấn đề gì sau khi sử dụng rau muống không?)
Khi sử dụng rau muống không đảm bảo chất lượng, VSATTP. Người sử dụng sẽ có các triệu chứng cụ thể sau khi sử dụng. Nhưng cũng có trường hợp không có triệu chứng ra bên ngoài nhưng các chất độc hại xâm nhập vào trong cơ thể, tích tụ và gây nguy hại lâu dài cho người sử dụng. Khảo sát chỉ thống kê những biểu hiện mà người sử dụng cảm nhận được các triệu chứng sau khi sử dụng. Kết quả khảo sát như sau:
Hình 3.10 Mức độ ảnh hưởng khi ăn rau muống
64 Kết quả cho thấy có 189/300 người chiếm 63% cho là chưa bao giờ gặp các triệu chứng sau khi sử dụng rau muống và 68/300 chiếm 22,67% rất ít gặp vấn đề. Đây cũng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng chưa có thể đánh giá được vì những ảnh hưởng bởi sự tích lũy KLN đối với sức khỏe, gây những tác hại lâu dài và lớn hơn.
Ý kiến cho là thường xuyên gặp vấn đề chiếm 1,67%, mặc dù chiếm tỷ lệ ít nhưng cũng cho thấy cần cẩn trong khi mua rau nơi nào và chất lượng ra sao.
Hình 3.11 Triệu chứng sau khi ăn rau muống
Trong số người hỏi có vấn đề về sức khỏe sau khi ăn rau muống (43/300) thì có đến 34/43 người chiếm 78,57% người bị đau bụng và có 9/43 người bị buồn nôn. Lý do dẫn đến những triệu chứng trên là do lúc sơ chế không kỹ, chất lượng rau muống không đảm bảo, hoặc rau muống bị phun nhớt, thuốc trừ sâu... có 2 trường hợp cho là khó thở sau khi ăn rau muống không đảm bảo an toàn.
Ý kiến khảo sát đối với câu hỏi C4 – Phụ lục 6
(Theo Anh (Chị) việc chọn lựa rau muống có cần thiết không?)
Một trong những yếu tố quan trọng giúp người sử dụng rau muống giảm thiểu được những tác nhân có hại cho cơ thể đó là người sử dụng phải lựa chọn rau muống cẩn thận, từ nguồn cung cấp đến chất lượng cảm quan bên ngoài, cho đến nhãn hiệu RAT... sẽ chọn được rau muống ngon, đảm bảo hợp vệ sinh.
Hình 3.12 Mức độc quan trọng của việc lựa chọn rau muống
65 Khảo sát cho kết quả có 148/300 người (chiếm 49,33%) cho rằng rất cần thiết khi lựa chọn rau muống khi sử dụng, 132/300 người (chiếm 44%) cho rằng cần thiết, hầu như các người được khảo sát điều cho rằng việc lựa chọn rau muống là rất quan trọng. Có một bộ phận nhỏ người dân cho rằng lựa chọn rau muống phải tùy vào từng nơi mua (chiếm 6,67%) vì cho rằng nếu mua ở siêu thị sẽ đảm bao tươi xanh và chắc lượng, còn mua ở chợ hay nơi khác thì chưa chắc sẽ đảm bảo chất lượng.