Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong Dấu chân người lính của Nguyễn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết việt nam giai đoạn 1955 1975 (Trang 57 - 63)

Chương III: Những đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn

3.1. Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong Dấu chân người lính của Nguyễn

Thể loại tiểu thuyết sử thi ( Roman – épopée ) mang trong mình cấu trúc rất phức tạp, bởi có sự kết hợp hai tính chất trái ngược nhau như lửa với nước, đó là

“chất sử thi” và “chất tiểu thuyết”. Nguyễn Minh Châu đã biết cách dung hợp hai tính chất trái ngược này nên ông đã làm nên sự thành công vang dội của tiểu thuyết sử thi Dấu chân người lính.

3.1.1. Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong thể tài

Thể tài văn học, nếu khảo sát riêng biệt, sẽ thuộc lĩnh vực nội dung của tác phẩm. Nhưng cách thức kết hợp và xử lý mối tương quan giữa các thể tài lại thuộc lĩnh vực hình thức tác phẩm. Ở đây, chúng tôi không chỉ chứng minh Dấu chân người lính có sự hiện diện giữa ba thể tài: sử thi (lịch sử dân tộc), thế sự, đời tư (gọi chung lại thể tài tiểu thuyết). Mà điều quan trọng hơn là chỉ ra nghệ thuật kết hợp và xử lý mối tương quan giữa ba thể tài đó mà vẫn không vi phạm “lập trường sử thi”, nghĩa là không vi phạm chuẩn mực của nền văn học sử thi Việt Nam 1945 – 1975.

Thể tài cơ bản của Dấu chân người lính là lịch sử dân tộc (sử thi – anh hùng ca). Đề tài chiến tranh chi phối mọi hoạt động của các nhân vật ở các vùng miền, dân tộc, lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội. Mọi quan hệ trong gia đình của Chính ủy Kinh đều được “quân sự hóa”. Tất cả các làng quê ở miền Bắc đều có mặt trong cuộc hành quân đánh địch ở chiến trường miền Nam. Để dung chứa những sự kiện lớn lao ấy, tác giả đã tạo nên một không gian chiến trường hoành tráng và giới thiệu khá đầy đủ những tri thức về chiến tranh: các loại binh chủng, tổ chức quân đội, kinh nghiệm chiến trường, tinh thần chiến đấu của hai phe, các loại vũ khí, khung cảnh chiến trường…. Nói tóm lại, nó là một bộ tiểu thuyết sử thi về lịch sử cách mạng.

Dấu chân người lính còn có thể tài thế sự. Trước hết, thể hiện ở sự phản ánh các bi kịch chính trị trong gia đình già Phang. Cha là cán bộ cộng sản tại địa phương nhưng thằng Kiếm con ông là trung đội trưởng biệt kích, là “anh hùng” của quân đội Việt Nam cộng hòa. Tuy nhiên, do quan hệ đạo lý ràng buộc mà “tướng Kỳ” luôn lẩn tránh một cuộc chạm trán với “chủ tịch ủy ban xã”. Hai vợ chồng Kiếm và Xiêm cũng đứng về hai phe khác nhau. Ranh giới giữa hai phe cách mạng và quốc gia nhiều khi không rạch ròi cho thấy sự phức tạp của cuộc chiến. Nhiều khi hai phe gặp nhau “Hai bên trông thấy nhau nhưng đều tránh nhau”. Trong lần đơn vị Lượng đánh vào đồn địch, anh đã không dùng hỏa lực mạnh và đặt thêm bộc phá để giết sạch địch mà phát loa gọi hàng, gọi đích danh thằng Kiếm. Hậu quả là anh bị thương

59

nặng, và có thể đặt giả thiết rằng trong rất nhiều đạn găm vào người Lượng, có đạn của thằng Kiếm. Tức là giúp người, người trả oán. Nguyễn Minh Châu đã giải quyết các bi kịch thế sự này theo hướng của sử thi. Bằng cách cho Kiếm quay trở về cuộc sống làm ăn lương thiện, kết thúc mâu thuẫn cha con, vợ chồng và cũng chấm dứt cảnh “đời riêng chẳng có gì vui vẻ” của ông già Phang. Tác phẩm kết thúc trong sự chiến thắng của cách mạng, cả một vùng rộng lớn được giải phóng, lòng người náo nức. Bởi vậy, mặc dù có chứa đựng yếu tố bi kịch nhưng cuối tác phẩm, âm hưởng hùng ca vẫn nổi trội.

Dấu chân người lính còn khai thác cả đề tài đời tư, xoay quanh các mối tình bộ ba: Lữ – Hiền – Moan và Xiêm – Lượng – Nết. Lữ thầm yêu trộm nhớ cô văn công Hiền trong khi cô này lại cảm tình với Moan. Nết thầm yêu trộm nhớ Lượng, nhưng anh lại hướng về Xiêm. Điều gay cấn ở đây là Xiêm đã có chồng – thằng Kiếm, kẻ thù của Lượng. Vậy, Kiếm sẽ giết Lượng hay Lượng sẽ giết Kiếm để chiếm đoạt “vị nữ thần của núi rừng ấy”? Xiêm rơi vào bi kịch đời tư. Đó là một chuyện tình “rất tiểu thuyết” nhưng lại được xử lý theo cách của sử thi. Nghĩa là, Lượng vẫn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân. Anh không muốn người ta đồn rằng: “một cán bộ giải phóng đã cướp vợ một tên lính ngụy”. Điều bất ngờ hơn là trong một lần đánh đồn giặc, Lượng có chủ ý tìm kẻ tình địch của mình để đem về cho người yêu của mình. Một hành động vừa công vừa tư, vừa sử thi nhưng cũng vừa tiểu thuyết. Và cách giải quyết bi kịch đời tư cũng phù hợp với quan điểm cộng đồng.

3.1.2. Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong cảm hứng thẩm mỹ Có bốn phạm trù mỹ học cơ bản là cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Trong đó, cái đẹp và cái cao cả thuộc phạm trù của chất sử thi, còn cái bi và cái hài thuộc phạm trù của chất tiểu thuyết. Dấu chân người lính cũng có đầy đủ bốn cảm hứng trên. Chúng ta có thể thấy cái đẹp của thiên nhiên núi rừng Trường Sơn, tình yêu cao đẹp của Lữ – Hiền – Moan và Xiêm – Lượng – Nết, tình đồng đội thân thiết của các chiến sĩ… Chúng ta cũng thấy cảm hứng cao cả trong hành động của Lượng với vợ chồng Xiêm – Kiếm, cái chết tự nguyện của Lữ, cái dữ dội của chiến trường Khe Sanh… Tác phẩm cũng chứa đựng yếu tố bi trong các mối tình bộ ba, mâu thuẫn chính trị trong gia đình già Phang và chị cán bộ huyện, nỗi lòng chính ủy Kinh khi nghe tin con chết… Những cảm hứng này cũng thường thấy trong tiểu thuyết cách mạng Việt Nam thời chiến tranh. Nhưng nét đáng chú ý của Dấu chân người lính là việc sử dụng đậm đặc yếu tố hài.

60

Có thể nói, Dấu chân người lính miêu tả cả một rừng cười, cứ vài trang, ta lại nghe rộ lên tiếng cười của các chàng lính trẻ. Hình như đối tượng nào cũng bị đem ra cười. Không chỉ có tiếng cười mỉa mai châm biếm phe địch mà còn có cả tiếng cười bông đùa vui nhộn hướng vào phe ta như: chính ủy Kinh, Thái Văn, bác Đảo cấp dưỡng, mẹ vợ của Đàm, các cô văn công và giữa lính với nhau. Chức năng của tiếng cười hài hước ở đây rất đa dạng. Trước hết, nó rút ngắn khoảng cách sử thi giữa các nhân vật và giữa nhân vật với tác giả, độc giả. “Chính tiếng cười đã phá bỏ khoảng cách sử thi và nói chung là mọi khoảng cách ngôi thứ – giá trị – ngăn chia”

(Bakhtin). Tiếng cười giúp cho các cấp chỉ huy xích lại gần chiến sĩ nhưng không có nghĩa là các chiến sĩ không tôn trọng chỉ huy. Tiếng cười còn có tác dụng xóa tan những khắc nghiệt của chiến tranh. Nó thổi ngọn gió tiểu thuyết mát mẻ vào cái lò sử thi nóng nực, làm cho con người có thêm sảng khoái và nghị lực để vươn tới:

Một cô đi đầu trần được một anh chàng trinh sát vứt cho một cái mũ sắt.

“Em không có mũ đổi chác với anh mô!” – Cô ấy hơi đỏ mặt nói lúng túng. “Cứ cầm lấy mà che mưa, che nắng, che đạn! Bao giờ thống nhất thì phải đem trả”. “Biết anh ở mô mà người ta đem trả nờ!” – Nhiều cô nói. “Cứ đứng ở đây mà đón, o nhìn cho rõ cái mặt của tôi không thì nhầm”. “Chấm dứt, chấm dứt ngay” – tiếng cán bộ sang sảng hạ lệnh”.

Giọng “sang sảng” của sử thi đã kiềm chế bớt giọng vui nhộn của tiểu thuyết.

Tiếng cười cợt đã chấm dứt đúng chỗ để trả lại không khí trang nghiêm của sử thi.

Tinh thần của văn hóa lễ hội Carnaval còn có tác dụng lột trần sự không tương hợp giữa lời nói và việc làm, giữa bản chất và ngoại hình của nhân vật. Chẳng hạn, nó lột trần “mặt nạ nhân cách” của một chàng lính đa tình, yêu lăng nhăng: “Cứ mỗi tuần lễ, hắn viết về cho mỗi cô trong làng một lá thư. Các cô bé làng tớ đem tất cả những bức thư của hắn đóng lại thành một tập, thỉnh thoảng đem ra đồng ngồi chụm đầu lại đọc”. Người ta cho rằng con người sử thi “ruột để ngoài da”, nghĩ sao nói vậy, không bịa đặt. Nhưng một số nhân vật trong Dấu chân người lính nói láo đại tài.

Cậu bịa đến khiếp đi được! Các cậu ngồi với thằng Đàm một lúc mà xem, nó có thể bịa hàng “lô” chuyện không hề có sự thật (…) Cũng cóc có chuyện nào là sự thực cả. Hắn bịa tuốt”. Sử thi tôn trọng sự thật, không thích bịa. Nhưng tiểu thuyết có quyền bịa và có tiếng cười giễu nhại sự giả dối. Dấu chân người lính đã dùng tiếng cười trào lộng tống tiễn những thói xấu để làm cho con người hoàn thiện hơn, đó là tinh thần của tiểu thuyết sử thi. Như vậy, mặc dù dung nạp những cảm hứng bi – hài nhưng Nguyễn Minh Châu đã khéo léo không để nó lấn át cái đẹp, cái cao cả. Bởi vậy, chất tiểu thuyết vẫn không đủ sức làm biến dạng “cái khung sử thi”.

61

3.1.3. Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong cách xây dựng nhân vật

Nhân vật sử thi là những con người đẹp đẽ, rất đáng để chiêm ngưỡng. Trong Dấu chân người lính, ta gặp rất nhiều nhân vật đáng kính trọng như chính ủy Kinh, Nhẫn, Lượng, Lữ, Hiền, Nết, già Phang v.v… Về cơ bản, họ là con người sử thi nhưng một số cũng mang ít nhiều chất tiểu thuyết. Mức độ đậm nhạt của chất tiểu thuyết tùy vào địa vị xã hội (chức vụ cao hay thấp), và vai trò của nhân vật trong tác phẩm (nhân vật chính hay phụ, chính diện hay phản diện). Chính ủy Kinh bị chột một mắt, và có tác phong giản dị, bình dân, không oai nghiêm lẫm liệt như các vị tướng khác. Chính ủy ăn mặc dân dã, quê mùa đến mức có lần thấy ông lùa bò, chiến sĩ Khuê tưởng ông là “nông dân”. Vị chính ủy trung đoàn này ăn nói “xuề xòa”, gọi lính đáng tuổi con mình là “ông”. Thấy lính chê thơ mình cũng nổi tự ái: “Ông mô nói thơ mình cổ ?”. “Câu nói của Kinh đầy tiếng địa phương, rất nặng” (giọng Nghệ Tĩnh). Giữa chỉ huy và chiến sĩ có quan hệ rất thân mật, cởi mở, bình đẳng, dường như không có sự cách biệt nào, đó là tinh thần dân chủ của tiểu thuyết. Khi gặp chính ủy trên đường hành quân, đám lính trẻ la tướng lên: “A, thầy Đường Tăng!”, “Chào thầy Đường Tăng sang nước Việt Nam lấy … đầu Mỹ, anh em ơi!”, “Thầy có chú tiểu đồng kháu ra kháu!”. Tiếng cười đã “làm gần gũi và thân mật hóa” các nhân vật, nó phá tan những cái gì cứng đờ, nghiêm nghị, làm cho nhân vật anh hùng bớt lên gân.

Nhà thơ Thái Văn vốn có “phong độ tỏ ra một con người thư thái và điềm đạm” và có vẻ đạo mạo nhờ “đôi kính trắng”. Nhưng phong cách trang nghiêm của ông cũng bị cánh lính trẻ hạ bệ: “Đồng chí cán bộ sư đoàn này kể một cách hào hứng giữa cuộc họp ở mặt trận bộ rằng chính mình có gặp “cu cậu” đang cọ dép ở quãng suối dưới chân đèo “chót thì bóp” (…) cánh lính trẻ nghịch ngợm tán vung lên: “Tao thấy ông ấy tắm truồng mà đeo kính”. Chi tiết này kết hợp cả cái nghiêm nghị của sử thi (đeo kính) và cái khôi hài của tiểu thuyết (tắm truồng). Nói như Bakhtin: “Người ta phá vỡ đối tượng, lột trần nó (lột bộ cánh đẳng cấp của nó): đối tượng trần truồng trở nên nực cười” [6, tr.51].

Về mặt ngoại hình, nhân vật sử thi thường được miêu tả rất đẹp nhưng nhân vật tiểu thuyết không nhất thiết phải như vậy. Trong Dấu chân người lính, bên cạnh những nhân vật có ngoại hình đẹp như Lượng, Lữ, Xiêm … ta cũng gặp nhiều nhân vật không có gì là đẹp. Chính ủy Kinh có đầu trọc giống “Đường Tăng” nhưng chỉ khác Tam Tạng ở chỗ có con mắt chột. Cán bộ Khuê có khuôn mặt giống con nít và

con mắt ti hí và đen láy của nó chính là mắt chết gái”. Chiến sĩ Đàm, từng là giáo viên, bị học trò nữ phán trước mặt là “thầy như con nít” và xé toạc áo thầy rồi ù té bỏ

62

chạy. Ông bác sĩ quân y thì có nước da “đen thui”. “Lính cũng đủ loại: có anh cao lớn lộc ngộc, có anh lùn như một cái nấm”. Còn đây là chân dung của nhân vật Phán:

Hắn ta xuất hiện trước mắt các chiến sĩ trinh sát già dặn của Lượng với một mái tóc

“cua” dựng ngược nom đến là ngạo mạn. Các cậu xoàng bỏ mẹ – Một hôm cậu ta thốt lên”. Về ngôn ngữ, các anh hùng cao quý cũng biết văng tục: “Tiên sư cái thằng Mỹ này”, “Trông thấy cái … mẹ mày”, “Chuyện ấy kệ thây mẹ nó…”. Bên cạnh cách xưng hô trang trọng của sử thi như: đồng chí, thủ trưởng, anh, chị, gọi tên riêng…

các nhân vật cũng dùng cách xưng hô thân mật: mày, tao, thằng, hắn, nó… Ngay cả cách xưng hô của tác giả cũng suồng sã: “Rõ ràng cu cậu đang cố hết sức làm ra vẻ mặt tự nhiên, bình thản”. Cách xưng hô như vậy là thiếu trang trọng nhưng mật độ không nhiều, bởi vậy không ảnh hưởng đáng kể đến phong cách cao cả của sử thi.

Tính cách của nhân vật sử thi là bất biến và được “ngoại hóa” hoàn toàn.

“Quan niệm của nó về bản thân mình hoàn toàn trùng hợp với quan niệm của những người khác về nó” (Bakhtin). Nhưng con người trong tiểu thuyết phức tạp hơn, vì nhiều lý do: không có sự tương hợp giữa tư tưởng và hành động, tính cách nhân vật cũng không ổn định, lúc thế này, lúc thế khác. Và cách đánh giá của các nhân vật khác về nó cũng không giống nhau, “xuất hiện sự lệch kênh đặc thù giữa hai bình diện: con người đối với bản thân mình và con người dưới mắt người khác (…) Trong tiểu thuyết, con người được giao cho tính chủ động về tư tưởng và ngôn ngữ, tính chủ động này sẽ làm biến đổi tính chất của hình tượng con người” (Bakhtin) [6, tr.73].

Ta có thể thấy điều đó trong Dấu chân người lính. Bên cạnh những nhân vật có sự thống nhất cao trong cách đánh giá, ta cũng thấy có những nhân vật gây nhiều cách đánh giá khác nhau. Nhân vật Khuê có lúc bị coi là có tính cách con nít (tiểu thuyết) nhưng cũng có lúc được coi là có tính cách người lớn (sử thi). Bác Đảo gọi anh là “thằng nhóc”. Các chiến sĩ khác cũng rất khó hiểu về tính cách anh chàng này:

Lúc nào Khuê cũng vui vẻ, ăn nói lúc như thằng trẻ con, lúc đĩnh đạc như một người đứng tuổi, có lúc hắn ta nhận xét mọi việc như người đã từng trải hết sự đời”. Cách nhìn của đồng đội về anh chàng tiểu đội trưởng này cũng thay đổi theo thời gian chứ không bất biến như sử thi. “Đại đội trưởng Lượng bắt đầu thấy Khuê chơi đuổi bắt với hai đứa trẻ nhà mình đóng quân, anh tự phàn nàn:”Cán bộ thế ấy, y như một thằng con nít”. Hôm sau, anh ngồi trong nhà nghe Khuê tán chuyện với cô gái lớn của chủ nhà ở ngoài sân, anh giật mình bảo: “Thằng này chẳng trẻ con chút nào đâu!”. Đến những ngày đơn vị bắt đầu diễn tập, nhiều buổi Lượng đi theo Khuê, xem cách cậu ta huấn luyện tiểu đội, anh bất giác nghĩ: “Thằng này thử cho nó một đại đội, nó nắm quân đánh nhau được!”. Dần dần mọi người nhận ra Khuê là nhà chiến

63

lược có tài. Một trận đánh nổi tiếng do trung đội trưởng Khuê chỉ huy “về sau được tường thuật trên một tờ báo nghiên cứu quân sự, xem như một sáng tạo về chiến thuật đánh quân đổ bộ đường không”. Các cấp chỉ huy tranh giành kéo Khuê về đơn vị mình. Sở dĩ nhân vật này tạo ra nhiều ngộ nhận là do tính tình vui vẻ, hay đùa giỡn. Thực ra đó chỉ là “mặt nạ” che giấu một nỗi đau xé lòng là nhà anh bị ném bom, mẹ và em bị chết. Khuôn mặt đã không thể hiện đúng nội tâm và tài năng nhân vật, “Nom hắn vẫn như một thằng bé con” nên nhiều người tưởng lầm Khuê nông cạn, ngây thơ. Lý do thứ ba, tính cách của Khuê chuyển biến theo thời gian, lớn dần theo sự từng trải trong chiến đấu. Lượng nhận xét “Hắn tiến bộ nhanh lắm”. Càng ngày Khuê càng chững chạc, càng dũng cảm. Như vậy ở nhân vật này có sự chuyển biến từ con người tiểu thuyết sang con người sử thi.

3.1.4. Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong kết cấu cốt truyện Cốt truyện của sử thi thường theo kết cấu lịch sử - sự kiện. Dấu chân người lính cũng trình bày các sự kiện lịch sử theo trật tự tuyến tính, các sự kiện lịch sử nối tiếp nhau theo dòng thời gian khách quan. Tác phẩm được viết theo một mô típ khá quen thuộc trong nền sử thi cách mạng là “mô típ chiến dịch”. Mô típ này bao gồm các nội dung sau: điều tra tình hình địch – hành quân bao vây – tiến công đánh địch – thu dọn chiến trường. Cuối tác phẩm, “phe ta” đại thắng, đó là một kết thúc đẹp, rất có hậu, tạo được âm hưởng anh hùng ca. Tuy nhiên, trong cái bố cục chung của sử thi, ta vẫn thấy có sự lồng ghép vào lối bố cục của tiểu thuyết.

Bakhtin nói:“Trong thế giới sử thi, không có chỗ cho bất cứ một sự dang dở, một sự chưa quyết đoán, một sự “có vấn đề” nào hết (…) Tính hoàn tất tuyệt đối và khép kín là một thuộc tính rất đặc sắc của quá khứ sử thi (…) Tiểu thuyết tiếp xúc với môi trường cái hiện đại chưa hoàn thành, chính đặc điểm này không cho phép thể loại ấy bị đông cứng lại. Người viết tiểu thuyết thiên về tất cả những gì còn chưa xong xuôi” [6, tr. 40 ; 57]. Để minh họa điều ấy, ta hãy trở lại với các mối tình bộ ba.

Sau khi kết thúc tác phẩm, độc giả vẫn còn thắc mắc: Sau khi Lữ chết, liệu Hiền và Moan có đến với nhau không? Còn Lượng và Xiêm từng nhiều lần gặp nhau trong đêm khuya, vậy họ đã “có gì” với nhau chưa? Nếu có, thì Lượng có phải là một cán bộ mẫu mực, còn Xiêm có phải là người đàn bà chung thủy với chồng? Sau khi thằng Kiếm trở về, hai vợ chồng vẫn duy trì tình trạng “chiến tranh lạnh”. Liệu Xiêm có đồng ý cho Kiếm “làm chồng” của mình không hay vẫn còn đứng trước ngã ba đường, và sẽ rẽ về hướng nào? Nỗi lòng của Lượng ra sao và liệu anh có trở thành người yêu của Nết? Mọi vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ để bạn đọc suy đoán, tranh luận và

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết việt nam giai đoạn 1955 1975 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)