Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng đa diện trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này của Hoàng Văn Bổn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết việt nam giai đoạn 1955 1975 (Trang 63 - 79)

Chương III: Những đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng đa diện trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này của Hoàng Văn Bổn

Theo quan niệm của nhiều nhà văn cách mạng Việt Nam, nhân vật anh hùng phải là mẫu người tốt đẹp toàn diện. Tuy nhiên, ta thấy rằng, phần lớn nhân vật anh hùng trong văn học Đông Tây kim cổ là những con người có cá tính góc cạnh, vừa ưu vừa khuyết. Nói chung, họ là những con người mang tính nhân loại phổ quát. Loại nhân vật anh hùng đa diện thường xuất hiện trong các tiểu thuyết cách mạng Việt

65

Nam ra đời thời kỳ 1958 – 1963. Ta có thể thấy rất rõ những đặc điểm của chúng trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này của Hoàng Văn Bổn.

Trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này, có rất nhiều nhân vật anh hùng. Các nhân vật này được tác giả khái quát thành một số kiểu loại nhất định: Ba Râu (nông dân), Thuần (công nhân), Long (trí thức), Út Nhỏ (tiểu tư sản thành thị). Cả bốn loại anh hùng này đều có mặt trong đội quân ô hợp của Ba Râu. Ở đây, ta chỉ phân tích nghệ thuật xây dựng hai nhân vật tiêu biểu nhất là Út Nhỏ và Ba Râu.

3.2.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật “người hùng tiểu tư sản” Út Nhỏ 3.2.1.1. Xây dựng bối cảnh phức tạp để thể hiện tính cách đa diện

Để miêu tả tính chất “đa diện” của nhân vật, Hoàng Văn Bổn đã đặt các nhân vật anh hùng của mình vào trong một môi trường phức tạp “hỗn quân hỗn quan” của miền Đông Nam Bộ sau khi mặt trận Sài Gòn thất thủ cuối 1945. Phe Pháp có đủ thành phần “Phù-tang, Ăng-lê, Pháp cáo già, lại có cả Ấn Độ, Chà-và…” đang ra sức truy đuổi các lực lượng kháng chiến chạy tán loạn. Phe cách mạng là đội quân ô hợp bao gồm: đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ sư đoàn, Bình Xuyên, Thanh niên tiền phong, công binh, giải phóng quân liên quận, du kích địa phương...“Các giáo phái, lớp đứng bơ vơ giữa ngã ba đường, lớp quay ra tảo thanh bà con chúng ta, lớp hiềm tị, rình mò để sát hại nhau…”. Trong cái nền hiện thực lịch sử phức tạp đó, xuất hiện hảo hớn Tư Cầu Muối với triết lý: “Trong cách mạng không có điều đình, không có nước mắt... Đốt hết ! Chém hết ! Giết hết ! Đả đảo nước mắt đàn bà ! Bài xích nước mắt ra khỏi lý luận cách mạng ! Vạn tuế “tàn nhẫn cách mạng””. Một trong những người rất tâm đắc với lý luận này là chàng chiến binh Út Nhỏ - cấp phó của Tư Cầu Muối.

Tác giả đã đặt tính cách điển hình vào trong hoàn cảnh điển hình và mượn hoàn cảnh để lý giải tính cách. Theo tác giả, tính cách cơ hội của Út Nhỏ xuất phát từ hai nguyên nhân: do bối cảnh lịch sử xã hội lộn xộn và do tầng lớp xuất thân tiểu tư sản thành thị của nhân vật. Út Nhỏ được sinh ra trong một gia đình công chức thành thị, nghĩa là không phải “thành phần cơ bản” của cách mạng. Anh ta bỏ học nửa chừng để đi bụi đời, cuộc đời đao búa này đã cuốn anh ta đi theo cách mạng nhưng cũng chính vì nó mà anh ta phải khốn khổ. Sau Cách mạng tháng Tám, tầng lớp tiểu tư sản dần mất vai trò lãnh đạo : “Từ tháng mười, nhiều anh em chỉ huy quân sự có tài đã bị bó tay bó chân, bị mài nanh cắt vuốt, không làm ăn được gì nữa… Trong các đơn vị, anh em cộng sản lần lần nắm quyền lãnh đạo một cách khôn khéo và êm thắm… Nhiều tướng lĩnh quân sự trung thành buộc lòng phải bỏ đơn vị mà đi… Họ

66

tìm con đường kháng chiến, con đường đánh Tây dễ dàng, thuận lợi hơn…”. Đây là thời điểm lịch sử đầy bi kịch. Và không ít người chờ cơ hội “lựa chiều gió mà xoay

như Mười Vườn Thơm, Tư Cầu Muối, Út Nhỏ…

3.2.1.2. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình

Sống trong một hoàn cảnh lịch sử phức tạp, những kẻ có chút học thức như Út Nhỏ biết rằng phải luôn thay hình đổi dạng để thích hợp với mọi tình thế. Lúc ở đơn vị Tư Cầu Muối, chí hướng anh hùng không thành nên Út Nhỏ có hình dáng như con hổ đói: “Cái bóng đen lêu nghêu của Út Nhỏ như con hổ đói”, “thận trọng như con hổ đói”. Chính thẳng lưng như hổ nên Út Nhỏ bị thiệt, bởi vậy khi về với Ba Râu, phải thay đổi hình dạng làm một con thỏ. Tai của Út Nhỏ “giống hệt tai thỏ, cái loại vũ khí tự vệ duy nhất của chúng: chỉ đánh hơi địch để co giò lẩn trốn”. Vốn là người thông minh, linh lợi và nhát gan, hành vi của Út Nhỏ chẳng khác gì loài thỏ: “Chạy được một đoạn, anh ta giật mình đứng dừng lại, đưa đôi mắt linh lợi quan sát bốn phía, vểnh đôi tai mỏng dính như tai thỏ nghe ngóng”. Và khi cảm thấy an toàn, không ai đe nẹt mình thì Út Nhỏ biến thành rắn mối “Út Nhỏ ngồi thụp xuống rất nhanh, áp người sát mặt đất như con rắn mối”. Có khi, Út Nhỏ biến thành bướm, vì có đôi mắt nhấp nháy lia lịa như những cánh bướm “luôn đánh hơi tìm những đóa hoa” (đàn bà). Út Nhỏ thường vào trong làng tìm các cô gái trẻ để thả trò ong bướm.

Khi nào tán tỉnh không được, Út Nhỏ hóa thành chó sói luôn rình chực xâu xé thể xác cô Năm “đôi mắt sòng sọc như mắt sói của Út Nhỏ luôn soi mói rình mò cô”. Tác giả đã miêu tả tính cách của Út Nhỏ qua đôi mắt: “đôi mắt nhỏ ti hí, sáng quắc và nhấp nháy lia lịa của anh ta như ẩn một vẻ giả tạo”. Chính ngoại hình đó đã khai báo cho Thuần biết về con người thật của Út Nhỏ.

Út Nhỏ quan niệm: “Đời là một sự xâu xé lẫn nhau! Muốn sống thì phải tìm đủ mọi cách mà ngoi lên, thậm chí có lúc phải biết rạp lưng mà luồn như một con rắn độc”. Trước mặt thủ lĩnh, Út Nhỏ luôn “khúm núm”, “cái gì cũng dạ dạ, lưng thì uống cong như vành nia”. Nhờ có uống cong lưng nhiều lần mà Út Nhỏ càng được thủ lĩnh tin tưởng, giao trọng trách và nhờ vậy có được nhiều cơ hội để “nẩy ngực

thẳng lưng trong tư thế oai phong hùng dũng. “Út Nhỏ nai nịt gọn gàng, gương mặt vẫn thông minh, trắng trẻo như thường ngày. Dáng đi vẫn mang dáng dấp ngang tàng”. Mỗi từ ngữ đều có một trọng lượng rất lớn vì nó gợi ra hàng loạt liên tưởng trong lòng bạn đọc. Chi tiết “nai nịt gọn gàng” cho thấy đây là con người ưa hình thức màu mè bề ngoài, giả tạo và thậm chí lạc lõng giữa đội quân đói rách mà nhiều người không có quần áo mặc phải ở trần như nhộng khi xông trận (như Bân…). Trí thông minh của Út Nhỏ đã dùng không đúng chỗ, để dối trá và lừa gạt mọi người.

67

Gương mặt “trắng trẻo” không có ích gì cho kháng chiến, nó chứng tỏ Út Nhỏ là

công tử bột” chưa thực sự lăn lộn gian khổ. Thậm chí anh ta còn dùng cái vẻ mặt

thông minh, đẹp trai” để đi dụ gái làm mất uy tín bộ đội. Cái “dáng dấp ngang tàng” của Út Nhỏ vừa cho thấy tính ngang ngạnh của loại “anh hùng cá nhân” vừa làm ta liên tưởng đến các tài tử trên phim ảnh.

Như vậy, con người Út Nhỏ rất đa dạng phức tạp, có lúc dữ dằn như loài hổ, loài sói, có lúc nhút nhát, hiền lành như loài thỏ, rắn mối, loài bướm. Út Nhỏ mang rất nhiều khuôn mặt (đa diện) nhưng những khuôn mặt này không được miêu tả trong một câu mà rải rác nằm ẩn hiện chập chờn trong khu rừng từ ngữ bạt ngàn của Trên mảnh đất này. Bởi vậy, tác giả đòi hỏi bạn đọc phải có con mắt tinh đời, đọc kỹ từng câu chữ, vì chỉ cần bỏ qua một câu là có thể bỏ qua một gương mặt trong số nhiều gương mặt khác nhau của cùng một nhân vật. Hoàng Văn Bổn đã rất sắc sảo trong việc dùng ngoại hình để bộc lộ tính cách nhân vật.

3.2.1.3. Xây dựng nhân vật qua động cơ hành động

Tính cách cơ hội của Út Nhỏ thể hiện qua động cơ đi làm cách mạng để trở thành người hùng lãnh đạo thiên hạ. Chàng trai trẻ thông minh này không chấp nhận thân phận của cha mình chỉ biết giữ “cái chân thư ký quèn” cho một hãng buôn, “làm ghế độn cho thiên hạ ngồi”, “chỉ có những kẻ ngu mới an phận, mới chịu khoanh tay, bó chân mặc cho người ta xỏ mũi, dắt đi”. Chàng nuôi giấc mộng “siêu nhân” để lãnh đạo thiên hạ bằng cách nghiền ngẫm các sách kiếm hiệp, “những sách trốt kít của Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu”, “học tiếng Tây, tiếng Nhật, tiếng Anh”. Không chỉ học trong sách vở mà Út Nhỏ còn gia nhập vào làng đao búa của đất Sài Gòn để “thí nghiệm lý thuyết” và mong “lập một phái riêng” của mình. Út Nhỏ cố rèn mình thành một người văn võ song toàn để “tìm kiếm con đường công danh rạng rỡ nhất”, dĩ nhiên, con đường vinh quang đó phải được xây trên xác quân thù.

Vốn “cầu bơ cầu bất” trên đất Sài Gòn, Út Nhỏ gia nhập băng nhóm Tư Cầu Muối leo lên chức phân đội phó. Thấy Tư Cầu Muối đã chết, Út Nhỏ bắn vào xác thủ lĩnh để lập công rồi gia nhập nhóm của Ba Râu. Từ khi được Ba Râu tin tưởng giao cho chức phân đội trưởng (trung đội trưởng), Út Nhỏ đã bộc lộ rõ động cơ thầm kín của mình khi gia nhập cách mạng: “Anh nhìn lưỡi gươm còn đẫm mái bên hông, nhìn khẩu súng ngắn còn thơm mùi thuốc nổ trong tay, lòng chỉ muốn ca hát (…) Chao ôi, đây mới đúng là hình ảnh một chiến khu, một bưng biền khói lửa! Và đêm nay, cái đêm hùng vĩ, đẹp đẽ này, anh, Út Nhỏ hoàn toàn là một chiến binh ngang tàng anh hằng mơ ước đêm ngày khi còn lang thang, cầu bơ cầu bất khi mới bước chân vào

68

làng đao búa của đất Sài Gòn. Cái anh hùng Bách Si Ma đại hiệp sĩ trong “Châu về hợp phố” mang mặt nạ đen, thủ súng lục, cỡi chiếc “điếu xì gà” cứu nàng Lệ Thủy mà anh từng say đắm, giờ đây so với anh, chưa chắc ai đã hơn ai”.

Nhìn vào thần tượng của Út Nhỏ, người ta có thể thấy đây là kiểu anh hùng cá nhân. Nhưng trong quá trình tìm kiếm vinh quang cá nhân, các anh hùng này cũng có thể giúp ích cho Tổ quốc. Bởi vậy, trong con người Út Nhỏ có sự thống nhất giữa quyền lợi chung và riêng. Chính sự thống nhất này mới kích thích người anh hùng phấn đấu vươn lên không ngừng. Theo quan niệm Út Nhỏ, đã đi kháng chiến trở về thì phải có chức vụ, cũng như đã đi học thì phải có bằng cấp, đã đi buôn thì phải có lời. Cuộc đời chiến binh chỉ đẹp khi có chức vụ, bằng cấp: “Khi Tổ quốc độc lập, ta sẽ mang tất cả những kỷ niệm êm đẹp thời chinh chiến này kể lại cho các bạn nghe.

Kính chào Tổ quốc thân yêu! Kính chào những chiến binh xông pha cát bụi”. Thực ra động cơ ấy không phải hiếm trong những người tham gia cách mạng nhưng không ai dại dột bày tỏ lộ liễu những điều thầm kín ấy. Chỉ có ngòi bút của nhà văn mới len sâu vào những ngóc ngách tâm linh của lòng người để nói lên sự thật ấy.

3.2.1.4. Xây dựng nhân vật qua bản năng thầm kín

Út Nhỏ mang trong mình nhiều tính thú của giống loài, đôi khi phần Con lấn át phần Người. Trong khi đột nhập vào phòng địch, Út Nhỏ không lo đánh mà đứng ngây người ra ngắm “thân thể lõa lồ, ngồn ngộn với những ngấn thịt trắng như hoa nhài” của tình nhân tên phòng Nhì. Nhưng Út Nhỏ không phải là không biết thói đam mê đàn bà sẽ làm người ta tiêu tan sự nghiệp: “Giờ đây, Út Nhỏ cố quên con người đàn bà ấy. Tuy rất thèm khát, nhưng anh vẫn sợ rằng vì những thứ ấy mà có ngày công trạng lập được những ngày qua sẽ đổ sông đổ biển hết”. Quan niệm ấy không phải của riêng gì Út Nhỏ, bởi vậy người ta thấy Út Nhỏ là một con người rất thực, chứa đựng nhiều bản năng sâu kín của con người.

Anh hùng Út Nhỏ cũng mải mê chinh chiến và yêu đương, giống như các hiệp sĩ Châu Âu trung đại luôn khao khát lập nhiều chiến công vang dội để dâng tặng các tiểu thư xinh đẹp của lòng mình. Chàng “chiến binh xông pha cát bụi” Út Nhỏ cũng mang hình bóng “thiên thần” của cô Năm trong tim và cố gắng lập được nhiều chiến công hiển hách để “cô ta mới lưu ý đến mình”. Bước đường chinh chiến của “một chỉ huy trưởng trẻ tuổi có tài” này đều có sự ảnh hưởng của mỹ nhân. “Trước đây, tôi đã từng vì cô mà chống lại Tư Cầu Muối… Tôi đã từng hy sinh vì cô”. Dọa dẫm để thỏa mãn xác thịt với cô Năm không thành, Út Nhỏ đã mách với Ba Râu những lỗi lầm của cô Năm trong những ngày lưu lạc sống trong hàng ngũ Tư Cầu Muối. Út Nhỏ vô

69

cùng sung sướng trước nỗi đau tan nát của gia đình người khác. Đó là tính cách nhỏ nhen của loại nhân vật đa diện.

Nếu như nhiều nhà văn khác miêu tả nhân vật anh hùng có phẩm chất tốt đẹp toàn diện thì Hoàng Văn Bổn không ngại khắc họa cho nhân vật có nhiều thói hư tật xấu. Út Nhỏ vốn “văn võ song toàn” thông minh linh lợi hơn người cho nên cũng không tránh khỏi quy luật “có tài thì phải có tật”. Chất nam nhi của Út Nhỏ thể hiện ở thói đam mê rượu chè trai gái nhưng đặt trong bối cảnh quân đội, nó trở thành thói vô kỷ luật. Đây là nhận xét của ông già lò rèn về Út Nhỏ: “Trong lúc anh em lo đánh giặc thì nó làm gì? Bắt nạt, hăm dọa nhân dân! Vỗ ngực tự xưng “bộ đội Ba Râu” để sung công gà, vịt, rượu, rồi say be bét… Thế chưa vừa lòng hay sao mà còn dùng quyền lực phân đội trưởng ra đe dọa gạ gẫm, làm nhục đàn bà con gái?”. Út Nhỏ biện luận: “Nhân tình thì có ảnh hưởng gì tới cách mạng”. Anh ta lao mình vào thực hiện những lý tưởng mà một nam nhi thời loạn cần có: đâm chém, uống rượu, tán gái: “Trời ơi, sống mà không đánh Tây, không uống rượu, không lý tưởng thì…”,

chúng ta là Đời, không phải Đạo”…

Nhìn chung, con người ai cũng có những khao khát bản năng của giống loài.

Có điều là họ có bộc lộ những khao khát thầm kín của của mình hay không. Nhiều nhà văn quan niệm, phải thể hiện những những tính thú giống loài thì nhân vật mới thực. Và Hoàng Văn Bổn đã mạnh dạn miêu tả phần “tự nhiên”, phần “Con” trong

“Con Người” Út Nhỏ để cho nhân vật tạo được dấu ấn chân thực.

3.2.1.5. Xây dựng nhân vật qua bi kịch nội tâm

Sự bấp bênh về tư tưởng chính trị là một trong những đặc điểm thường thấy ở loại hình nhân vật đa diện (như Gregor Melekhov trong Sông Đông êm đềm). Út Nhỏ là kiểu anh hùng cá nhân nên động cơ chiến đấu là chức tước, là danh dự cá nhân mà những thứ đó là mơ hồ, phù phiếm, không phải là điểm tựa vững chắc. Đối với loại

“anh hùng cá nhân”, không trọng dụng người ta là có thể biến người ta thành kẻ thù của mình. Và tác giả đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình để miêu tả chân thực những sự hoang mang, dao động tư tưởng của Út Nhỏ từ khi bị Thuần bạc đãi. Đối với Út Nhỏ, mất chức vụ là mất hết tất cả: “Biết bao giờ mới trở lại được địa vị cũ nữa!

Chẳng lẽ là người tham gia cách mạng từ những ngày đầu, những ngày đen tối nhất như mình mà đành vác mặt trở về thành trong đội quân chiến thắng với cái chức binh bét này hay sao. Những thằng bạn, những con bạn nó sẽ ỉa lên đầu mình…

Chúng nó sẽ coi mình như một thằng lầm đường lạc lối… Ôi chiến khu, ôi, bưng biền! Chỉ cần nghĩ đến đó thôi, Út Nhỏ bỗng thấy quặn đau, mệt mỏi vì thất vọng”.

70

Tuy nhiên, nếu chỉ miêu tả cơn giằn xé nội tâm của Út Nhỏ như thế thì sẽ làm cho đời sống tinh thần của nhân vật đơn điệu. Tác giả còn tạo cơ hội cho Út Nhỏ lóe lên niềm tin một lần nữa để qua đó cho độc giả thấy rõ hơn con người thật của anh ta.

Trong lúc Ba Râu và Thuần bị nạn, các anh em du kích lo lắng cho họ thì Út Nhỏ vui như mở cờ trong bụng, vì đây là cơ hội để anh ta làm lãnh đạo. Mặc dù hớn hở mừng vui nhưng Út Nhỏ vẫn giả bộ đau khổ kêu gọi anh em đi giải cứu: “Phải cứu vớt … Tình đồng chí là lý tưởng cao cả nhất của những chiến sĩ cách mạng như chúng ta”.

Đó là tính cách giả tạo, lời nói không phản ánh đúng nội tâm, nói một đằng, làm một nẻo. Út Nhỏ đi vận động các chiến sĩ bầu mình làm chỉ huy. Vốn là tay thông minh và sành lý luận, anh ta nêu ra ba quan niệm về phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo: “Một là phải liều chết đánh Tây tới cùng. Không được hô hào rút lui! Hai là phải có học thức, yêu nước! Ba là phải kiên quyết, biết áp dụng biện pháp “tàn nhẫn cách mạng”.”. Tiêu chuẩn về học thức chỉ có Út Nhỏ và Long có, vì thủ lĩnh Ba Râu cũng “chưa đi học nhà trường lần nào”. Liệu đó có phải là một sự nhìn nhận đi trước thời đại của Út Nhỏ ?

Và tin tưởng rằng mình là một anh hùng lý tưởng của thời loạn, Út Nhỏ hóa thân thành một thiên thần trên chiến lũy: “Hùng dũng bước đầu hàng quân, Út Nhỏ cảm thấy vinh dự và tràn trề, thừa thãi khả năng! Kìa, những đội kèn đồng xung trận thét vang lên! Ta vung súng, bắn ba phát và lao đi đầu! Sau ta, quanh ta, những chiến sĩ anh hùng đang hò hét, lao theo ta (…) Xung phong! Kèn đồng thắng trận đã thu quân… Ta không còn lẩn trốn mẹ ta nữa, bạn ta nữa! Giờ đây ta đã đủ tư cách, đủ cương vị gặp lại mẹ ta… Ơ kìa, sao cái thằng khốn nạn nào giữ tay ta lại mà làm gì?”. Thực ra, những hình ảnh tráng lệ hào hùng đó chỉ là nằm trong ảo tưởng của Út Nhỏ. Còn thực tế, các chiến sĩ đã cản anh chàng ngông đó lại, gây nên tiếng cười hài hước để tống tiễn tính cách anh hùng rơm, lột mặt nạ nhân cách của Út Nhỏ. Có nhiều cách để thể hiện nhân cách của nhân vật, nhưng việc để nhân vật bộc lộ tính cách của mình thông qua sự đam mê chức tước thì hiếm có nhà văn nào miêu tả thành công như Hoàng Văn Bổn.

Cuộc đời của mỗi anh hùng có một kết cục riêng. Long là kiểu anh hùng tập thể nên khi bị cách chức vẫn nhiệt tình chiến đấu và hy sinh anh dũng. Út Nhỏ là kiểu anh hùng cá nhân nên bị cách chức thì cảm thấy cuộc đời chiến binh của mình mất hết ý nghĩa. Anh ta lại băn khoăn đi tìm một hướng đi mới: “Con đường nào sáng sủa, quang đãng, có thể phất được thì Út Nhỏ này cứ đi, đi cho thỏa chí… Miễn là người ta đừng ở xấu với tôi, đừng chèn ép tôi là tốt lắm rồi…”, “Còn nếu không, có lẽ mình sẽ không bao giờ ở đây nữa”. Cuối tác phẩm, ta không thấy mặt Út Nhỏ. Có

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết việt nam giai đoạn 1955 1975 (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)