Chương 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12 1.1. Vùng đất Nam Bộ
1.3. Nhà văn Sơn Nam
Sơn Nam sinh ngày 11.12.1926, tên thật Phạm Minh Tài (Một số tài liệu ghi Phạm Minh Tày, có thể vì tên khai sinh tên Phạm Minh Tày) chữ Tài đúng hơn vì cha ông đặt tên hai con là Tài và Trí. Nguyên quán làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là tỉnh Kiên Giang. Bút hiệu Sơn Nam là kỉ niệm người vú nuôi gốc Miền Thoại Sơn, còn Nam là Việt Nam, Sơn Nam còn là một địa danh lịch sử, có từ thời Trần.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghiệp chủ khá giả trong làng. Thuở nhỏ học tiểu học ở quê, học trung học ở Cần Thơ. Ông tốt nghiệp cũng là lúc cách mạng tháng Tám thành công, cùng nhân dân tham gia cướp chính quyền. Sau đó, ông đƣợc làm Tỉnh ủy viên, Phó bí thƣ tỉnh đoàn thanh
niên Rạch Giá, sau đó chuyển sang công tác ở Hội văn hóa cứu quốc tỉnh rồi về Phòng chính trị quân khu IX. Năm 1950, ông đƣợc chuyển về Phòng văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn.
Xứ ủy Nam Bộ chính những năm tháng chống Pháp, ông có điều kiện đi khắp nơi, chủ yếu là đi bộ, hoặc đi xa thì quá giang ghe của khách thương hồ để tìm hiểu kĩ về thiên nhiên lịch sử, văn hóa con người đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng U Minh, mảnh đất cực Nam của tổ quốc.
Ông viết nhiều trên báo Tiếng súng kháng địch và tạp chí văn nghệ Lá lúa.
Hai tác phẩm Bên rừng cù lao (truyện ngắn) và Tây đầu đỏ (Kí sự) đƣợc giải thưởng Văn nghệ Cửu Long của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ váo các năm 1951- 1952 và 1952- 1954 vì nó đã khắc họa hình ảnh về những người nông dân tham gia kháng chiến bằng lối hành văn giản dị, gần gũi với phương ngữ Nam bộ, phong cách đó được ông gìn giữ và hoàn thiện trong những sáng tác sau này.
Sau hiệp định Giơnevơ 1954, ông rời quê Rạch Giá lên Sài Gòn theo sự phân công ở lại của cùng các nhà văn khác như Lí Văn Sâm, Dương Tử Quang, Lê Vĩnh Hòa… tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực báo chí văn chương.
Ông viết cho các báo chí Công lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…Đặc biệt trên tuần báo Nhân loại, một tờ báo tập hợp nhiều cây bút cách mạng, đƣợc sự chỉ đạo của thành ủy Sài Gòn - gần nhƣ số nào cũng có bài của Sơn Nam.
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm (1901-1963) công bố luật 10/59 tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ thống nhất đất nước đàn áp những người kháng chiến cũ, Sơn Nam cũng nhƣ nhiều nhà văn khác bị bắt và bị giam vì cái gọi là trung tâm cải huấn tại nhà tù Phú Lợi gần hai năm (1960- 1961). Ra tù, ông tiếp tục viết cho các báo có xu hướng thân cộng. Đây là thời kỳ ông chọn con đường mới cho sáng tác của mình với những đề tài giả sử để né tránh sự đàn áp của chính quyền mà vẫn gửi gấm được tình cảm yêu nước và ngợi ca chí khí dân tộc.
Sau năm 1975, Sơn Nam vẫn bền bỉ hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ, ông viết nhiều sách khảo cứu về Sài Gòn, rộng ra về Nam Bộ và đƣợc coi là nhà Nam Bộ học có uy tín. Ông từng nói rằng Lịch sử Nam Bộ và là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kì và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Đời ông nội với đời cha tôi lo khẩn hoang mở đất, nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất là sở trường của tôi.
Đi nhiều và tìm hiểu nhiều nên dường như bất cứ một điều gì, một sự vật hiện tƣợng nào của Nam Bộ thì ông đều rành rọt từng chân tơ kẻ tóc.
Ông là vị cố vấn không thể thiếu cho bất kì công trình văn hóa nghệ thuật nào liên quan đến mảnh đất miền Nam thân yêu này. Cuốn từ điển sống Nam Bộ ấy vẫn viết vẫn cặm cụi với bao nhiêu ấp ủ trong đầu, ngày ngày vẫn uống cà phê lề đường, vẫn lang thang bằng đôi chân trên mọi ngóc ngách của Sài Gòn phồn hoa đô hội ông vẫn làm việc không mệt mỏi dù tuổi cao sức yếu.
Năm 2005, sau một tai nạn giao thông, ông phải ngồi xe lăn và việc viết văn giảm đáng kể nhƣng ông vẫn rất nhiệt tình nếu có ai hỏi về mảnh đất Nam Bộ cũng nhƣ những tác phẩm của mình. Sau một cơn đột quỵ vào trƣa ngày 30.07.2008, ông đƣợc chăm sóc rất đặc biệt tại bệnh viện nhân dân Nam bộ nhƣng vì tuổi cao sức yếu, ông đã ra đi vào hồi 13 giờ ngày 13.8.2008, sự ra đi của ông đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn đối với những người yêu văn trong khắp cả nước.
1.3.2. Đặc sắc truyện ngắn Sơn Nam
82 tuổi đời với hơn 55 năm cầm bút, nhà văn Sơn Nam tâm sự: Tôi sinh ra ở vùng đất U Minh, nơi đó là những rừng tràm bạt ngàn kéo dài từ Rạch Giá qua Sóc Trăng, Bạc Liêu và đến tận Cà Mau. Tôi bắt đầu sự nghiệp viết sách bằng những truyện ngắn vào đầu năm 1955 trên văn đàn Sài Gòn để từ đó, Mùa len trâu, Hương rừng Cà Mau…được viết ra từ kí ức quê nhà mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Trời sinh cây tràm thật kỳ diệu, nó bám chặt rễ trong sình, chìm ngập trong nước mà vẫn mạnh khỏe, vẫn sinh sôi nảy nở để giữ những mảnh đất bồi cho quê hương và giữ người cho đất. Chẳng nơi nào
có được những ngày rừng tràm nở rộ hoa trắng xóa mênh mông, trùng trùng, điệp điệp quyến rũ hàng vạn bầy ong làm tổ trên cành hút nhụy hương rừng làm mật ban tặng cho loài người như ở đất U Minh. (Trích theo Nguyễn Mạnh Trinh - Sơn Nam, ông già “Ba tri” của đồng bằng Nam Bộ). Thật vậy, Sơn Nam có lẽ cũng nhƣ thân tràm kia giữa bao nhiêu xô bồ, thăng trầm của cuộc đời mà ông vẫn đứng vững để tạo ra hàng chục tác phẩm, hàng ngàn trang viết lấp lánh sắc hương về vùng đất và con người Nam Bộ để hàng ngàn người tìm đến. Đó là những tác phẩm khảo cứu: Nói về miền Nam (1967), Thiên địa hội và cuộc minh tân (1971), lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Tìm hiểu đất Hậu Giang (1974), Gia Định xưa (1984), Nguyễn Trung Trực ( viết chung vớn Lê Đình Ký 1984), lịch sử An Giang (1988), Lăng ông bà Chiểu và lễ hội dân gian (1990), Đình miếu và lễ hội dân gian (1992), Văn minh miệt vườn (1992), Bến Nghé xưa (1992), Đồng Bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa (1993), Biển cò miền Tây (1993), Người Sài Gòn (1994).
Về lĩnh vực sáng tác, ông viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tiểu thuyết chính Chim quyên xuồng đất (1963), Vọc nước vờn trăng (1965), Hai cõi U Minh (1965), Ngôi nhà nặt tiền (1992), Âm dương cách trở (1993)…không có tiếng vang gì đáng kể, Ngƣợc lại, ông là cây bút truyện ngắn xuất sắc. Giai đoạn sáng tác truyện ngắn sung sức nhất của Sơn Nam là mấy năm 54-59 đƣợc đăng trên các báo thời ấy ở Sài Gòn nhiều nhất là trên tờ Nhân loại. Năm 1962, tác giả tập hợp 18 truyện in thành Hương rừng Cà Mau. Năm 2001, ngoài việc tái bản, đƣợc ghi là Hương rừng Cà Mau, tập 1, NXB Trẻ (Tp. Hồ Chí Minh) tiếp tục tuyển lựa in thêm Hương rừng Cà Mau tập 2 (26 truyện), và Hương rừng Cà Mau, tập 3 (21 truyện). Đây có thể coi là thành tựu tiêu biểu của Sơn Nam. Khi nhắc về ông, không ai lại không biết đến tác phẩm này.
Sau cụ Vương Hồng Sển thì Sơn Nam là một cây bút sắc sảo về đồng bằng Nam Bộ với con người, thiên nhiên, cỏ cây sông nước vùng đất phương Nam này. Văn ông giản dị, tinh tế, hài hước và rất nhiều tư liệu quý.
Không cứ liệu nghiên cứu, biên khảo, ngay cả truyện ngắn ông cũng viết bằng giọng kể giản dị như có người ngồi nghe trước mặt mình…Ông là một lão nông dân cày ruộng văn chương, hiểu cặn kẻ ngóc ngách thửa ruộng của mình (nhà thơ Hoài Anh).
Sơn Nam là ông già kể truyện xưa, lối kể cũng xưa. Văn ông ngắn gọn, giản dị có khi cộc lốc nói cho người ta hiểu chứ không cốt làm văn, sống và viết theo cách riêng của mình không lẫn với ai, Sơn Nam cũng là hiện tƣợng riêng của văn chương đương đại… Có lẽ Sơn Nam là người cuối cùng còn lại của dòng Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, ông lặng lẽ sống cuộc đời dân dã, dân gian.
Bươn bả viết rồi quên đi ông không tự ngắm mình… Không ít người nghĩ rằng, nhƣ rƣợu nồng, nhƣ đò cổ, văn ông càng để lâu càng giá. Với sự đảo lộn ghê gớm của cuộc sống hiện đại, văn ông sẽ là bảo tàng chữ mà con cháu mai sau tìm về để biết một thời mở đất và hiểu về văn hóa lưu dân.
Ông đã tích tụ vào mình cả một nền văn minh và chính ông đã đặt tên là Văn minh miệt vườn; cả một nền văn hóa mà chính ông gọi là Văn hóa sông nước để làm chủ lương cho một đời cầm bút. Vì thế, khi ông thả những dòng chữ lên giấy thì đó không còn là những nét mực mà đó thật sự là những gợn sóng Cửu Long sóng sánh phù sa. Hơi thở Nam bộ, không khí miệt vườn thắm đượm, chan hòa đến từng dòng văn (TS Chu Văn Sơn - Viện Văn học).
Chúng tôi xin mượn những lời đánh giá trên, từ những người chúng ta biết đến những người chúng ta không biết. Nhưng cũng như chúng ta họ đều dành cho Sơn Nam một sự trân trọng, một sự kính nể đáng tự hào về một con người của vùng đất chín rồng. Hẳn ai từng quen biết ông, từng một lần gặp ông ngoài đời hay trong trang nét thì đều thừa nhận con người có hình dáng gầy gò, ăn mặc hết sức bình dân ấy lại có một nội lực sáng tác vô cùng thâm hậu. Có lẽ, những giá trị văn chương của ông tập trung vào cả Hương rừng Cà mau. Nơi mà con người Nam Bộ, tính cách Nam Bộ, văn hóa Nam Bộ, thiên nhiên Nam Bộ như những thước phim sống động hiện ra trước mắt mọi người, đặc biệt là những người ham hiểu biết về mảnh đất phương Nam.