Chương 3. TÁC DỤNG CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM 3.1. Làm nổi bật cảnh sắc của thiên nhiên Nam Bộ
3.2. Miêu tả cuộc sống, con người Nam Bộ
3.2.4. Thể hiện văn hóa ứng xử
Văn hóa Nam Bộ mà cụ thể là văn hóa miệt U Minh thể hiện trong Hương rừng Cà Mau hiện ra khá rõ nét với hai thể ứng xử chủ yếu mà ta có thể cảm nhận được là thể ứng xử trước tự nhiên và trước xã hội.
Với tự nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng tự nhiên là yếu tố quyết định đến cuộc sống của con người. Với người miền Nam thì yếu tố sông nước quyết định tất cả. Hầu như trong truyện ngắn nào của Sơn Nam, yếu tố nước cũng tồn tại. Ta thấy nước giúp ích con người nhiều thứ trong cuộc sống, và người dân cũng nương theo nó mà uyển chuyển cho cuộc sống của chính mình. Ở Nam Bộ có hệ thống nước ngập mặn, nước ngập phèn chua nhưng cũng có thứ nước ngọt đáng giá. Nó hình thành nên những nghề nghiệp, những dụng cụ, những sản vật và địa danh cách nói liên quan đến nước.
Nước là khởi nguồn của sự sống nhưng vào mùa bão lũ nó lại trở thành nỗi kinh hoàng chết người. Khắp không gian đầy nước làm đảo lộn cuộc sống của người nông dân: tìm nơi cao ráo mà ở, trâu bò không có cỏ ăn phải chết, người chết thì không có chỗ chôn. Trong Một cuộc biển dâu, thằng Kim ôm xác cha mà nước mắt tuôn xuống, khóc không ra tiếng đất đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây tréo ở giũa đồng rồi treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm. Diều quạ hoành hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây, dằn đá mà neo dưới đáy ruộng. Chính trong sự gian khổ gần nhƣ là tận cùng ấy, con người mới tìm ra được những cách ứng phó: nước cao thì cất nhà sàn, không địa táng đƣợc thì thủy táng... Tuy nhiên, không phải thiên nhiên lúc nào cũng khắc nghiệt mà còn có những lúc xinh đẹp, dịu dàng nhƣ những bức tranh trong Cây huê xà, Chuyện rừng tràm. Chính những bức tranh thiên nhiên ấy đan xen nhưng khắc nghiệt đã hình thành ở người nông dân những kinh nghiệm quý giá. Họ biết gần nhƣ tất cả những qui luật sinh tồn của tự nhiên.
Từ cái cách con ong đi kiếm mồi đến từng con cá, con rắn, con rùa... Hiểu thiên nhiên, người Nam bộ mới sinh ra đủ thứ nghề để tồn tại, để tận dụng hiệu quả những điều đƣợc ban tặng từ đất mẹ rừng già. Từ công việc đầu tiên là làm ruộng họ tìm đến những nghề khác nhau. Người U Minh học được cách làm ruộng có lẽ từ người Khmer truyền lại chăng? Cái nghề làm ruộng lò Bom với giếng lúa Xom Cà Ma độc đáo. Đấy đúng là kiểu nông nghiệp hoàn
toàn dựa vào thiên nhiên. Đầu tiên họ dùng phảng chặt đứt rễ cho gốc trôi liều biều hai tháng nữa, nước giựt xuống, cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng hai, tháng ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Cà Ma từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng (Ruộng Là Bom). Sau đó, họ bỏ không cho đến ngày thu hoạch. Cách làm ruộng độc đáo ấy không kém gì với nghề len trâu có một không hai ở mảnh đất Việt Nam. Cách người ta lùa hàng trăm con trâu lội bì bõm giữa biển nước tìm nơi khô ráo để sinh tồn qua mùa nước lũ cũng thấy được cái bản lĩnh mạnh mẽ của con người trước thiên nhiên vĩ đại. Và đương nhiên văn hóa Nam bộ còn gắn liền với nhiều nghề nghiệp khác. Từ những nghề nhẹ nhàng nhƣ giăng bắt cá, săn chim, đàn bàng làm thành những chiếc nóp (mà không ai đan giỏi như người Khmer). Đến những nghề nguy hiểm hơn nhƣ bắt rùa, bắt rắn, bắt cá sấu, bắt cọp... Những cái nghề mà chuyện sinh nghề tử nghiệp là điều bình thường. Dù có chua xót nhưng người ta vẫn phải chấp nhận, như chuyện của Năm Điền là một ví dụ.
Người ta mất bao nhiêu công sức để trị được rắn, để nó không dám cắn mình khi lại gần. Nghe lời xúi của cha con Lài tìm mọi cách để lấy thông tin về bài thuốc từ người yêu. Nó thuộc lòng rất rõ năm vị: ngải mọi, nước chanh, á phiện, sừng đinh, cây huê xà mà thầy Hai Rắn thường dùng. Vậy mà con gái chết, Năm Điền chết gây đỗ vỡ tình yêu, gây sự đau lòng trong thầy Hai Rắn.
Như vậy có thể nói, với tự nhiên con người không như người phương Tây là tìm mọi cách để chinh phục, chế ngự mà ngược lại, người Nam bộ trong Hương rừng Cà Mau hoàn toàn dựa vào cuộc sống linh động của mình so với thiên nhiên để tồn tại, giống như sự uyển chuyển của nước vậy.
Về văn hóa ứng xử trong cộng đồng xã hội, cũng do điều kiện thiên nhiên qui định nhƣng không hoàn toàn rặc Nam Bộ. Ta có thể thấy rõ ràng nhất qua niềm đam mê buổi đầu của cƣ dân là thích xem hát bội. Bởi vì sao?
Phần lớn cƣ dân miền Trung khi vào khai phá Nam bộ thì đã ở tuổi trung niên, lứa tuổi mà văn hóa cá nhân đã định hình một cách rõ nét, khó thay đổi
trong một thời gian ngắn nên hình thức xem hát bội cũng là một cách họ nhớ về công cha, nhớ về quê hương qua những lớp hát, những tuồng xưa tích cũ mà mình đã từng biết đến. Thế nên dù xóm Khoen Tà Tưng mới có hai mươi căn chòi lá” lại gặp những yêu cầu gắt gao nhƣ “phải nuôi cơm toàn ban nam nữ. Phải cất rạp sẵn cho mấy ổng hát, lại phải hát giữa vùng cọp beo nhưng họ vẫn nhiệt tình, xông xáo đốn tràm để làm nhà hát, làm nơi ở, làm chiến lũy phòng chống cọp, cá sấu để rồi đêm đêm ngồi trên xuồng nhái giọng những Điêu Thuyền, Đổng Trác...
Thế nhưng, khi người lớn còn chuộng cái cổ xưa thì lớp trẻ bắt đầu sáng tạo nên cái mới: đó là cải lương. Đó là một đóng góp của văn hóa Nam bộ cho văn hóa dân tộc. Nó khơi nguồn đầu tiên từ bản vọng cổ Dạ cổ hoài lang và các nhóm đờn ca tài tử. Nó là một đặc sản nghệ thuật vùng sông nước khi giọng hát ngọt ngào vang lên vừa dài, vừa mềm mại nhƣ là đang bồng nềnh trên sóng nước. Như chiếc xuồng ba lá xuôi dòng khi đưa những con sóng li ti vỗ vào hai bên bờ sông quê.
Tiếng đờn ca vọng cổ xuất hiện đầu tiên là tiếng đàn tri ân của A Lầu một người bạn Hoa và một người bạn Việt. Đó là tiếng đờn tri âm, tri kỉ khi họ đều cùng hoàn cảnh khốn khó nhƣ nhau Mình là nghệ sĩ nghèo gặp nhau làm ăn thất bại, cười hát, đầu đội trời chân đạp đất mà! (Hội ngộ bến Tầm Dương)
Đến ông già xay lúa đến từ hòn Cổ Tron cũng xênh xang nhịp phách cùng với đám anh em, bạn bè dần lâu ngày ông mãi ở tận phương xa. Chính những buổi đờn ca tài tử ấy mà những lớp lang, những bản rắn... dần dần đƣợc phát triển thêm và hình thành một loại hình nghệ thuật định cao: Cải lương.
Hình ảnh cả đoàn cải lương lưu diễn khắp miền sông nước là một hình ảnh phổ biến và rất tự nhiên trở thành một nét văn hóa tiêu biểu. Đặc biệt “gánh hát”
nào có nhiều đào kép nổi tiếng thì người ta lại càng nô nức đi xem. Đêm ấy, tôi về quê Rạch Giá, vừa bước xuống bến chợt nghe tiếng trống inh ỏi, giọng quảng cáo phát ra từ máy phát thanh “Đoàn Hoa Cúc tối nay hân hạnh ra mắt
khán giả một điệu tuồng... Rạp ở gần bến xe, tuy còn sớm nhưng khán giả quen đã chen chúc vào xin chương trình mua vé (Người tình cô đào hát)
Ngoài cải lương, cuộc sống của người dân Nam bộ không bao giờ vắng lời ca, tiếng hát: hát trên đồng ruộng, hát trong những buổi trà dƣ tửu hậu, hát trên sông rạch để quên đi cái mệt nhọc của công việc (Con Bảy đƣa đò). Ngoài ra, người Nam Bộ còn có một cách hát khác rất đặc trưng là nói như Vân Tiên. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian bày tỏ tâm tư tình cảm của mình trước thời cuộc, trước nhân tình thế thái. Với câu thơ mở đầu bất hữu Trước đèn xem truyện Tây Minh. Nó ngoài việc diễn tả nhƣ trên còn là một cách để truyền hào khí lại cho con cháu mai sau. Nhƣ ông Tử Đạt trong Miếu bà chúa xứ: Mình ở đây nghèo nhưng mà vui. Nhiều đêm tôi nằm nói thơ Vân Tiên một mình mà không thấy buồn. Tôi đứng nhìn trời đất đồng ruộng ở ngoài. Tối thui vậy mà vui quá”. Còn ông già mù ở Rộc Lá, nơi đất thập đầy những rau muống, cóc, kẽn, ô rô và cá được dân trong xóm gọi là ông Vân Tiên, đêm đêm ngồi trước mũi thuyền giăng câu và ngâm nga thơ cụ Đồ Chiểu! (Người mù giăng câu)
Trong Hương rừng Cà Mau, một kiểu sinh hoạt tinh thần phong phú nữa là ra thai đố. Mƣợn ca dao, hò vè làm câu hát đố, gợi ý trả lời khái quát nhất. Thi thai đố thường diễn ra ở đồng miếu, hội hè nơi đông người dự. Người đáp phải giải nghĩa câu trả lời của mình tương ứng với tục ngữ trong câu thai.
Năm ngoái, hội Kì Yên ở đình làng có người đáp được câu thai như vậy: Ví dầu tình bậu muốn thôi. Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra. Xuất dụng đó là. Đó là... cây pháo, pháo đốt thì nổ lớn, đó là gieo tiếng dữ. Pháo tan xác luôn, khói bay mù mịt. Đó là... cho rồi bậu ra (Tình bậu muốn thôi)
Khi giải được câu thai đố, người cầm trịch đánh một tiếng “beng”
thế là người giải đố cũng hãnh diện với mọi người về sự thông minh (Ngôi mộ chôn đứng)
Trước thiên nhiên khắc nghiệt, người nông dân Nam Bộ dù có những tay giang hồ hảo hớn hay những lưu dân hiền lành tìm miền đất mới để sinh
cơ lập nghiệp thì dễ yêu thương đoàn kết với nhau. Đó là cách sống hòa hợp trong nghĩa tình nương tựa giữa ba dân tộc Kinh –Hoa – Khmer. Chẳng hạn ở Xóm Cù Là, sau khi ông cai tổng Hanh mất thì mọi người đến, mỗi kẻ mỗi việc lo cho đám tang được chu toàn, hay sự đồng cảm giữa ba con người nghèo khổ trong Hội ngộ bến Tầm Dương.
Sông nước qui định cuộc sống của người Nam bộ nên nơi giao thương mua bán của vùng nông khác những nơi khác: đó là chợ nổi. Từ hình thức manh nha đầu tiên trong truyện Con heo đất khi ông bà Hương Trưởng Neo xuống tàu đã thấy dưới đó bán đậu phộng, bán thức ăn. Cụ thể hơn qua truyện Thằng điếm vô danh:
Để cung cấp nhu cầu ghe xuồng qua lại, nhiều người bày ra hình thức mua bán lưu động, bán chè cháo, bán bánh canh, giao hàng tận ghe xuồng hoặc nhà của thân chủ. Tiệm tạp hóa cũng được tổ chức theo chiến thuật lưu động gọi là ghe “trà vải”. Dưới ghe ngoài hai món trà tàu và vải bô còn đủ thứ đường, đậu, tương chao, kim chỉ, đèn cầy, hộp quẹt, củ hành, đậu phộng, kẹo, bánh in. Ai muốn mua thì cứ gọi to. Ghe trà vải liền cặp bến để phục vụ tận tình và khi tạm biệt, chèo trên sông nước, chủ ghe trà vải lại rao hàng một hồi tù nghe não ruột.
Hiện nay, ở các ngã năm, ngã bảy sông lớn, người ta vẫn họp chợ nổi trên sông hoặc bán mặt hàng gì chỉ cần treo lên một cây sào là người ta đều biết. Đó quả là một nét văn hóa đặc biệt của mảnh đất phương Nam.
Hàng năm người dân đều tổ chức lễ hội ở Đình làng gọi là lễ Kì Yên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, là dịp để người ta hội hè, đưa ra những câu thai đố (Ngôi mộ chôn đứng). Nó làm cho mối quan hệ làng xóm bền chặt hơn, mang tính cộng đồng hơn, mang tính cộng đồng hơn. Đình làng là nơi thờ cúng thành hoàng, tức là những bậc tiền hiền có công khai khẩn đất hoang hay giúp đỡ người dân trong làng.
Những đình làng Nam Bộ không chỉ thờ cúng thành hoàng mà còn thờ cúng những vị anh hùng dân tộc hay các vị thần của tự nhiên. Ông hương
cả Ban ở rạch Cái Cau khẳng khái xác định trước tên quan tham biện chủ tỉnh rằng đình làng này thờ ông Nguyễn TrungTrực – người mà nhà nước Lang Sa xem là kẻ phản loạn (Con ngựa đất). Chứng tỏ trên dãy đất miền Nam, những người anh hùng chống phương Tây luôn được suy tôn trở thành những người đáng trọng vọng thờ cúng ở đình làng.
Chính cách nhìn về xã hội như thế nên người Nam Bộ rất trọng tình nghĩa, để mở rộng lòng mình với tất cả lòng mình với tất cả mọi người. Họ yêu thương san sẻ với mọi người, kể cả người lạ, tức là hiếu khách Vì nghĩa tình bà con quen thuộc, sớm tối có nhau lúc hoạn nạn cũng như vui sướng. Ở đời, anh với tôi đây đều phải giữ nhân tính – Tứ hải giai huynh đệ là vậy đó.
Hiếu khách, nhƣng nếu vị khách này không biết lễ, họ sẵn sàng cho kẻ bất lễ kia một bài học ở đời (Đại chiến với thầy Chà)
Sống chan hòa với tự nhiên, nói nhƣ Tƣ Đức trong truyện Sông Gành Hào: Tôi chưa hiểu tiếng tín ngưỡng là gì. Tôi tin Trời, tin Phật, thờ kính cha mẹ, quí mến ông bà già cả. Lại còn việc cúng vái mấy ông cọp, ông sấu. Đất có thổ công, sông có Hà Bá nên dân Nam Bộ thường trước khi làm công việc gì cũng cúng thánh thần, đó là một nét văn hóa tâm linh.
Sống tâm linh nên người Nam Bộ rất quan trọng chuyện thờ cúng ma chay ngay khi còn sống, người ta đã chuẩn bị sẵn cho hậu sự sau này bằng cách xây kim tỉnh – đón nhận sự ra đi một cách bình thản, tự nhiên nhƣ cậu Hai Tân trong truyện Hai mẹ con. Đó cũng là một cách trả hiếu. Hay nhƣ trong truyện Cậu Bảy Tiểu, cái chết của ông hương trưởng Tạc có thể giúp ta thấy được phong tục cúng kiến, tang ma của người miền Nam. Dân chúng tụ họp, chừng vài chục người, giết heo, uống rượu, đánh trống, đờn cò”. “Theo quan niệm chết là đến một thế giới khác nên họ ít khóc kẻo người chết đau lòng. Đó là một đám tang bình thường. Còn nếu là đám tang lớn bài bản thì phải như đáng tang của ông cai tổng Hanh (Xóm Cù Là)
Tìm hiểu về vùng đất và con người Nam bộ trong Hương rừng Cà Mau chúng ta không thể bỏ qua việc đi sâu khám phá con người và thiên
nhiên nơi đây mà còn phải biết cách dẫn dắt người đọc trở về với văn hóa của một thời khẩn hoang ở mảnh đất U Minh này. Ông già Nam Bộ của chúng ta với giọng kể ngọt ngào, tâm tình, tha thiết như mời gọi con người đến mảnh đất Cà Mau để rồi cùng đồng cảm chia sẻ, với những con người nơi đây. Họ chân chất dễ gần gũi bởi họ mang trong mình một thứ ngôn ngữ đặc sệt Nam bộ cũng góp phần tạo nên phong cách của nhà văn. Với tƣ cách là một nhà văn, Sơn Nam còn đƣợc biết đến với tƣ cách một nhà khảo cứu uyên bác, không có gì lạ khi ta thấy Hương rừng Cà Mau đầy ấp những thông tin về phong tục, văn hóa miền Tây Nam Bộ. Tất nhiên, Sơn Nam không chỉ làm cái việc kể về văn hóa, phong tục một cách bàng quan. Đằng sau mỗi trang viết, ta luôn đọc thấy một tấm lòng thiết tha với cội nguồn dân tộc.