Từ chỉ sản vật vùng sông nước

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 67 - 78)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM 2.1. Lớp danh từ riêng

2.3. Lớp từ chỉ sông nước

2.3.5. Từ chỉ sản vật vùng sông nước

Mọi người đều nghĩ rằng đồng bằng Nam Bộ xưa nay là nơi dễ làm ăn bởi thiên nhiên nơi đây rất ƣu đãi với nhiều sản vật quí giá. Hương rừng Cà Mau hiện lên thật giàu có, trù phú với hàng loạt cây: tràm, bần, đước, mắm, vẹt, dừa nước, dừa, mù u, ô rô, gừa, chà là, sen, lục bình. Sản vật địa phương là một trong những điểm nội bật làm nên lòng tự hào của mỗi người dân tại vùng đất mà mình sinh ra và lớn lên. Mảnh đất Nam Bộ thành đồng từ thuở khẩn hoang đã nổi tiếng trong cả nước là nơi rừng thiêng nước độc, nơi sương lam chướng khí bủa giăng với trăm ngàn con kinh thiên tạo có, nhân tạo có chằn chịt ruộng đồng. Nhƣng đồng thời, miền đất ấy cũng có những sản vật trù phú, những sản vật gắn chặt với mảnh đất đồng bằng này. So với các vùng địa phương khác thì Nam bộ là vùng đất có nhiều sản vật và tên gọi sản vật mang đặc trưng của địa phương nhất. Trong Hương rừng Cà Mau ta thấy nào là: cua biển, ba khía, nghêu, sò, ếch, tôm càng, tôm tít, cá thòi lòi, cá lia thia,

cá bống, cá mặt quỉ, cá ăn tía, cá lóc, cá trê,… rắn hổ đất, rắn nước, rắn ri voi, rắn hổ đất, rắn mái gầm, rắn bông súng, rồi còn: con cò, con vạc, ếch nhái… Ta thấy Sơn Nam đƣa vào hết sức tự nhiên, duyên dáng và hóm hỉnh trong truyện của mình qua cuộc trò chuyện của đôi lứa.

... kìa, chiếc xuồng của thằng Lợi bơi lướt tới, vạch ra hai lần bọt nước lốm đốm trắng như con bạch hoa xà... lập tức nó xuống bến...

... Thằng Lợi day lại cười:

- Đi đâu vậy cô Hai rắn bông súng?

Con Lai sực nhìn chiếc áo có bông đang mặc.

Nó e thẹn liếc thằng Lợi

- Em giống như con rắn bông súng. Còn anh áo đen mốc như con rắn hổ đất. Cười em làm chi.

... dây bong bóng giống như con rắn lục, nó xanh tươi. Còn đám co bồn bồn đằng kia, nó dẹp lép quả thật là rắn lá... Nhánh củi khô kế đó, anh thấy không anh Lợi?

- Nó là con rắn nẹp nia, da nó xù xì... (Cây huê xà)

Vậy đó, chỉ qua một đoạn văn ngắn mà tác giả đã cho chúng ta biết đƣợc những khái niệm cơ bản, hay chí ít cũng là hình dáng bên ngoài của một số loài rắn một cách đơn giản, dễ hiểu. Đó chính là Sơn Nam.

Nhƣng Nam Bộ, U Minh đâu chỉ có rắn. Hàng loạt những sản vật địa phương hiện lên ngồn ngộn trong mắt người đọc. Có thể kể sản vật đầu tiên không thể thiếu đối với lưu dân trong buổi đầu đi khai hoang đó chính là rượu đế. Người xưa thường bảo: vô tửu bất thành lễ. Nhưng đối với người Nam bộ, rƣợu không chỉ dùng trong các buổi lễ hay trong các đám tiệc nhƣ giỗ chạp, thôi nôi, đầy tháng, đám nói... mà còn là mối dây liên kết giữa người cõi dương và cõi âm, giữa con cháu với ông bà tổ tiên. Quan trọng hơn và chắc cũng chỉ

có ở Nam bộ, đó là ly rƣợu đế trong những buổi chiều tà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, anh em bạn làng xóm lại cùng nhau lai rai vài xị, bàn chuyện nghề, chuyện đời hay hứng chí làm một câu vọng cổ kể chuyện buồn nơi nảo nơi nao ngọt xới mà nghe da diết cả cõi lòng. Đi kèm với rƣợu đế là những món cá chủ yếu là nướng như cá lóc, cá trê, cá chạch, cá sặc rằn. Cây trái thì mênh mông. Là những thứ dân dã nhƣ: khóm, bình bát, bần, khoai mì...

Đặc biệt, có một thứ mà người dân Nam Bộ tự hào, đó là khi cá tôm nhiều quá ăn không hết, người ta mới nảy ra sáng kiến hoặc đem phơi để thành khô hoặc ủ với muối tạo thành mắm. Đó là cách mà con người ta biết hòa hợp với thiên nhiên, biết cách tạo cho cuộc sống sự cân bằng: lúc dƣ dã phải đề phòng khi đói kém, có lẽ vì thế mà trong suốt một thời gian dài người Nam bộ, đặc biệt là vùng Cà Mau, con người nép mình vào thiên nhiên một cách hoàn hảo và vì thế thiên nhiên lúc nào cũng che chở và không ngừng cung cấp những sản vật nuôi sống con người.

Về thực vật, nói đến Nam bộ ta nghĩ ngay đến hình ảnh cây tràm, đước, mắm bao năm giữ đất cho người. Nó ví như hình ảnh của người nông dân Nam bộ lam lũ vất vả, đầy nghị lực và ý chí: ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng thuột ưỡn ngực giữa sình lầy ...; rừng mắm xanh non rào rạt tiến về phía trước giữ đất lại cho người; xa xa là những vạt rừng tràm xanh thẫm.

Đây là những cây chịu mặn chịu phèn nên phát triển mạnh ở vùng đất Nam bộ.

Chúng đƣợc xem là bộ ba trong công cuộc giữ đất. Đến Nam Bộ nhất là những tỉnh giáp biển nhƣ Bạc Liêu, Cà Mau chúng ta dễ dàng nhìn thấy rừng mắm bạt ngàn quanh mé biển gọi là rừng ngập mặn dùng để giữ đất, lấn biển. Hay đi sâu vào cõi U Minh chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn với rừng đước, rừng tràm xanh thẫm. Đây là những loài cây có giá trị lớn về mặt kinh tế.

Bên cạnh đó, thiên nhiên Nam Bộ còn đƣợc điểm tô bởi hình ảnh cây tra, cây còng, bần, mù u cùng những loại thực vật đặc trƣng khác nhƣ hàng dừa nước ven sông, những cây thốt nốt, dây khổ qua, đậu rồng, chôm chôm

rồi những bông súng tím nở rộ ngoài ao (…) tạo cho Nam Bộ một vẻ đẹp riêng mà không một vùng đất nào có đƣợc.. Cũng nhƣ các sự vật khác (phương tiện, công cụ), khi định danh các loài thực vật người Nam Bộ cũng dựa trên đặc điểm, tính chất của chúng (dừa nước, chuối chát, chanh giấy, chanh núm, mai tứ quý, ngò gai, tràm bông vàng, …). Họ lấy tên của loài làm yếu tố chính (chuối, chanh, mai, tràm, ngò) kết hợp với yếu tố phụ chỉ tính chất, đặc trưng của loài (chát, núm, tứ quý, vàng, gai). Ngoài ra, người Nam bộ còn vay mƣợn từ vựng của các dân tộc khác để định danh cho một số loài thực vật nhƣ chuối xiêm, thốt nốt, chầm đóp, chôm chôm, … Chính các loài thực vật quen thuộc này đã điểm xuyến cho bức tranh quê thêm đậm màu sắc Nam bộ. Đây chỉ là những sự vật rất bình thường gắn với đời sống sinh hoạt của người dân quê, nhưng chính cái bình thường ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người để mỗi khi nghĩ về quê hương họ lại bùi ngùi thương nhớ. Sự tinh tế của tác giả cũng chính ở điểm này. Tác giả biết khai thác hiện thực, biết chọn cho mình những chi tiết đắt giá của cuộc sống để khơi gợi cảm xúc của người đọc. Chính vì vậy văn phong Sơn Nam được xem là đặc sản miền Nam với thế mạnh khai thác phương ngữ.

Về động vật, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên hệ động vật ở Nam bộ cũng khá đa dạng. Qua sáng tác của Sơn Nam, chúng tôi thống kê đƣợc một số loài sau: ba khía, cá sặc, cá lóc, cá rô mề, cúm núm, cá sặc rằn, cá chốt, ốc lác, rắn mối, rắn bông súng, tôm bạc, tép đất, thòi lòi, thác lác, trê vàng, vọp, …

Đây hầu hết là những sản vật của miền sông nước Cửu Long, trên đồng ruộng vào mùa nước nổi cá nhiều vô số nào là cá trê vàng, cá sặc, sặc rằn, rô mề, cá lóc, … nhất là những lúc lúa trổ đòng đòng, cá trở nên mập hơn, chiều chiều nghe cá lóc táp dưới ruộng, cúm núm kêu vang ngoài đồng con người thi vị cảm nhận về cuộc sống ấm no. Đó thật dự là một phần diện mạo cuộc sống Nam Bộ đƣợc tác giả phản ánh vào trang viết mà chất liệu chính là những từ, cụm từ phương ngữ định danh cho các loài động vật gặp

cảnh cả nhà nhường nhau củ khoai lùi, giề cơm cháy, con cá sặc kho khô”;

“chi tiết gồm cả trái ổi đèo nghịch mùa, buồng dừa nước, con cá lóc nướng,

; ...mớ cá rô mề mới giăng lưới được sáng nay” ; mớ cá kèo mua đằng đầu xóm. Điều này cho thấy Sơn Nam khá am hiểu cuộc sống nông thôn.

Thay vì miêu tả cảnh sắc thiên nhiên bằng cách dùng các cụm từ phương ngữ, ông còn dùng chất liệu này gắn với bối cảnh sinh hoạt gia đình - xóm ấp ở Nam Bộ để khơi gợi người đọc mường tượng về cảnh sinh hoạt nông thôn. Đó là cảnh những gia đình nghèo khó phải nhường nhau từng củ khoai lùi, con cá sặc kho, cảnh người dân bán từng trái hủ qua đắng đổi lấy bó cải bẹ xanh, con cá rô mề về nấu canh, cảnh người Nam Bộ bùi ngùi nghĩ về quê hương với món cúm núm nướng rơm làm nôn nao trong dạ, cảnh người dân xách chai rƣợu cùng mớ khô cá kèo giao thiệp với hàng xóm … tất cả tạo cho nông thôn Nam Bộ một ấn tượng riêng mang màu sắc sông nước.

Thêm vào đó, do địa hình chằng chịt, thủy triều lên xuống tạo do dòng nước có nhiều trạng thái vận động khác nhau. Đây là nguyên nhân chính yếu mà Nam Bộ giàu có về nguồn lợi thủy sản. Trước hết là sự đa chủng loại các loài tôm, tép, người nông dân Nam Bộ có thể phân biệt từng loài khác nhau:

bao nhiêu tép bạc, tép đất, đặt đó ở dưới sông; một mớ tôm bạc, tôm càng, một con cá dứa…. Chính những sản vật này đã làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của người Việt. Người ta có thể sáng tạo ra ngôn ngữ mới để định danh chính xác hơn cho mỗi loài. Cũng nhƣ cách gọi tên các loài tôm, tép, người Nam Bộ cũng phân biệt được các loài cá khác nhau trong cùng một loài nhƣ cá sặc thì lại còn có sặc rằn, sặc bỏi…, cá rô thì còn có rô mề, rô tôm tích… và họ cũng gọi tên chúng bằng cách lấy yếu tố làm gốc rồi cộng thêm một yếu tố phụ chỉ loài cá nhƣ rô, sặc… rồi tiếp tục cộng thêm một yếu tố nữa miêu tả đặc điểm của loài cá đó. Chẳng hạn, người Nam Bộ gọi là cá sặc rằn tức là lấy làm gốc, sau đó cộng thêm chủng loại sặc và tiếp đó là rằn vì loại cá này trên vảy có vằn đen mua hai kí khô cá sặc rằn.

Về ẩm thực, đi đôi với hệ động - thực vật phong phú ấy, Nam Bộ đã sản sinh ra những món ăn dân dã mang hương vị của miền đất khẩn hoang tiêu biểu nhƣ món mắm. Đây là món ăn rất đặc trƣng của miền đất Nam Bộ đã đƣợc dân gian ghi nhận qua câu chuyện kể về anh chàng công tử lấy vợ Đầm - công tử Bạc Liêu. Do phong tục tập quán của mỗi phương mỗi khác nên người phương Tây (vợ công tử) cho rằng mắm là con cá đã bị ương nên có mùi thối và không thể ăn đƣợc.

Ở Nam Bộ, những ngày mới khai hoang do sự phong phú của cá tôm nên người dân mới nghĩ ra cách xử lí cá tôm sao cho có thể dự trữ lâu dài.

Họ mang cá đi phơi khô hoặc làm mắm. Lúc đầu chỉ có ý định chế biến làm thức ăn dự trữ nhƣng khi ăn, họ cảm thấy ngon miệng và ƣa thích. Món ăn này đƣợc ăn kèm với nhiều loài thực vật quen thuộc nhƣ khế, chuối chát hết khế chua chuối chát cặp với mắm lòng. Trong quá trình chế biến, người ta đã biết làm cho nó ngày càng đa dạng hơn, tăng độ hấp dẫn của món ăn nhƣ dùng ruột cá lóc để chế biến ra món mắm lòng. Cách gọi này lấy từ mắm làm gốc cộng thêm yếu tố phụ chỉ chất liệu. Theo đà này, thế hệ này tiếp thế hệ khác, hầu hết người Nam đều thích ăn mắm. Vì vậy, nó trở thành món ăn đặc trƣng của Nam bộ đƣợc nhiều miền khác biết tới.

Trong Hương rừng Cà Mau những từ Nam Bộ đƣợc thể hiện rất rõ nhưng có một lớp từ khác mà theo TS. Huỳnh Công Tín, (Trường đại học Cần Thơ) thì nó chỉ xuất hiện một nơi duy nhất, xuất hiện từ chính môi trường thiên nhiên, văn hóa vùng đất đó qui định, hình thành và chỉ có ở vùng đất đó mà ít tồn tại ở vùng ngôn ngữ khác (nếu có thì đó chỉ là sự giao lưu, vay mƣợn không đáng kể) lớp từ này nếu xét về mặt cấu tạo là sự tổng hợp của nhiều kiểu từ loại, qua đó cũng cho thấy đƣợc sự lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực, tâm tư tình cảm của đời sống con người Nam Bộ.

Tóm lại, từ địa phương Nam Bộ, mà cụ thể là lớp từ chỉ môi trường, cảnh quan sông nước Nam Bộ trong tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau của

Sơn Nam đã đƣợc vận dụng vào sáng tác góp phần thể hiện cảnh sắc thiên nhiên Nam Bộ nói chung, thiên nhiên ĐBSCL nói riêng với vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó, cùng con người Nam Bộ trong đời sống sinh hoạt với những cá tính, phẩm chất đa dạng. Ở đó, thiên nhiên luôn có sự hòa quyện với con người trong sinh hoạt đời thường, cùng xuất hiện với con người tạo được ấn tượng về đất và người Nam Bộ với một dáng vẻ riêng.

2.4. Từ khẩu ngữ

Sự thoải mái, phóng khoáng trong cuộc sống cũng nhƣ trong cách nói, cách dùng từ của người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra những từ ngữ Nam Bộ hết sức độc đáo, để chỉ việc ăn cơm mà vốn từ của người dân thật phong phú.

Trong mỗi trường hợp sử dụng thể hiện sắc thái biểu cảm khác nhau, diễn tả cái đói đến mức kiến cắn bụng thì ắt hẳn cồn cào lắm, khó chịu lắm đây, nhưng con người trong cái đói tột độ đó cũng chỉ ăn ở mức làm ba hột, ăn chỉ để lấy hương, lấy hoa. Trong cái đói nhưng người ta không thấy miếng ăn là to tát, dằn bụng là ăn cốt chỉ để lót dạ. Ăn để tránh cho cái bụng trống rỗng, không có lợi khi làm lụng và thậm chí là khi lai rai với bè bạn. Ăn để dằn cái bụng, Sơn Nam đã sử dụng từ ngữ này thật hay và hợp lí. Chính từ nếp sống, cách suy nghĩ và nói năng của người Nam Bộ, cũng như sự bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón, mà người dân Nam Bộ thường dùng những từ rất giàu hình tƣợng, nhƣng cũng rất phóng khoáng.

Ngay từ nhậu bản thân nó đã đắt nghĩa vô cùng, nhậu là cả uống, cả ăn, cả ăn lẫn uống, bên nào cũng trọng nhƣ nhau, nhƣng cán cân có vẻ nghiêng về bên uống. Nói nhậu, trước tiên phải có rượu, nhưng chỉ có rượu mà không có mồi thì chƣa thành nhậu, mới chỉ dám mời nhau uống rƣợu mà thôi. Nói nhậu là phải có mồi, trái cóc, trái ổi, trái chuối chát hay dĩa chùm ruột cũng đƣợc. Nhƣng mồi non nhƣ vậy chữ nhậu buông ra không mạnh miệng. Vớ đƣợc con rùa, con rắn, con cua đinh, con chuột cống nhum,… chữ nhậu bung ra mới đắt. Nhậu khác xa lắc với nhậu nhẹt (ăn nhậu say sƣa, say xỉn tối ngày - từ dùng mang ý nghĩa xấu) một trời một vực. Người ác tâm ác ý mới nói dân nhậu là dân nhậu

nhẹt. Lai rai là nhậu dài, có khi từ sáng tới trƣa, từ trƣa tới chiều, từ chiều tới tối, từ tối tới khuya,… Cứ lai rai mà uống, không vội vàng, ta thấy rõ điều đó qua việc miêu tả lão Ba Ngù trong tác phẩm: Dường như lúc nào cũng có lão túc trực trong quán. Nói cho đúng thì lão ta cũng không phải là tay mạnh rượu.

Nhưng lão có thể lai rai uống được suốt ngày [24, 20-21].

Trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, TS. Huỳnh Công Tín cũng đã có ý kiến rất hay: “Uống rƣợu mà nghiêm túc quá thì không thể gọi là “nhậu”, nó thành lễ hay tiệc mất rồi, mà có bia rƣợu vào thì sao có thể nghiêm túc đƣợc. Từ “nhậu”

có lẽ đƣợc dùng với nghĩa một cuộc ăn uống mà cần phải có đƣợc sự thoải mái trong ứng xử, không cần phải giữ lễ và phép tắc với nhau nhiều quá. Không bị câu thúc cả trong vấn đề thời gian thì mới có thể “lai rai” đƣợc” [64, 16].

Bên cạnh đó, trạng từ trong cách sử dụng của nhà văn Sơn Nam cũng thể hiện sắc thái địa phương của người Nam Bộ. Trong Hương rừng Cà Mau, cách nhìn nhận về thời gian của Sơn Nam khá tinh tế. Để nói về “sáng sớm” Sơn Nam có hai khái niệm hừng đônghừng sáng. Hừng đông là quãng thời gian diễn ra trước hừng sáng theo sự phân biệt của người Nam Bộ, lúc đó mặt trời chƣa nhô hẳn lên, màn đêm vẫn còn bao phủ. Còn hừng sáng là quãng thời gian mặt trời đã lên, ánh sáng đã có thể giúp ta nhìn thấy con đường làng quen thuộc và người nông dân đã ra đồng rồi.

Hay một cách dùng từ khi nói về quá khứ, Sơn Nam dùng mới đây, nãy giờ, ban nãy. Nãy giờ là thời gian xảy ra hành động trong quá khứ nhƣng vẫn còn đang tiếp diễn; còn ban nãy chỉ thời gian đã xảy ra trong quá khứ vừa kết thúc. Hay nhƣ buổi chiều thì ông có lại có xế chiều, chạng vạng

Cũng cùng cách sử dụng trên, Hương rừng Cà Mau còn đưa người đọc đến những từ ngữ vừa lạ lẫm vừa thân quen trong cách sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Nam Bộ như: bên mặt (bên phải), hồi lâu, hổm rày (mấy ngày nay), chập sau (một lúc sau), ban nãy, bên hông, ở bển, hồi xưa, miệt, mé sau chót, mí, bệ phen, ở trển, đàng kia…

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)