Chương 3. TÁC DỤNG CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM 3.1. Làm nổi bật cảnh sắc của thiên nhiên Nam Bộ
3.2. Miêu tả cuộc sống, con người Nam Bộ
3.2.2. Miêu tả con người Nam Bộ
Con người là chủ thể tác động đến thiên nhiên, chính con người đã khiến cho thiên nhiên phải phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Trong quá trình tác động đó thiên nhiên cũng bắt con người phải trả những cái giá nhất định. Mảnh đất Nam Bộ, mảnh đất U Minh từ thuở hoang vu đã đƣợc nhiều lưu dân tìm đến. Họ nép mình bên những tán rừng tràm, rừng đước để được những cánh rừng bao la kia che chở nuôi nấng. Trong quá trình ấy, hình ảnh con người miền Nam hiện ra thật đẹp, thật bình dị nhưng cũng không ít những dữ dội khắc nghiệt.
Trước tiên là những người phụ nữ. Thật ra người phụ nữ trong Hương rừng Cà Mau xuất hiện không phải là những nhân vật chính, nhân vật trung tâm để làm nên hình hài của câu chuyện. Nhƣng họ cũng không hoàn toàn là màn sương, họ hiện ra dẫu thấp thoáng nhưng cũng lộ rõ được sự tinh tế tài hoa của người phụ nữ.
Đó là vợ của phó Hương quản trong Anh hùng rơm. Trong khi dân làng đang sốt vó, đang lo lắng vì bỗng nhiên trâu của mình trở thành trâu ăn trộm từ cái “bài kía” của một ông nào đó xa lơ xa lắc, nếu muốn yên thân thì phải đóng cho hắn ta một số tiền khá lớn, nếu không thì hắn sẽ đƣa ra chính quyền. Trong lúc cánh tu mi nam tử đang vò đầu, bức tóc rối bời thì chính sự tinh tế, đề cao cảnh giác của vợ thầy phó Hương quản đã giúp ích cho tất cả.
Hổm rày, vợ tôi với tôi theo dõi hắn. Hắn dự trữ sẵn trong cặp da một số “bài kia”, đóng dấu giả. Hắn coi “bài kia” của trâu bò lối xóm rồi sau đó y điền vô khoảng trống trong bài kía giả của hắn. Xong xuôi hắn... ăn gian ngày tháng. Thí dụ như trâu của bọn mình vô bộ năm 1935 thì hắn ghi 1934. Vợ tôi thấy rõ ràng hắn đang “sao y bản chánh” lúc tôi vắng mặt. Hắn tưởng vợ tôi dốt (Anh hùng rơm)
Không tinh tế như bà phó Hương quản kia, nhưng chúng tôi lại thích vô cùng cô gái đƣa đò trên sông trong “Con Bảy đưa đò”. Rõ ràng cách nói năng là dành cho những người tài tử lang bạc kì hồ nhưng cô gái này có một thứ rất đặc biệt mà ai cũng nể phục đó là hò, hò trên sông.
Nó xa lạ nhưng thân quen, ấm áp khi cất lên thì cao hơn tầm bay bổng của con cò, con vạc, cao vút tận mấy vì sao đêm lấp lánh, giọng ấy lúc buông trầm xa khuất. Nó trở thành một lớp mù sương mờ ảo che lấp bóng dáng người hát.
Nếu quan sát kĩ lời nói trong Hương rừng Cà Mau thì rõ ràng hiếm có truyện nào mà Sơn Nam lại trau chuốt, gọt giũa từ ngữ đến nhƣ thế, mƣợt mà đến nhƣ thế. Có lẽ giọng hò của cô gái này tuyệt vời quá, hoàn hảo quá đến mức ngòi bút kể chuyện dân dã của Sơn Nam cũng phải thay đổi. Bởi thế cho nên khách ngẩn ngơ nhìn theo không thấy gì nữa, tâm trí bâng khuâng giữa cảnh sông rạch âm u với nhánh bần gie con đậu sáng ngời
Giọng hò ấy vừa cao, vừa hay nhƣng hay hơn là cách cô hò, là lời cô đáp vừa tình tứ hơi tự ý thức bản thân một chút nhƣng cũng rất đổi thông minh.
Nhưng cô Bảy cũng như bao nhiêu người con gái có tên, lẫn không tên trong Hương rừng Cà Mau đều phải sống một cuộc đời buồn, với bao éo le
oan trái mà ông trời dành cho người phụ nữ. Dường như không cô gái nào trong tập truyện này đƣợc sống cuộc sống với niềm vui trọn vẹn. Ông trời trêu người chăng, khi con gái có chồng xa, vượt qua con sông cái về miệt Cạnh Điền “muỗi kêu nhƣ sáo thổi” để rồi em phải ngậm lòng với câu ca dao xƣa:
“Chồng gần không lấy em lấy chồng xa Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa bộ kỷ trà ai dâng”
Cô Út về rừng hay cô Hoàng Mai phải dang dở mối tình của mình, chỉ vì cô bị căn bệnh cùi hành hạ mà không một lời oan thán, hờn giận... Có thể cách kể chuyện của Sơn Nam khiến người ta mủi lòng về người phụ nữ trong buổi đầu tìm đến vùng đất U Minh. Nhƣng chúng ta vẫn thấy ông đặt cả vào đó một tấm lòng thương yêu con người.
Một kiểu người khác, khá đặc biệt trong Hương rừng Cà Mau là những bậc giang hồ hảo hớn. Chúng tôi nghĩ họ sinh ra một phần là do thời cuộc. Khi mảnh đất U Minh còn hoang sơ, rừng còn là chúa tể của trời đất khi bóng dáng kẻ thù xâm lƣợc đang hiện diện khắp nơi, đang hàng ngày hàng giờ đang chà đạp lên cuộc sống bình yên của người dân thì cái chất khảng khái “nhớ câu kiến ngãi bất vi” của người phương Nam lại trỗi dậy. Đương nhiên ở đây, ở cái xứ lắm đạo, lắm đảng này thì chuyện họ tồn tại là chuyện bình thường, nhưng cái không bình thường chỉ có vùng đất này là những đảng đó đa phần đƣợc nhân dân ủng hộ. Đó là Đảng Cánh buồm đen của Tƣ Hiền hùng cứ từ hải phận Cà Mau đến Hà Tiên, chuyên giúp những kẻ sức yếu thế cô, đánh những tên cướp biển, trừng trị bọn Tây, vang lừng một cõi. Là những con người xăm mình trông dữ tợn nhưng thật ra sống tự nhiên, rất trọng tình nghĩa. Tư Hiền dũng mãnh với đường quờn lưu thủy khiến bất cứ tên giang hồ nào gặp cũng phải khiếp sợ, nhưng thủy chung với người mình yêu và ân hận, xót xa đến giải nghệ chỉ vì giết oan một người không có tội: Kim Thoa!
Em nghe lời anh nói lại chưa? Đây là lần đầu tiên trong đời mà anh đau đớn nhứt. Anh giết oan người ta. Ngọn roi này, anh xuống tay nặng quá, ô uế rồi.
Tội nghiệp chết không nhắm mắt mà ngón tay hắn còn chỉ về phía biển khơi, nơi quê vợ, con thấy phận người mà nhớ phận mình (Đảng Cánh buồm đen)
Hay có những con người không thành lập đảng, nhưng họ sống ngang nhiên giữa đất trời, hồn nhiên nhƣ cỏ cây hoa lá. Đó là những thanh niên tứ xứ về miệt Cà Mau làm nghề đốt than lậu. Họ không phải là một, mà là một tập đoàn người sống không lén lút, không sợ sệt vì đã có thiên nhiên bạt ngàn che chở. Hễ có cái ăn là họ mời gọi nhau, không dè sẻn, không tƣ lợi, ích kỉ. Đó thật sự là những con người đã phát huy mức cao cái khẳng khái của ông cha ta ngày trước.
Lớp người thứ ba xuất hiện trong tác phẩm chính là người nông dân. Ở đây chúng tôi cho rằng người nông dân bao gồm những vị “chức việc” trong làng. Nói thế bởi trong hầu hết các truyện, chúng ta thấy rằng, mặc dù là những người có vai vế trong làng như: hương trưởng, hương cả, hương quản nhưng thực chất, họ vẫn là bản chất nông dân quanh năm chân lắm tay bùn. Cũng làm lụng cực nhọc, vất vả để có miếng ăn. Như ông hương trưởng Neo làm ăn quanh năm không hở tay, ông thì đốn củi trong rừng, bà thì nuôi heo nọc để gầy giống trong làng. Hễ đến khi heo đẻ thì bà đƣợc con heo khỏe nhất. Khi khấm khá thì đóng tiền mua chức hương trưởng, được ăn trên ngồi trước trong làng.
“Nhưng có tiền nhiều để làm gì? Trong làng Thạnh Hòa, từ mấy năm qua, thiên hạ đàm tiếu:
- Vợ chồng Hương trưởng Neo khờ khạo quá. Có tiền mà sống như người nhà quê, thời “đàng cựu” không chừng ổng bả chưa thấy đèn điện hoặc một chiếc xe hơi.
Bà Hương trưởng nhiều lần tỉ tê với chồng:
- Bữa nào mình ra chợ… một lần cho thiên hạ biết mặt. Tôi sợ tốn tiền,…”
(Bức tranh con heo đất)
Hình ảnh Hương trưởng Neo chính là một phần nào đó trong làng vốn dĩ ít dân, toàn người nghèo, người lang thang tứ xứ nên có chuyện họ thường bị những kẻ khác hà hiếp mà không dám có bất cứ một sự phản kháng nào, hay đứng ra bênh vực quyền lợi cho người nông dân, những người đồng cảnh
ngộ nhƣ họ (trong các truyện Anh hùng rơm, Cậu Bảy Tiểu, Chiếc ghe ngo, Chuyện năm xưa,…)
Tất nhiên trong những kẻ chức việc đó, vẫn có những kẻ dựa hơi Tây, khôn ranh mà chèn ép đồng bào mình, đem lại cái hại nhiều hơn cái lợi nhƣ Cậu bảy Tiểu vốn dĩ là một đảng cướp ô hợp mà thành một lực lượng xưng hùng xƣng bá, làm mƣa làm gió trong làng, mất cả tình làng nghĩa xóm, mất cả nhân tính, đối lập hẳn với những nhân vật đƣợc nói đến ở trên.
“Cậu Bảy Tiểu quát to:
- Hay lắm. Đi bắt thằng Lê Hữu Vĩnh. Nó là thầy nghề võ của tôi.
Tôi phải đền ơn nó!
Rồi cậu ta day lại nói với một ông hương chức hội tề:
- Nè, ông hương thân ơi! Coi chừng cậu này nghe không! Lát nữa ôi giải quyết sau. Nếu cậu Ba này chạy trốn thì tôi tru di tam tộc… tất cả các ông hương chức hội tề…”
Cái bản chất lưu manh côn đồ của hắn quả thật như diều gặp gió, như rồng thêm cánh khi gặp chế độ vô nhân tính của thục dân. Qua cách kể của Sơn Nam như là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” mà ông bà ta thường lắc đầu, chắc lưỡi vậy”
Người nông dân U Minh trong cách nhìn và cách kể của Sơn Nam, quả thật mang lại cho người đọc, người nghe đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Ngay cả với người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này chắc cũng khó lòng tưởng tượng ra nổi về cái tài năng kì lạ mà họ có. Mảnh đất đầy huyền bí, âm u vốn đã có rất nhiều chuyện lạ kì.
-Hôm qua tôi nghe đồn ở xóm Đình, thiên hạ trổ tài ăn nhiều. Anh nọ ăn một hơi hai mươi kí lô bún nước lèo. Ngộ quá.
…
- Dạ tui đâu thưa thiên hạ! Tui dám ăn trọn một con vịt mập sau khi nhổ lông, ăn luôn xương và bộ đồ lòng.
…
Tư Hít nói như một nhát kiếm chặt xuống sợi tơ mành.
- Nhưng tôi lột vỏ trái dừa khô ở dưới nước, tôi nín thở lặn xuống đáy sông, lột xong rồi mới trồi lên (Bà đầm Phô Xi Đông)
Nếu hành động lột dừa bằng tay bằng miệng dưới nước có thể được coi là do kĩ năng, kĩ xảo đƣợc rèn luyện đến mức cao độ trong quá trình lao động hàng ngày của người nông dân khiến người ta nể phục thì việc ăn nguyên con vịt sống với cả xương và bộ đồ lòng thì cứ giống như Võ Tòng của thời xưa vậy. Nhưng Hương rừng Cà Mau đâu chỉ có người ăn một lượt hai mươi kí lô bún nước lèo hay cả con vịt mà còn nhiều “biệt tài khác”:
Đây là Hai Đẹt, người từng nhậu ba lít rượu đế với ba yến khô cá sặc rằn.
Đó là Bảy Vĩnh, người hồi tháng trước ăn một lượt ba kí lô mỡ heo luộc chín, chấm với muối ớt. Sau khi ăn xong, anh ta còn đòi uống thêm bốn gáo nước lạnh.
Còn lại Tư Cần, đối thủ lợi hại của Bảy Vĩnh. Chính Tư Cần đã ăn bốn chục viên bánh xôi nước và một con vịt luộc. Bảy Vĩnh đáp lại, sẵn sàng ăn tám kí lô sầu riêng. Thứ trái cây này khó kiếm ở rừng Cà Mau, phải gửi tàu đò ra chợ Rạch Giá mua về. (Chuyện rừng tràm)
Đúng là những chuyện chỉ có ở U Minh này, khi nghe qua có thể nhiều người cho rằng đó là hiện tượng nói quá, những câu chuyện bông đùa trong lúc trà dư, tửu hậu nhằm mua vui cho mọi người, nhưng theo chúng tôi, đó là những câu chuyện rất dễ xảy ra. Dễ lắm chứ khi con người ta dấn thân vào xứ hoang vu, âm u, nhiều sản vật nhƣng đồng thời cũng có biết bao nhiêu nguy hiểm đang rình rập thì cái người ta mang theo nhất định phải là lòng dũng cảm, là sự phi thường tiềm tàng trong mỗi con người để chống chọi với những khắc nghiệt đó.
Nhưng người nông dân ở đây đâu chỉ có những tài phiếm dùng để mua vui nhƣ vậy. Họ còn có những tài phục vụ cho cuộc sống của chính mình nhƣ có thể dùng tay không hoặc dụng cụ thô sơ để có thể hạ đƣợc hổ, bắt
đƣợc cá sấu, lợn rừng bảo vệ bình yên cho cuộc sống của mình và của mọi người. Tại sao họ làm được những việc thần kì ấy? Đó là nhờ kinh nghiệm.
Chính kinh nghiệm làm cho con người ta chủ động hơn, to lớn hơn trong thế đứng trước thiên nhiên. Kho ngôn ngữ của Sơn Nam trong Hương rừng Cà Mau cũng chính là một kho tri thức dân gian mà cha ông ta đã tích lũy trong một thời gian dài, đã trả giá, đánh đổi bằng cả xương máu và tính mạng của mình. Đây là kinh nghiệm làm nhà để làm sao vừa an toàn, vừa có thể làm ăn đƣợc giữa rừng già U Minh đầy cọp dữ:
Mình ngu dại gì vô rừng già cất nhà ở. Cứ lựa mấy vàm rạch nhỏ, chèo ghe vô tuốt trong ngọn cùng mà cất chòi làm như vậy có hai điều lợi. Một là trong mấy ngọn rạch không có rừng già. Rừng chỉ ăn dài theo mé sông cái, bề sâu vô chừng hai ba ngàn thước… Phía trong toàn lá sậy, đế, cây nếp, rừng chồi. Mình có thể phá gấp sậy đước đó để làm ruộng trước, có lúa gạo mà ăn liền. Điều lợi thứ hai là ở xa cọp. Lúc mới xuống làm ăn, mình cần sự yên ổn. Hơi đâu mà lo chuyện đánh cọp trong khi mình không rành võ nghệ (Hết thời oanh liệt)
Còn đây là kinh nghiệm câu cá của một ông già mù mà mọi người đều nể phục gọi là “sƣ tổ giăng câu”:
Phải có kinh nghiệm mới đỡ cực nhọc. “Con cá trương vi quạt đuôi ra biển Bắc còn mong gì con cá ấy trở lại chốn ao nhà”. Câu vọng cổ đó sai.
Cá có hang ở sông cái. Mùa nưa cá tìm đường lên ruộng, vào rừng mà đẻ.
Bắt đầu mùa hạn, cá bỏ ruộng, bờ rừng trở về hang cũ ở sông. Sự khôn ngoan của con người là chặn tuyến về của cá. Chặn cho đúng nơi đúng lúc.
Vào đầu mùa, cá Hường ăn mỗi khi nước lớn. Giữa mùa, cá ăn lúc chạng vạng, lúc trăng sửa soạn mọc. Hừng sáng, chừng mây đâm ngang, cá trở lại ăn lần chót.
Khó nhứt là chọn nơi để giăng câu. Cá sợ ngọn nước ngoài biển đổ tràn vào sông. Gặp nước mặn, cá hết nhớt ngoài da, con mắt xốn xang nhưng nơi nước quá ngọt lại ít có cá vì cá chưa đi tới. Cá tập trung tại lằn ranh nước lờ lợ và nước ngọt.
Tại lằn ranh đó, nên biết chọn từng điểm nhỏ. Rạch nào lắm ghe xuồng đi lại cá ở sát bờ. Rạch nào im lặng, cá lội ngay giữa dòng. Trước khi giăng cá trê phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ cá chỉ ăn một lần. Vì nó lưu động nên mình khéo dời chỗ.
Gió bấc thổi ròng rã, cá lần về sông cái. Nếu bỗng nhiên trời trở nực chuyển mưa, cá lui trở lại rừng và không ăn mồi. Những ngày ấy đi giăng câu cũng hoài công. (Người mù giăng câu)
Quả thật với một lƣợng kiến thức nhƣ thế không phải ai cũng có đủ thời gian cũng nhƣ sự tinh tế để cảm nhận. Chính cái kinh nghiệm lâu năm cộng thêm khả năng thiên phú mà ông trời đã bù đắp cho, khi đã lấy đi đôi mắt của ông, làm ông trở thành người câu cá giỏi nhất miệt U Minh, Cà Mau.
Nếu nói về những kinh nghiệm của người U Minh trong công việc khẩn hoang phát triển thì chúng tôi thiết nghĩ phải có hẳn một công trình nghiên cứu riêng biệt mới có thể nói hết, liệt kê hết, kể hết, bởi vì cuộc sống mới thì cái gì con người ta cũng cần phải học hỏi, phải chiêm nghiệm ăn ong trong những cánh rừng tràm bạt ngàn, kinh nghiệm bắt cọp, đuổi cọp, bắt chim, và đặc biệt là kinh nghiệm bắt sấu bằng tay không.
Từ những kinh nghiệm trên, con người U Minh thể hiện sự thông minh, tháo vát, thích nghi với những điều kiện thực tại (thậm chí đôi lúc hơi khôn lanh). Đương nhiên chúng ta thấy rằng có những lúc họ vận dụng rất chính đáng nhƣng cũng có lúc họ vận dụng vào những việc không hợp lẽ cho lắm.
Như chàng trai trong Yêu cho được, tìm đủ mọi cách để được gần người yêu mà không bị cha cô ta ngăn cấm. Hay như cách người dân sáng tạo ra cách nấu xà bông từ than cây mắm, cây đước mà không cần những hóa chất hay khoa học kĩ thuật của người phương Tây, khiến cho cả ông dượng hai, Bác Vật cũng phải ngỡ ngàng. Họ cũng bắt chước nấu xà bông từ than, từ nước nhưng do độ mặn không đều nhau nên chỉ có lớp mặt thì cứng còn lớp dưới thì hoàn toàn nước. Một người trong nhóm đòi đi ăn cắp ống thủy của dượng Hai nhưng lại sợ bị ở tù. Họ nảy ra sáng kiến là lấy một ít nước tro được coi là chuẩn sau khi