2.3 Lãnh đạo đàm phán của Đảng ta góp phần phá sản chiến lược “Việt
2.3.3 Đàm phán kết thúc chiến tranh – Hiệp định Paris được ký kết
Hiệp định Paris về Việt Nam diễn ra rất căng thẳng và quyết liệt, nhất là trong bốn tháng cuối cùng. Từ năm 1969-1972, đàm phán thường xuyên diễn ra, sau thắng lợi của chiến dịch tổng tiến công Xuân – Hè 1972, của quân và dân ta, bộ chính trị họp liên tục để đánh giá tình hình mọi mặt. Trên chiến trường, so sánh lực lượng đã và đang thay đổi ngày càng lớn có lợi cho ta. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị đánh bại về cơ bản. Trên thế giới đã hình thành xu hướng hòa hoãn Mỹ - Xô, Mỹ – Trung, cả Liên Xô và Trung quốc đều muốn giải quyết sớm về vấn đề Việt Nam. Trong thương lượng chính quyền Nixon đã tỏ ý muốn giải quyết, không còn đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam nữa. Tại Mỹ phong trào phản chiến tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong Quốc hội Mỹ, phái chủ hòa chiếm đa số. Năm 1972, là năm bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ nên việc giải quyết vấn đề Việt Nam càng trở nên thúc ép đối với chính quyền Nixon.
Bộ chính trị quyết định đưa đàm phán đi vào thực chất để kết thúc chiến tranh năm 1972, năm bầu cử ở Mỹ. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ chính trị nhận định: ta có khả năng buộc Mỹ chấp nhận một giải pháp giành thắng lợi một bước quan trọng, kết thúc chiến tranh, chuyển sang một giai đoạn mới, lấy đấu tranh chính trị là chính. Vào giữa tháng 9-1972, sau khi mất Thành Cổ ta chuyển sang phòng ngự. Các vấn đề gây cấn chủ yếu đang giằng co giữa hai bên trên bàn đàm phán là vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam. Cuộc vận động bầu cử ở Mỹ đang ở thời điểm cuối cùng. Sau khi cân nhắc và xem xét tình hình, Bộ chính trị quyết định phương án đấu tranh mới trên bàn hội nghị là tạo bước ngoặt quyết định trong đàm phán, và chỉ thị cho Đoàn ta ép Mỹ ký một hiệp định chính thức, đáp ứng yêu cầu lớn nhất của ta hiện nay là chấm dứt dính líu quân sự của Mỹ ở miền Nam và chấm dứt chiến tranh bằng không quân và thả mìn ở miền Bắc.
Việc chấm dứt dính líu quân sự của Mỹ và ngừng ném bom ở miền Nam sẽ đưa đến việc công nhận trên thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai địa bàn ở miền Nam. Đễ đạt được yêu cầu đó, Bộ chính trị chủ trương tạm gác một số yêu cầu
khác về nội bộ miền Nam, ta chủ động nới lỏng vấn đề chính quyền miền Nam;
không cần xóa chính quyền Sài Gòn, đòi Thiệu phải từ chức, chỉ cần chính quyền hòa hợp, hòa giải dân tộc theo phương án thấp nhất. Đây là quyết sách đúng đắn của Bộ chính trị, đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn trong tình hình lúc bấy giờ.
Để đẩy nhanh đàm phán, ngày 8-10-1972, Việt Nam đưa ra đề nghị hòa bình dưới dạng Dự thảo hiệp định, gồm 10 chương 20 điều, nội dung chủ yếu của dự thảo là Mỹ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, chấm dứt chiến sự, tập trung giải quyết các vấn đề quân sự gồm: ngừng bắn, rút quân Mỹ, thả hết tù binh, thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, việc hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế hai miền. Trong Dự thảo, ta tạm gác một số vấn đề chính trị nội bộ miền Nam Việt Nam. Đây rõ ràng là sự mềm dẻo cần thiết của ta nhằm thúc đẩy đàm phán. Ngày 8-10-1972, mở đầu phiên họp buổi chiều, cố vấn Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và dự thảo “thỏa thuận về quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam”. Cố vấn Lê Đức Thọ giới thiệu những điểm chính trong dự thảo Hiệp định và nhấn mạnh Hiệp định nhằm giải quyết các vấn đề chính trị và quân sự liên quan đến Hoa Kỳ như vấn đề Mỹ tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Chấm dứt chiến sự chiến tranh rút quân Mỹ, trao trả tù binh… Còn các vấn đề chính trị và quân sự của miền Nam Việt Nam thì chỉ thỏa thuận về những nguyên tắc chính sau khi ký Hiệp định.
Trước đoàn tấn công ngoại giao của ta, sau khi nghiên cứu văn bản của phía Việt Nam, Đoàn Mỹ lộ vui vẻ cho rằng ta mở một trang sử mới trong thương lượng và có khả năng giải quyết sớm. Trong phiên họp ngày chín tháng mười, Kissinger đưa ra lịch làm việc: hai ngày tới sẽ hoàn thành văn kiện tiếp đó ông ta sẽ về Washington xin ý kiến tổng thống, rồi đi Sài Gòn, sau đó đi Hà Nội nếu Việt Nam đồng ý. Mọi việc sẽ được hoàn tất để có thể ký chính thức vào ngày 25, 26 tháng 10.
Kissinger cũng trao cho ta một bản đề nghị dưới dạng một dự thảo Hiệp định của Mỹ có chín chương, chủ yếu là dựa vào dự thảo của phía Việt Nam, thậm chí có chương lấy nguyên một phần nội dung và cách viết của ta, như lời
chương. Dự thảo của Mỹ dụng ý làm mờ hơn nữa những vấn đề chính trị, nhấn mạnh quyền của Mỹ viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, nhấn mạnh vấn đề chấm dứt xâm nhập miền Nam, rút quân miền Bắc Việt Nam ra khỏi Lào và Campuchia. Nếu Mỹ thật sự muốn giải quyết thì đến ngày 25 mới ký cũng không vấn đề gì, nếu Mỹ âm mưu kéo dài vượt tuyển cử thì ta phải ngăn ngừa trước.
Kết thúc đợt đàm phán tháng 10, ta đạt được bốn yêu cầu: Mỹ tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Nam Việt Nam, Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam, chấm dứt ném bom và bắn phá miền Bắc. Về phía Mỹ, trong báo cáo gửi Nixon, Kissinger đánh giá
“Ông Lê Đức Thọ đã trình bày một đề nghị mới đáp ứng hầu hết các đòi hỏi chủ yếu của chúng ta: ngừng bắn, lấy được tù binh, lực lượng Bắc Việt rút khỏi các nước láng giềng và quan trọng nữa là giữ được chính quyền Sài Gòn”. Tuy nhiên, Đoàn ta vẫn cho rằng còn nhiều dấu hiệu Mỹ muốn vượt tuyển cử, không chịu ký Hiệp định vào thời điểm đã thỏa thuận, ta phải cảnh giác chuẩn bị sẵn sàng để nếu Mỹ không chịu ký thì kịp thời đưa ra công khai vạch mặt Mỹ. Hai bên đã đạt được thỏa thuận hiệp định ngày 20 tháng 10, dự định ký kết ngày 31-10-1972.
Lần thứ hai Thiệu tìm cách bác bỏ hiệp định đã thỏa thuận và không chấp nhận, và sợ gây chấn động trước ngày bầu cử thì Nixon lật lọng đề nghị với Việt Nam đàm phán bổ sung. Trước thái độ lật lộng của Nixon ngày 26-10, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra công khai tình hình gặp riêng, công bố văn bản Hiệp định thỏa thuận hai bên, tố cáo Mỹ trì hoãn việc ký kết Hiệp định và quy trách nhiệm kéo dài chiến tranh cho Mỹ.
Đây là đợt đấu tranh gây tiếng vang lớn, các hãng thông tin, báo chí, đài phát thanh các nước, trong nhiều ngày liên tiếp, đưa tin tức về việc này, nhiều nhân vật quan trọng trong chính giới Mỹ, chủ yếu là phe đối lập, đòi Nixon phải ký Hiệp định không để Thiệu phá. Trong các ngày sau đó, chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ nhiều nước khác, các tổ chức hòa bình hữu nghị trên thế giới đều lên tiếng ủng hộ Việt Nam, tố cáo Mỹ kéo dài chiến tranh và lên án gay gắt chính quyền Thiệu.
Cuối năm 1972, đã diễn ra hai đợt gặp riêng nhằm đàm phán lại Dự thảo Hiệp định: đợt 1 từ ngày 20 đến 25 tháng 11, đợt 2 từ ngày 4 đến 13 tháng 12 là hai đợt gặp riêng dài nhất, có nhiều kịch tính và mâu thuẫn. Đi vào giai đoạn đàm phán này, hai bên có một cơ sở chung là văn bản Thỏa thuận 20-10-1972. Ta có tư thế vững vàng, thuận lợi hơn từ sau tuyên bố 26-10, dư luận đồng tình và ủng hộ ta đòi Mỹ sớm ký Hiệp định. Chủ trương của ta trong đàm phán lại là giữ vững những vấn đề nguyên tắc và nội dung chính đạt trong Thỏa thuận 20-10 ta sẵn sàng “ăn miếng trả miếng”, nếu Mỹ đòi sửa nhiều ta cũng sửa nhiều. Trong cả hai đợt gặp riêng này, hai bên vẫn chưa giải quyết được hai vấn đề lớn: là khu phi quân sự và cách ký kết Hiệp định. Nguyên nhân duy nhất mang hai bên không đạt được thỏa thuận cuối cùng là do chính quyền Nixon vẫn thực hiện mưu đồ “Việt Nam hóa chiến tranh” và tăng cường sức ép quân sự bằng các trận tập kích chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng hòng ép ta phải nhân nhượng.
Cùng thời điểm bắt đầu chiến dịch ném bom B52, sau 12 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân dân ta đã thắng lớn: bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay B52, bắt sống gần 100 giặc lái trong đó có 34 giặc lái B52 làm nên một “Điện Biên Phủ” trên không. Đây là thắng lợi rực rỡ của quân và dân Việt Nam cũng là thất bại thảm hại của không quân Mỹ. Thế là chính quyền Nixon đã ngừng đàm phán ném bom, nay phải ngừng ném bom để đàm phán. Hai bên bước vào đợt gặp riêng cuối cùng từ ngày 8 đến ngày 13-1-1973 thì nhanh chóng đạt được thỏa thuận, ta mềm dẻo về khu phi quân sự, còn Mỹ chấp nhận phương án ký Hiệp định do ta đưa ra. Ngày 13-1-1973 văn bản Hiệp định và các nghị định thư đã hoàn thành.
Ngày 23-1-1973, trên cơ sở kết quả của các cuộc gặp gỡ nói trên, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger đại diện Hoa Kỳ, đã ký tắt Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, và ngày 27-1-1973 Hiệp định Paris đã được bốn bên và hai bên ký chính thức tại Hội trường Kléber. Cuộc đấu tranh của ta trên mặt trận ngoại giao phối hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự thực hiện vừa đánh vừa đàm kéo dài bốn năm tám tháng mười sáu ngày
Với thắng lợi quân sự, thắng lợi của Hiệp định Paris có ý nghĩa quyết định,
“đánh cho Mỹ cút” buộc Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mở ra thế trận so sánh lực lượng có lợi để đánh bại tay sai Mỹ trong bước tiếp theo, tạo đà thắng lợi trong trận Đại thắng mùa Xuân 1975.