Đánh và đàm của Đảng ta từ sau Hiệp định Paris trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thời kỳ 1973-1975

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật kết hợp đánh và đàm của đảng ta trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (Trang 38 - 41)

Từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973 được ký kết và có hiệu lực, thì cách mạng miền ở miền Nam bước sang giai đoạn mới.

2.4.1 Tình hình chung sau ngày Hiệp định Paris có hiệu lực và thi hành Hiệp định 1973-1974.

Ngay sau khi Hiệp định được ký kết Đảng và nhà nước ta chủ trương thi hành Hiệp định nhằm mục tiêu hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam và tiến tới thống nhất nước nhà. Buộc Mỹ nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định, đồng thời sẵn sàng đấu tranh vũ trang khi địch vi phạm Hiệp định.

Nhiệm vụ của ta là phối hợp đấu tranh quân sự thực hiện việc Mỹ rút hết quân, đồng thời tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em và nhân dân thế giới. Để phối hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao có hiệu quả, Việt Nam tiếp tục phương sách “vừa đánh vừa đàm”, cùng lúc mở nhiều diễn đàn khác nhau:

Trong các hoạt động của ta tại Ban Liên hợp quân sự hai bên và bốn bên, chúng ta đấu tranh đòi Sài Gòn thực hiện ngừng bắn, thả hết tù chính trị, lên án Mỹ và Sài Gòn không tôn trọng và thi hành Hiệp định. Tại diễn đàn Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam ở Paris cách mạng tỏ thiện chí thi hành đúng Hiệp định, lên án Sài Gòn phá Hiệp định. Tại các diễn đàn trên báo chí chúng ta tập trung cho các vấn đề cấp bách: ngừng bắn, thả hết tù chính trị, thực hiện tự do dân chủ. Có thể nói cuối năm 1973, hầu như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chiếm lĩnh được dư luận, và đây cũng là lời cảnh báo đối với chính quyền Sài Gòn đồng thời cũng là chuẩn bị dư luận cho các đòn đánh mạnh sắp tới.

2.4.2 Đấu tranh phục vụ cho Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1974-1975.

Để giáng trả các hành động phá hoại Hiệp định, quân và dân ta liên tiếp tấn công và giành nhiều thắng lợi, tiêu diệt nhiều quân ngụy điều đó làm cho so sánh lực lượng hay đổi cơ bản có lợi cho ta. Cùng lúc này ở Mỹ Nixon từ chức tháng 8-1974, gây ra sự rối loạn quyền lực và làm giảm lòng tin ở của nhân dân Mỹ. Để chuẩn bị dư luận phù hợp với tình thế mới, ngoại giao Việt Nam chủ trương thực hiện hai biện pháp mạnh: “một là chúng ta cắt đứt các diễn đàn, chấm dứt cục diện vừa đánh vừa đàm”. Hội nghị hai bên miền Nam ở Paris chấm dứt hẳn từ tháng 8-1974.

Đến cuối tháng 12-1974, Bộ chính trị họp mở rộng, đánh giá tình hình, thông qua kế hoạch và quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975- 1976, và dự kiến một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Nhiệm vụ chủ yếu của ngoại giao lúc này là theo dõi đánh giá về khả năng Mỹ có thể trở lại can thiệp quân sự hay không và đấu tranh ngăn chặn khả năng đó. Chúng ta đi tới khẳng định: khả năng can thiệp quân sự của Mỹ là rất hạn chế, cần đề phòng Mỹ bằng không quân và hải quân, nhưng dù can thiệp thế nào cũng không cứu được ngụy quyền bị sụp đổ.

Ngày 4-3-1975, quân giải phóng mở chiến dịch ở Tây Nguyên, ngày 11 tháng 3 giải phóng Buôn Ma Thuột. Lãnh đạo ta hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Ngày 21-3-1975, chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam tuyên bố thay Thiệu bằng một chính quyền độc lập và dân chủ. Cuối tháng 3, ta giải phóng Trị Tiên, Đà Nẵng. Sài Gòn mất hai quân khu, chính quyền Thiệu đứng trước nguy cơ sụp đổ. Ngày 2-4-1975, Mỹ gửi công hàm cho Liên Xô và Trung Quốc đề nghị họp lại Hội nghị quốc tế bàn việc thực hiện ngừng bắn, tình hình diễn ra dồn dập, ngày 18-4-1975, Tổng thống Mỹ di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Thiệu buộc phải từ chức, ngày 23-4, Tổng thống Ford tuyên bố “cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ”. Từ ngày

26-4, quân ta mở cuộc tiến công đánh Sài Gòn trong mấy ngày cuối cùng, ngoại giao giải quyết tiếp mất vấn đề có tính chất sách lược: làm thất bại kế hoạch liên hợp do Mỹ dựng lên, không chấp nhận các gợi ý đàm phán không thích hợp của một số nước lớn, ngăn chặn các hành động trung gian, để Mỹ di tản người Mỹ cuối cùng ra khỏi Sài Gòn trong ngày 28 và 29-4-1975.

Đại thắng Mùa Xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, với thắng lợi của Hiệp định Paris buộc Mỹ rút hết quân mở đường cho thắng lợi quét sạch hết ngụy. Trong quá trình chống Mỹ, ít nhất ba lần Đảng ta đề ra chủ trương “giành thắng lợi quyết định” vào các năm 1964, 1968, 1972, nhưng đều chưa đạt được.

Phải chăng, cùng với thắng lợi lớn trên chiến trường, Hiệp định Paris tạo nên thắng lợi quyết định, sớm đưa tới thắng lợi cuối cùng.

Chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ - một đế quốc giàu mạnh, ngay từ đầu, Việt Nam đã kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, gắn Việt Nam với thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Việt Nam vận dụng phương thức “vừa đánh vừa đàm”, kiên trì đàm phán Paris suốt năm năm. Đàm phán Paris là điển hình, là đỉnh cao của sự phối hợp đấu tranh trên ba mặt trận. Kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, kết hợp cuộc chiến đấu trên chiến trường với cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán, là một thành công lớn của ta về lãnh đạo chiến tranh cách mạng, cả về chỉ đạo điều hành chính sách công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

……. …….

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật kết hợp đánh và đàm của đảng ta trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)