Trong nhiều nguyên nhân đưa tới thắng lợi to lớn của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại cuộc đàm phán Paris, trước hết phải kể đến đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ đi đôi với đoàn kết quốc tế cùng sự chỉ đạo kịp thời và sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh; là sự kết hợp và phối hợp hài hòa giữa hoạt động ngoại giao của hai miền, giữa ngoại giao nhà nước với hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao nhân dân, giữa trong và ngoài nước là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Đặc biệt đó còn là sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa đánh với đàm và đấu tranh trên dư luận quốc tế, trong đó vai trò ngoại giao được thể hiện rõ nhất.
Trong khuôn khổ bài viết ngắn, tôi chỉ đi sâu vào một vài nguyên nhân qua đó góp phần làm rõ thêm về nguyên nhân thắng lợi trong nghệ thuật kết hợp đánh và đàm của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3.1.1 Đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và Mỹ.
Bất cứ các cuộc chiến tranh nào, trước tiên việc đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa hai bên tham chiến để từ đó không ngừng làm giảm sức mạnh của đối phương, làm chuyển biến so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho mình, là diều có tầm quan trọng chiến lược.
Nước Mỹ là một siêu cường quốc số một trên thế giới, giàu về kinh tế mạnh về quân sự, Mỹ có bộ máy chiến tranh hiện đại và hùng mạnh vào loại bậc nhất thế giới, có liên minh quân sự đóng quân khắp ở các lục địa. Ngoài tiềm lực lớn về quân sự và kinh tế, Mỹ cũng rất mạnh về ngoại giao toàn cầu, với bộ máy đồ sộ và phương tiện hiện đại mà còn có kinh nghiệm sử dụng chính sách ngoại
chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nền kinh tế bị kiệt quệ, đất nước bị tạm thời chia cắt thành hai miền. Trong khi đó nền ngoại giao nước ta còn non trẻ, mới thực sự bắt đầu vào cuộc kể từ hội nghị Giơnevơ 1954, cán bộ, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc… đều vừa yếu vừa thiếu, kinh nghiệm công tác còn mới mẻ, lại hoạt động trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
Tuy nhiên, với tư tưởng độc lập tự chủ, Đảng ta sớm khẳng định: Mỹ tuy giàu mạnh nhưng sức mạnh của Mỹ không phải là vô hạn và bị triệt tiêu dần bởi tính chất phi nghĩa của cuộc chiến do Mỹ tiến hành. Tuy ta thua kém Mỹ về kinh tế, vũ khí, công nghệ… nhưng ta mạnh vì cuộc chiến của chúng ta là chính nghĩa.
Từ đó Đảng và Bác Hồ đã đi dến quyết định lịch sử: hạ quyết tâm đánh Mỹ xâm lược cho đến khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp thiêng liêng ấy, ngoại giao gánh vác nhiệm vụ tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế và đóng góp của ngoại giao trong lĩnh vực này thật là to lớn. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Chính vì lẽ đó, nhân dân thế giới đã dấy lên phong trào rộng rãi chưa từng có đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống xâm lược Mỹ.
Chính nhờ đánh giá đúng so sánh lực lượng hai bên, Đảng ta kịp thời hạ quyết tâm đánh Mỹ, sớm đề ra đường lối độc lập tự chủ đi đôi với đoàn kết quốc tế đúng đắn và sáng tạo theo phương châm đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, đi đến đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, đường lối và phương châm nói trên đã được quán triệt trên mọi lĩnh vực, trong suốt thời gian kháng chiến đã trở thành nguyên nhân của mọi thắng lợi.
3.1.2 Tranh thủ sự giúp đỡ của hai đồng minh chiến lược Liên Xô và Trung Quốc trụ cột của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
Nhờ có đường lối đoàn kết đúng đắn với cả Liên Xô và Trung Quốc, ta đã hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của mâu thuẫn Xô – Trung đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Mặt khác, rút kinh nghiệm từ Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, ta đã phát huy cao độ đường lối độc lập, tự chủ trong thương
lượng, theo phương châm “ta đánh, ta đàm” không phụ thuộc ai trong suốt cục diện đánh đàm.
Kiên trì đường lối tự chủ, đi đôi với đoàn kết, tranh thủ cả Liên Xô và Trung quốc, ngoại giao đã tích cực chủ động phối hợp với Mặt trận quân sự, chính trị và đấu tranh dư luận từng bước buộc Mỹ đi vào đàm phán nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường hậu phương quốc tế của ta, làm suy yếu rối loạn hậu phương quốc tế của Mỹ và cuối cùng Mỹ phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam.
Trong các yếu tố bên ngoài góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của Việt Nam thì yếu tố tranh thủ được sự đoàn kết ủng hộ và chi viện của Liên Xô và Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu. Chính trong lĩnh vực này, sự đóng góp của mặt trận ngoại giao được thể hiện rõ nét nhất.
3.1.3 Khéo kết hợp “đánh – đàm” góp phần làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng hai bên.
Ngoại giao đã trở thành một mặt trận có vai trò chiến lược, phối hợp nhịp nhàng dấu tranh quân sự, chính trị từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến để cuối cùng kết thúc chiến tranh xâm lược của Mỹ bằng một hiệp định hòa bình. Sự phối hợp hiệu quả giữa đấu tranh ngoại giao với mặt trận quân sự và chính trị được triển khai ngay từ năm 1967. Lúc đó, đấu tranh của ta liên tục phát triển cả về thế và lực. Mỹ ngày càng gặp khó khăn sa lầy nghiêm trọng. Để phát huy và giành thắng lợi to lớn hơn nữa, Đảng ta chủ trương mở mặt trận ngoại giao và đẩy mạnh sự phối hợp và đấu tranh trên cả ba mặt trận. Những tuyên bố thể hiện sách lược ngoại giao chuyển từ “có thể nói chuyện” (1-1967) đến “sẽ nói chuyện”
tháng 12 năm 1967 chính là đoàn tấn công ngoại giao đã khiến cho Mỹ gặp nhiều khó khăn. Sau thất bại tết Mậu Thân đầu năm 1968, Mỹ bị choáng váng, ý chí xâm lược bị lung lay, Tổng thống Mỹ Johnson buộc phải tuyên bố “hạn chế” ném bom miền Bắc và Mỹ sẵn sàng nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuyên bố ngày 3-4-1968, thật sự đã mở đầu cuộc tiến công ngoại giao, đưa đấu tranh ngoại giao phát triển sang một giai đoạn mới.
Ngoại giao tiếp tục phát huy thắng lợi trên chiến trường trong năm 1968, ép Mỹ trên bàn đàm phán hai bên tại Paris. Kết quả là ngày 31-10-1968, Tổng thống Johnson lại buộc phải ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ “chất dứt”
mọi cuộc đàm phán chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi vào đàm phán bốn bên. Đây không chỉ là thắng lợi quan trọng trong thế trận đánh và đàm của ta mà còn là bước kế tiếp của quá trình xuống thang chiến tranh của Mỹ, từ “hạn chế”
đến “chấm dứt” ném bom, đánh dấu xu hướng không thể đảo ngược tại chiến trường Việt Nam và thế lực của ta ngày ngày mạnh lên, còn Mỹ - ngụy ngày càng yếu và đi xuống.
Về phía ta, không chỉ ứng phó thành công với nhiều thủ đoạn hiểm hóc của đối phương, ta vẫn luôn vững vàng, tích cực chủ động trong đàm phán, vừa kiên trì mục tiêu cuối cùng của đàm phán, vừa phấn đấu đạt được mục tiêu cụ thể cho các thời kỳ khác nhau, ta đã có nhiều sáng tạo trong sử dụng sách lược đàm phán, và đi đến ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973, sau khi Mỹ thất bại trên trận chiến
“Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12-1972. Ngày 29-3-1973, với việc người lính Mỹ rút khỏi Việt Nam, so sánh lực lượng giữa hai bên tại miền Nam đã thay đổi cơ bản. Nhờ vậy, chỉ hai năm sau khi ký Hiệp định quân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
3.1.4 Dựa vào sức ta là chính, kết hợp với khai thác mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ để kết thúc chiến tranh.
Từ đầu năm 1972, do bị thất bại sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ buộc phải hòa hoãn với Liên Xô, Trung quốc để chấm dứt chiến tranh và rút khỏi Việt Nam. Việc Mỹ phải thay đổi chiến lược toàn cầu để cứu vãn lợi ích của Mỹ ở Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt lớn trong quan hệ quốc.
Về phía ta, trên cơ sở nhận thức rõ tính chất của thời đại và ý nghĩa quốc tế sâu sắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nghị quyết Bộ Chính trị chuyển chiến lược đấu tranh sang hình thức mới, ngoại giao đã nhạy bén, kịp thời nắm bắt thời cơ (cuộc bầu cử ở Mỹ) và chủ động đưa ra Dự thảo Hiệp định toàn bộ để giải quyết vấn đề Việt Nam, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị
“ta phát động cuộc chiến tranh cứu nước thì ta cũng biết kết thúc chiến tranh vào thời điểm có lợi nhất cho cách mạng”.
Sở dĩ ngoại giao chủ động đưa ra giải pháp vào thời điểm cuối năm 1972 là căn cứ vào hai yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, muốn giải quyết chiến tranh, phải dựa vào thực lực ta là chính.
Sau hơn bảy năm đương đầu trực diện với quân Mỹ xâm lược, đặc biệt là từ sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch Xuân – Hè năm 1972, ta đã đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận tìm giải pháp rút khỏi Việt Nam trong danh dự. Tuy nhiên, trong lúc này ta chưa thể giải quyết cùng lúc hai mục tiêu: “Mỹ cút” và “Mỹ nhào”. Mặt khác sau nhiều năm chiến tranh gian khổ, nhân dân ta cũng cần nghỉ ngơi, lấy lại sức nhằm chuẩn bị cho trận quyết chiến sau cùng.
Thứ hai, triệt để khai thác mâu thuẫn Mỹ - ngụy để giải quyết chiến tranh.
Thời điểm tổng tuyển cử ở Mỹ là lúc mâu thuẫn nội bộ Mỹ và chính quyền Sài Gòn lên cao nhất. Do nắm được các khuynh hướng khác nhau trong chính giới Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam, tâm lý chán ghét trong chiến tranh nhân dân Mỹ đến đỉnh cao, ta sử dụng nhiều biện pháp và con đường khác nhau, đặc biệt là đấu tranh dư luận nhằm phân hóa chính quyền Mỹ và Sài Gòn góp phần thúc đẩy hai bên đi vào giải pháp.
Như vậy, với sáng kiến ngoại giao là xuất phát từ thực lực của ta lúc đó chưa đủ sức để vừa đuổi Mỹ, vừa xóa ngụy nên ta cần ưu tiên vào mục tiêu đuổi Mỹ trước. Sau bầu cử ở Mỹ, chính quyền mới sẽ khó đưa quân can thiệp trở lại một khi đã được rút khỏi Việt Nam. Điều đó sẽ là “cơ hội vàng” để ta tiến lên giải phóng sự nghiệp hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thực tế cho thấy, trước sức ép của Mỹ, dù không muốn cuối cùng chính quyền Thiệu phải chấp nhận tham gia ký Hiệp định Paris vào giờ chót (vào ngày 21-1-1973, chỉ trước hai ngày trước khi Hiệp định được ký tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và tiến sĩ Kissinger). Đó là một minh chứng tính hiệu quả của chủ trương triệt để khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương phục vụ mục tiêu đạt được giải pháp thông qua đàm phán.
Tóm lại, nhờ biết tạo dựng và nắm bắt thời cơ, giành được thế chủ động trên bàn hội nghị, nhất là nhờ phối hợp nhịp nhàng với các đòn tấn công quân sự và chính trị ở trong nước. Ngoại giao đã kịp thời đưa ra đòn tấn công có tính quyết định góp phần kết thúc chiến tranh đúng lúc, theo đúng phương châm
“giành thắng lợi từng bước”, những gì diễn ra trong hai năm sau Hiệp định Paris càng khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, đồng thời nói lên sự đóng góp to lớn, có hiệu quả của mặt trận ngoại giao và cuộc đàm phán Paris trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.