3.2 Bài học kinh nghiệm
3.2.6 Đàm phán Paris thắng lợi do Đảng ta xây dựng được hệ thống tổ chức có hiệu quả
Bộ máy gắn chặt lãnh đạo tối cao ở Hà Nội và Bộ chỉ huy chiến trường ở miền Nam và với lãnh đạo Đoàn đàm phán ở Paris để định ra những quyết sách thích hợp và thực hiện có hiệu quả. Coi trọng công tác thông tin và nghiên cứu cả ba nơi. Huy động đến mức cao cán bộ ngoại giao hai miền (tuy hai mà một, tuy một mà hai) và một số cán bộ quân sự, chính trị, báo chí… của các ngành khác.
Chọn người giỏi giúp việc ở bàn đàm phán, đấu tranh dư luận và làm tham mưu giúp Bộ Chính trị ở Hà Nội. Bồi dưỡng cho tất cả cán bộ phẩm chất của chiến sĩ trên mặt trận đối ngoại, luân chuyển cán bộ giữa Paris và Hà Nội… Qua mấy năm rèn luyện, đa số cán bộ phục đàm phán Paris đều trưởng thành, về nước nhận trọng trách ở một số ngành. Như vậy vừa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trước mắt, vừa bồi dưỡng cán bộ cho “thời kỳ sau Hội nghị Paris”.
Trên đây là một vài suy nghĩ về bài học kinh nghiệm. Theo tôi cần tiếp tục tổng kết toàn diện và sâu sắc hơn những bài học đàm phán của Việt Nam tại Pari, góp phần vào kho tàng quý báu của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
.……. …….
C - PHẦN KẾT LUẬN
Nghệ thuật kết hợp đánh và đàm của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), là sự tiếp nối truyền thống ngoại giao chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc. Với chủ trương vừa đánh vừa đàm, Đảng ta quyết định mở mặt trận ngoại giao, bắt đầu từ Hội nghị Trung ương lần thứ 13 với bản nghị quyết quan trọng có thể coi là cương lĩnh đấu tranh ngoại giao chống Mỹ, cứu nước. Mặc dù Đảng đã xây dựng chủ trương vừa đánh vừa đàm, đã quyết định đánh mặt trận ngoại giao nhưng cuộc đấu tranh để Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán vẫn rất gay go và phức tạp. Trong tình thế mặc dù có thuận lợi nhưng vẫn không ít khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh ngoại giao tránh các thủ đoạn hòa bình giả hiệu, thủ đoạn thương lượng không điều kiện của Mỹ. Chỉ đến khi bị choáng váng trước đoàn tấn công quân sự của Việt Nam trong Tết Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ mới phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc, chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại hội nghị Paris.
Cuộc đấu tranh tại Hội nghị Paris được chia thành các giai đoạn: đấu tranh ở hội nghị hai bên đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc, đấu tranh ở Hội nghị bốn bên góp phần đánh thẳng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và đấu tranh buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định.
Quá trình đấu tranh của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng đó là quá trình thực hiện chủ trương vừa đánh vừa đàm, đánh thắng từng bước với mục tiêu chiến lược cụ thể trước một tên đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc là để củng cố hậu phương trực tiếp cho miền Nam. Đấu tranh ở Hội nghị bốn bên là để tác động đến dư luận, gây sức ép làm cho chính quyền R. Níchxơn lúng túng phải rút nhanh quân Mỹ mà không kịp xây dựng ngụy quân, phạm những sai lầm chiến lược, tạo điều kiện cho Việt Nam cũng cố, phát triển sức mạnh quân sự, nắm thời cơ thay đổi cục diện chiến trường. Đấu tranh buộc địch phải ký Hiệp định Paris là để kết thúc cuộc chiến tranh trực tiếp với đế
ngụy nhào” giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Qua đó Đảng ta đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ nhưng vẫn giữ được đoàn kết quốc tế đối với các nước anh em, kiên trì nguyên tắc nhưng vẫn mềm dẻo trong vận dụng sách lược để tiến công địch. Tinh thần đó xuyên suốt quá trình lãnh đạo cuộc thương lượng giữa ta và Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng ta thắng lợi cho thấy quyết định tiến công ngoại giao để buộc Mỹ phải đi đến Hiệp định Paris là một quyết định đúng đắn và sáng suốt của Đảng. Mặc dù Mỹ cố tình trì hoãn việc ký kết Hiệp định đã thỏa thuận, dùng sức mạnh quân sự để ép Việt Nam, nhưng cuối cùng đế quốc Mỹ vẫn bị thất bại trong ý đồ ký kết Hiệp định Paris.
Tóm lại, quá trình đàm phán đưa tới Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có thể coi như một kho sách đồ sộ về ngoại giao Việt Nam, trong đó có lẽ nổi bật nhất là bài học về “kết hợp” giữa chiến lược và sách lược, giữa chính trị, quân sự và ngoại giao, giữa ngoại nhà nước và ngoại nhân dân, giữa dân tộc và quốc tế, giữa độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế.
Ngoài ra, còn vô vàn những bài học kinh nghiệm hết sức phong phú về kỹ năng đàm phán. Ngày nay, nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp lớn lao đó, chắc chắn ngoại giao vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng và những bài học kế sách đánh và đàm vẫn còn nguyên giá trị. Hơn thế nữa, thắng lợi đánh và đàm của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã để lại cho ta những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
……. …….
Phụ lục hình ảnh
Đồng chí Lê Đức Thọ và Cố vấn Mỹ Hery Kissinger
Ảnh: Tư liệu