1. Độ đa dạng về hình thái
1.4. So sánh giữa Tràm gió và Tràm cừ
Qua bước đầu phân tích, ghi nhận và so sánh các đặc điểm hình thái của 2 dạng Tràm gió và Tràm cừ, chúng tôi kết luận như sau:
Tràm gió và Tràm cừ đều là cây thường xanh, thích nghi cao độ với điều kiện tự nhiên đất, nước chua phèn. Các đặc điểm hình thái ngoài như rễ, thân, lá, hoa quả hạt
của 2 dạng cây này tương đối giống nhau. Tuy nhiên 2 dạng này vẫn có những điểm khác biệt nhất định:
Bảng 1: Phân biệt 2 dạng Tràm gió và Tràm cừ
Theo như ghi nhận của nhiều tài liệu thì bộ rễ của cây có thể chịu đựng trong điều kiện ngập nước tối đa là 7 tháng, vượt quá thời gian đó thì bộ rễ của cây sẽ bị suy thoái và cây dần chết đi. Nhưng đối với cây Tràm thì thực tế cho thấy có 1 cơ chế điều tiết và thích nghi giúp cây Tràm sống được trong điều kiện ngập nước nhiều tháng trong năm như tại một số phân khu ở Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM và KBT đất ngập nước Láng Sen. Khi bị nước ngập, bộ rễ trong đất của Tràm không vươn sâu thêm được nữa, có 1 số rễ bị chết, phân hủy. Đổi lại trên thân Tràm (phần gần gốc) mọc thêm nhiều rễ phụ, có thể những rễ phụ này bổ sung cho những rễ trong đất bị thối úng (Hình 12).
Bộ rễ phát triển tốt tạo tiền đề cho cây Tràm phát triển tốt nhờ được cung cấp chất dinh dưỡng, nước và chất khoáng. Lớp mùn lá trên mặt góp phần là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây; vào mùa khô, lớp lá rụng này cũng giúp giữ ẩm cho
Dạng
Chỉ tiêu Tràm gió Tràm cừ
Thân
Thân cong queo
Chiều cao thấp khoảng 8 – 10 m
Thân thẳng
Chiều cao thân cao khoảng 15 – 20 m
Vỏ
Vỏ xám trắng ngã sang vàng Vỏ dày, có nhiều lớp vỏ lụa hơn khoảng 50 lớp
Vỏ xám trắng
Vỏ mỏng, có ít lớp vỏ lụa khoảng 30 lớp
Lá
Xanh xẫm hơn Lá dày
Xanh nhạt hơn Lá mỏng hơn
Hoa Hoa màu trắng xanh Hoa màu trắng ngà hay trắng kem
cây, hạn chế sự mất nước bề mặt. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy nếu trong điều kiện ngập nước kéo dài nhiều năm thì rễ Tràm phát triển rất kém, bộ rễ yếu, cây không bám chắc vào lớp mùn mà trong trạng thái như lơ lửng, cây phát triển mất cân đối: thân cây cao vót nhưng kích thước lại nhỏ... vì vậy, nhiều cây đã bị ngã đổ và khô đọt (chết khô từ ngọn trở xuống) (Hình 11A).
Về chiều cao thân, theo khảo sát tại Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM thì ở cùng độ tuổi Tràm cừ thường cao hơn Tràm gió. Tuy nhiên cũng theo phỏng vấn khảo sát của chúng tôi nhận thấy trong những điều kiện thích hợp thì Tràm gió vẫn có thể cao hơn Tràm cừ. Điều này bước đầu cho chúng tôi nhận định tiêu chuẩn về chiều cao có thể không phải do đặc điểm di truyền của 2 dạng Tràm này chi phối mà là do đặc điểm đất đai thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây.
A B
Hình 15: Màu vỏ thân Tràm A. Tràm gió B. Tràm Cừ
Vỏ thân của Tràm gió có màu xám trắng ngã sang vàng còn thân Tràm cừ có vỏ xám trắng. Về màu sắc lá non, thông thường thì lá non Tràm cừ có màu nhạt hơn màu lá non của Tràm gió. Lá già có màu xậm hơn.
Tại KBT đất ngập nước Láng Sen chỉ có một dạng Tràm được ghi nhận đó là Tràm cừ, dạng Tràm cừ Láng Sen mang một số đặc điểm hình thái khác biệt với dạng Tràm gió TTDL như ở Bảng 1. Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng tại Việt Nam Tràm chỉ có một loài thì với cùng một loài này được trồng tại hai khu vực có điều kiện môi trường đất, nước khác nhau đã phân hóa chúng thành hai dạng mang một số nét khác nhau. Như vậy chính sự khác nhau của điều kiện môi trường (thổ nhưỡng, pH đất, pH nước) đã tác động đến sự khác biệt những đặc điểm hình thái của cây như mô tả ở bảng trên.
Ngoài ra, trên cùng một khu vực khảo sát là TTDL nhưng lại tồn tại đồng thời hai dạng Tràm là Tràm gió và Tràm cừ. Giữa hai dạng này vẫn có một số đặc điểm khác nhau dễ nhận thấy chẳng hạn như: (1) Chiều cao cây thì đa số Tràm cừ cao hơn Tràm gió; (2) độ thẳng của thân thì thân Tràm cừ thẳng hơn thân Tràm gió; (3) màu sắc vỏ thì Tràm cừ có vỏ màu xám trắng, vỏ Tràm gió có màu xám ngã sang vàng; (4) số lớp vỏ lụa trên thân thì Tràm cừ có khoảng 30 lớp, Tràm gió có khoảng 50 lớp, nhiều lớp vỏ lụa hơn Tràm cừ; (5) màu sắc lá và hoa: hoa Tràm cừ có màu trắng ngà còn hoa Tràm gió có màu trắng xanh. Ngoài ra một đặc điểm khác biệt đó là lá Tràm gió có mùi thơm nhiều hơn so với lá Tràm cừ.
A B
Hình 16: Hoa Tràm
A. Hoa Tràm gió B. Hoa Tràm cừ
Tràm sinh trưởng phát triển trong tự nhiên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, pH nước, dinh dưỡng, và nhân tố di truyền,... Như vậy có thể hai dạng Tràm gió TTDL và Tràm cừ Láng Sen khác nhau là do hai khu vực khác nhau có điều kiện thổ nhưỡng, nước, dinh dưỡng khác nhau. Nhưng trên cùng một khu vực giống nhau về điều kiện lập địa, đất, nước mà lại tồn tại đồng thời hai dạng khác nhau là Tràm gió và Tràm cừ như ở trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn. Thực tế khảo sát cho thấy tại đây tồn tại đồng thời hai dạng với diện tích tương đương nhau. Bằng chứng là tại Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM, Tràm gió và Tràm cừ được trồng, chăm sóc theo dõi theo ô từ năm 1983 đến năm 2003 thì được khai thác triệt để và thu hạt riêng của từng ô gieo trồng lại. Với nhiều lần lặp lại cho đến hiện nay thì hai dạng này vẫn có sự tồn tại song song tại khu vực khảo sát. Nhận định ban đầu chúng tôi cho rằng có thể đã có đột biến tác động đến bộ gen của Tràm làm chúng phân hóa thành hai dạng khác nhau. Nhưng để chứng minh điều này cần có các nghiên cứu sâu về cây Tràm của các nhà khoa học.