Số lượng túi tiết

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đa dạng về hình thái và cấu tạo giải phẫu của cây tràm (melaleuca cajuputi powell) ở long an (Trang 44 - 52)

2. Đa dạng về cấu tạo giải phẫu

2.1. Số lượng túi tiết

Hình 18: Lát cắt giải phẫu cuống lá Tràm

Túi tiết Lông Biểu bì hút

Nhu mô Bó libe gỗ

2.1.1. Cuống lá

Bảng 2: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá già

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 10,00 ± 1,00a 7,67 ± 2,52ab 4,67 ± 1,15a 7,44 Tràm gió TTDL K2 8,33 ± 1,53a 8,33 ± 1,53a 5,33 ± 2,52a 7,33 Tràm cừ TTDL 5,00 ± 1,73b 6,00 ± 2,00ab 5,67 ± 2,31a 5,56 Tràm cừ LS NNQN 5,00 ± 1,73b 4,67 ± 1,15b 7,00 ± 2,65a 5,56 Tràm cừ LS NNTM 3,67 ± 1,15b 5,67 ± 1,53ab 5,33 ± 2,52a 4,89

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Qua kết quả thống kê ở Bảng 2, chúng tôi nhận thấy rằng:

+ Trong đợt thu mẫu và khảo sát lần 1, tính trung bình trên 1 lát cắt cuống lá già thì số lượng túi tiết trung bình của Tràm gió TTDL K1 là lớn nhất và số lượng túi tiết trung bình của Tràm cừ LS NNTM là nhỏ nhất.

+ Trong đợt khảo sát và thu mẫu lần 2, số lượng túi tiết trung bình trên 1 lát cắt Tràm gió TTDL K2 là có sự chênh lệch lớn so với các mẫu khác.

+ Trong đợt khảo sát và thu mẫu lần 3, các mẫu không có sự sai khác đáng kể về số lượng túi tiết trung bình trên 1 lát cắt cuống lá già.

Bảng 3: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá bánh tẻ

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 4,33 ± 1,15a 5,00 ± 1,73a 8,67 ± 1,53a 6,00 Tràm gió TTDL K2 5,67 ± 3,21a 4,67 ± 1,53a 8,00 ± 2,00a 6,11 Tràm cừ TTDL 5,33 ± 2,52a 4,67 ± 0,58a 3,67 ± 0,58b 4,56 Tràm cừ LS NNQN 6,00 ± 3,61a 8,33 ± 3,51a 3,00 ± 1,00b 5,78 Tràm cừ LS NNTM 6,00 ± 0,00a 8,33 ± 0,58a 4,67 ± 1,15b 6,33

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác

Bảng 3 ghi nhận sự thay đổi số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá bánh tẻ, qua kết quả thống kê chúng tôi nhận thấy:

+ Trong đợt khảo sát và thu mẫu lần 1, lần 2 thì số lượng túi tiết trung bình trên các mẫu không có sự sai khác rõ rệt.

+ Trong đợt thu mẫu lần 3 thì nhóm Tràm gió ở TTDL (bao gồm K1 và K2) có số lượng túi tiết trung bình lớn và chênh lệch nhiều so với các mẫu Tràm cừ có tại 3 điểm thu mẫu còn lại.

Bảng 4: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá non

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 3,67 ± 2,89a 6,33 ± 1,53a 7,00 ± 2,00a 5,67 Tràm gió TTDL K2 3,67 ± 1,53a 5,67 ± 1,53a 7,00 ± 1,00a 5,44 Tràm cừ TTDL 5,00 ± 1,00a 7,00 ± 2,65a 6,00 ± 2,00a 6,00 Tràm cừ LS NNQN 5,67 ± 2,89a 4,33 ± 0,58a 6,00 ± 2,00a 5,33 Tràm cừ LS NNTM 5,00 ± 1,00a 5,00 ± 2,65a 8,33 ± 2,52a 6,11

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Bảng 4 ghi nhận sự thay đổi số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt cuống lá non, qua kết quả thống kê chúng tôi nhận thấy rằng trong cả 3 đợt thu mẫu thì số lượng túi tiết trung bình ở các mẫu trên 5 khu khác nhau không có sự sai khác đáng kể.

Như vậy, qua 3 bảng thống kê về sự thay đổi số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá già, cuống lá bánh tẻ, cuống lá non thì vẫn chưa thấy sự khác biệt về số lượng túi tiết giữa các loại Tràm trên 5 khu thu mẫu.

2.1.2. Giữa phiến lá

Bảng 5: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa lá già

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Bảng 5 thống kê sự thay đổi số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt giữa phiến lá già. Qua kết quả thống kê cho thấy:

+ Trong đợt khảo sát và thu mẫu lần 1 Tràm gió TTDL K1 và Tràm gió TTDL K2 có số lượng túi tiết trung bình nhiều hơn 2 mẫu Tràm cừ LS NNQN và Tràm cừ LS NNTM. Và Tràm cừ TTDL cũng thuộc nhóm có số lượng túi tiết nhiều.

+ Trong đợt 2, các mẫu Tràm thu tại TTDL có số lượng túi tiết trung bình chiếm ưu thế và cách biệt hoàn toàn với các mẫu Tràm khác.

+ Trong đợt thu mẫu lần 3, nhóm Tràm thu tại TTDL có số lượng túi tiết trung bình nhiều hơn nhóm Tràm thu ở LS.

Bảng 6: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa lá bánh tẻ

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 25,67 ± 2,52a 28,33 ± 4,51a 12,00 ± 3,61b 22,00 Tràm gió TTDL K2 26,33 ± 2,52a 35,67 ± 4,93a 22,33 ± 3,79a 28,11 Tràm cừ TTDL 15,33 ± 8,50b 27,67 ± 6,51a 7,67 ± 1,15b 16,89 Tràm cừ LS NNQN 8,67 ± 3,51b 6,67 ± 2,08b 13,33 ± 6,11b 9,56 Tràm cừ LS NNTM 7,00 ± 3,61b 16,00 ± 2,65c 12,33 ± 5,51b 11,78

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 21,33 ± 4,62a 16,67 ± 3,06b 11,67 ± 3,21bc 16,56 Tràm gió TTDL K2 24,00 ± 2,00a 35,00 ± 7,21a 27,00 ± 0,00a 28,67 Tràm cừ TTDL 23,67 ± 7,57a 29,00 ± 3,46a 10,33 ± 2,31c 21,00 Tràm cừ LS NNQN 8,33 ± 1,53b 9,00 ± 2,65b 9,33 ± 0,58c 8,89 Tràm cừ LS NNTM 8,33 ± 0,58b 12,67 ± 1,53b 16,33 ± 4,16b 12,44

Bảng 6 thống kê chi tiết số lượng túi tiết đếm được sau khi tiến hành làm tiêu bản tạm thời lá cắt ngang giữa phiến lá bánh tẻ, kết quả cho thấy:

+ Trong đợt thu mẫu lần 1, nhóm Tràm gió K1 và K2 thu tại TTDL có số lượng túi tiết trung bình chiếm ưu thế, tách biệt hoàn toàn số lượng túi tiết trung bình của nhóm Tràm thu tại LS.

+ Trong đợt thu mẫu lần 2, số lượng túi tiết trung bình tách biệt thành 2 nhóm cao thấp rõ rệt giữa nhóm Tràm thu tại TTDL và nhóm Tràm thu tại LS.

+ Trong đợt thu mẫu lần 3, mẫu Tràm gió TTDL K2 có số lượng túi tiết trung bình nhiều nhất, các mẫu Tràm còn lại có số lượng túi tiết trung bình ít và tương đương nhau.

Qua cả 3 đợt thu mẫu và thí nghiệm thì số lượng túi tiết trung bình trên 1 lát cắt giữa phiến lá bánh tẻ của nhóm Tràm gió TTDL K2 duy trì ở mức cao nhất so với các phân khu khác.

Bảng 7: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa lá non

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 21,33 ± 5,86ab 19,67 ± 3,06b 15,67 ± 1,53a 18,89 Tràm gió TTDL K2 31,33 ± 13,01a 45,00 ± 4,36a 17,00 ± 5,20a 31,11 Tràm cừ TTDL 27,33 ± 9,29a 42,67 ± 6,11a 11,00 ± 2,00a 27,00 Tràm cừ LS NNQN 9,33 ± 2,31b 6,33 ± 2,31c 14,33 ± 5,13a 10,00 Tràm cừ LS NNTM 9,67 ± 2,89b 8,00 ± 2,65c 18,00 ± 3,00a 11,89

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Bảng 7 ghi nhận số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa phiến lá non, qua kết quả thống kê chúng tôi nhận thấy:

+ Trong đợt thu mẫu lần 1 và lần 2, nhóm Tràm gió TTDL K2 và Tràm cừ TTDL có số lượng túi tiết trung bình vượt trội hơn so với mẫu Tràm thu ở các phân khu còn lại.

+ Trong đợt thu mẫu lần 3, số lượng túi tiết ở tất cả các mẫu đều tương đương nhau không có sự sai khác đáng kể.

Như vậy, qua 3 bảng thống kê về sự thay đổi số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa phiến lá già, lá bánh tẻ, lá non thì vẫn chưa thể đưa ra luận cứ chính xác để phân loại các loại Tràm trên 5 khu thu mẫu. Tuy nhiên cũng có thể rút ra được nhận xét: bước đầu nhận thấy có sự chênh lệch số lượng túi tiết trung bình có trên 1 đơn vị lát cắt giữa phiến lá của nhóm Tràm gió thu tại TTDL và nhóm Tràm cừ thu tại KBT đất ngập nước Láng Sen.

2.1.3. Rìa lá

Bảng 8: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá già

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 29,67 ± 7,37a 14,33 ± 3,51bc 14,67 ± 5,51b 19,56 Tràm gió TTDL K2 25,33 ± 8,96ab 22,00 ± 10,15b 29,00 ± 6,00a 25,44 Tràm cừ TTDL 15,67 ± 0,58bc 25,67 ± 5,03ab 11,67 ± 1,53b 17,67 Tràm cừ LS NNQN 4,67 ± 1,15d 6,67 ± 0,58c 16,33 ± 1,53b 9,22 Tràm cừ LS NNTM 12,67 ± 3,79cd 37,67 ± 9,07a 10,67 ± 3,06b 20,33

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Qua bảng thống kê số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá già (Bảng 8) chúng tôi nhận thấy:

+ Trong đợt thu mẫu lần 1, các số liệu có mối quan hệ tương đương nhau, trong đó mẫu Tràm cừ LS NNQN có số lượng túi tiết trung bình ít nhất và nhóm Tràm gió TTDL K1 và K2 có số túi tiết trung bình nhiều nhất.

+ Trong đợt thu mẫu lần 2, mẫu Tràm cừ LS NNTM có số lượng túi tiết trung bình nhiều nhất và mẫu Tràm cừ LS NNQN có số túi tiết trung bình ít nhất.

+ Trong đợt thu mẫu lần 3, các số liệu tách thành 2 nhóm cao thấp trong đó mẫu Tràm gió TTDL K2 có số lượng túi tiết trung bình cao nhất.

Bảng 9: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá bánh tẻ

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 19,33 ± 4,73b 27,67 ± 0,58b 12,67 ± 2,08b 19,89 Tràm gió TTDL K2 17,00 ± 8,00b 39,67 ± 2,52a 20,33 ± 1,53a 25,67 Tràm cừ TTDL 33,67 ± 3,79a 28,33 ± 3,21b 9,67 ± 0,58b 23,89 Tràm cừ LS NNQN 10,00 ± 1,73b 7,00 ± 2,00c 13,67 ± 3,21b 10,22 Tràm cừ LS NNTM 11,33 ± 5,69b 20,33 ± 8,74b 12,67 ± 3,06b 14,78

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Bảng 9 ghi nhận số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá bánh tẻ, qua bảng thống kê chúng tôi rút ra nhận xét sau:

+ Trong đợt thu mẫu lần 1, mẫu Tràm cừ TTDL có số lượng túi tiết trung bình nhiều nhất.

+ Trong đợt thu mẫu lần 2 và lần 3, số lượng túi tiết trung bình ở mẫu Tràm gió TTDL K2 là cao nhất.

Bảng 10: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá non

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TB

Tràm gió TTDL K1 22,00 ± 2,65b 25,00 ± 8,72b 13,00 ± 1,73b 20,00 Tràm gió TTDL K2 23,00 ± 2,00b 39,67 ± 8,39a 11,67 ± 8,08b 24,78 Tràm cừ TTDL 40,67 ± 7,51a 35,67 ± 5,51ab 13,67 ± 2,52b 30,00 Tràm cừ LS NNQN 3,67 ± 0,58c 7,67 ± 0,58c 15,00 ± 2,65ab 8,78 Tràm cừ LS NNTM 15,67 ± 5,13b 29,00 ± 7,21ab 22,33 ± 3,21a 22,33

Giá trị trung bình ± SD. Các giá trị trong cùng một cột có các chữ a, b, c giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

Bảng 10 thống kê chi tiết số lượng túi tiết trung bình đếm được sau khi tiến hành làm tiêu bản tạm thời lá cắt ngang rìa lá non, kết quả cho thấy:

+ Trong đợt thu mẫu lần 1, Tràm cừ TTDL có số lượng túi tiết trung bình cao nhất nhưng có độ lệch chuẩn lớn. Tràm cừ LS NNQN có số túi tiết trung bình ít nhất, các mẫu Tràm còn lại có số lượng trung bình tương đương nhau.

+ Trong đợt thu mẫu lần 2, mẫu Tràm gió TTDL K2 có số lượng túi tiết trung bình cao nhất trong các mẫu thu được, Tràm cừ LS NNQN có số túi tiết trung bình ít nhất, các mẫu còn lại không chênh lệch nhiều.

+ Trong đợt thu mẫu lần 3 thì mẫu Tràm cừ LS NNTM lại có số lượng túi tiết trung bình nhiều nhất và gần tương đương với số lượng túi tiết trung bình của mẫu Tràm cừ LS NNQN, các mẫu còn lại không khác biệt nhiều.

Như vậy, qua các bảng thống kê số lượng túi tiết trung bình đếm được trên tiêu bản cắt ngang rìa lá già, lá bánh tẻ và lá non thì kết quả sơ bộ cho thấy các mẫu Tràm gió TTDL có số lượng túi tiết trung bình chiếm tỉ lệ cao so với các mẫu Tràm khác, và mẫu Tràm cừ LS NNQN lại có số lượng túi tiết trung bình thấp nhất qua nhiều lần thống kê.

2.1.4. Mối quan hệ của số lượng túi tiết với điều kiện môi trường

Bước đầu chúng tôi xác định được nhóm Tràm gió có giá trị số lượng túi tiết trung bình cao hơn số lượng túi tiết trung bình thống kê trên nhóm Tràm cừ. Tuy nhiên các giá trị này còn mang tính ngẫu nhiên đối với từng cây chưa có sự đồng nhất trong tất cả các mẫu thu được. Sự khác biệt về số lượng túi tiết của hai dạng Tràm này có thể do yếu tố di truyền của từng cây. Tuy nhiên, điều quan trọng có thể là do mỗi dạng cây chịu tác động của các nhân tố môi trường là khác nhau, cụ thể Tràm gió tại TTDL sống trong điều kiện có pH nước trong khoảng 2,2 – 4,8; pH đất trong khoảng 4,2 – 4,6; đây sẽ là môi trường thích hợp để cây Tràm gió có thể cho số lượng túi tiết nhiều nhất.

Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận được là đa số các mẫu Tràm cừ LS NNQN có số lượng túi tiết trung bình thấp nhất trong các mẫu thu được. Cùng là Tràm cừ nhưng Tràm cừ thu tại Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM và Tràm cừ LS NNTM vẫn có số lượng túi tiết trung bình nhiều hơn ở Tràm cừ LS NNQN. Như vậy có thể giải thích lí do làm cho số lượng túi tiết trung bình của các mẫu Tràm cừ LS NNQN là thấp nhất vì Tràm cừ LS NNQN chịu sự ngập nước liên tục nhiều năm, gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến bộ rễ Tràm. Bộ rễ phát triển yếu, bám không chặt, không sâu vào tầng đất mặt làm cây phát triển không cân đối, thân cao nhưng đường kính thân nhỏ. Từ đó ảnh hưởng đến tán lá, ảnh hưởng sự hình thành túi tiết trong các cơ quan sinh dưỡng của cây đặc biệt là ở lá.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đa dạng về hình thái và cấu tạo giải phẫu của cây tràm (melaleuca cajuputi powell) ở long an (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)