Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Hồng tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 39)

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

- Thu thập qua nguồn: sách, báo, luận văn khoa học của các học viên, sinh viên.

- Tài liệu, số liệu về hoạt động, quá trình hình thành và phát triển của mỏ than, công nghệ sử dụng trong hoạt động khai thác tại mỏ tại Phòng An toàn – môi trường của Công Ty mỏ than Núi Hồng. Gồm:

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ than Núi Hồng (Dự án cải tạo mở rộng), năm 2013.

+ Các báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường năm 2013, 2014, và 6 tháng đầu năm 2015.

+ Các phương án xử lý các nội dung về rác thải, chất thải nguy hại; phương án trồng cây, lập hồ sơ xin phép xả thải năm 2015.

+ Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam…

2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Phỏng vấn, điều tra về những ảnh hưởng của việc khai thác tới môi trường và công tác quản lý về môi trường tại mỏ than Núi Hồng. Số phiếu 150 phiếu, đối tượng là người dân sống xung quanh mỏ và nhà quản lý, công nhân làm việc tại mỏ.

Điều tra để làm rõ tác động của ô nhiễm môi trường do khai thác than đến sản xuất kinh tế, đến sức khỏe cộng đồng dân cư, đến môi trường địa bàn trên khu vực. Cụ thể tôi tiến hành điều tra: 100 phiếu đối tượng là người dân sống quanh khu vực mỏ than, 50 phiếu đối tượng là quản lý và công nhân làm việc tại mỏ.

- Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp.

- Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ (các hộ thuộc các xóm có vị trí gần và giáp danh với khu vực hoạt động của mỏ, phạm vi từ 1-10km, là những hộ gia đình đại diện, bị tác động và ảnh hưởng của mỏ than nhiều nhất), công nhân, nhà quản lý trên địa bàn nghiên cứu để phỏng vấn.

- Nội dung điều tra về hiện trạng môi trường, những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến đời sống người dân xung quanh khu vực mỏ và công tác quản lý môi trường tại mỏ than.

2.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu - Nắm bắt được thông tin chung về khu vực nghiên cứu.

- Trong quá trình làm đề tài tôi tham gia, phối hợp thực hiện cùng đoàn Công Ty Cổ Phần Môi Trường EJC Thái Nguyên đến mỏ than Núi Hồng quan trắc, lấy mẫu phân tích vào quý I và quý II năm 2015. Xác định vị trí lấy mẫu, cách lấy mẫu và nắm bắt được hiện trạng môi trường của mỏ.

Phương pháp này giúp có cái nhìn sơ bộ và tổng quan đối tượng cần nghiên cứu, đồng thời giúp kiểm tra lại tính chính xác của những số liệu đã thu thập được từ đó xử lý thông tin tốt hơn trong bước tổng hợp phân tích.

Xác định loại mẫu, số lượng mẫu, vị trí và thời gian lấy mẫu:

Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình quan trắc là nhằm tập hợp đầy đủ dữ liệu để đánh giá những biến đổi theo không gian, thời gian của chất lượng môi trường. Trên cơ sở số liệu về các nguồn thải, đặc trưng của từng nguồn thải; luận văn xác định loại mẫu, số lượng mẫu, các thông số phân tích, vị trí và thời gian lấy mẫu; phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu phân tích.

Bảng 2.1. Nội dung quan trắc STT Loại mẫu Số lƣợng

mẫu Tần suất Chỉ tiêu phân tích 1 Không khí tại

mỏ

05 4 lần/năm Tiếng ồn, NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng.

2 Không khí xung quanh

04 2 lần/năm Tiếng ồn, NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng.

3 Nước thải 02 4 lần/năm pH, BOD5, COD, TSS, As, Cd, Pb, Hg, Zn, Mn, Fe, dẫu mỡ khoáng, S2-, Coliform.

4 Nước mặt 02 2 lần/năm pH, BOD5, COD ,TSS, As, Pb, Cd, Hg, Mn, Fe, Coliform.

5 Nước ngầm 02 2 lần/năm pH, TSS, NO3-N, As, Cd, Pb, Hg, Mn, Fe, Coliform

6 Đất xung quanh 02 4 lần/năm pH, Tổng P, Tổng N, Fe, Mn, As, Cd, Pb, Zn, Hg, Cu.

- Cách lấy mẫu:

+ Được lấy theo mẫu đơn của đối tượng nghiên cứu (không khí) và mẫu trộn đối với mẫu đất, nước.

+ Lấy theo thời gian (định kỳ thời gian theo quý) mục đích để phát hiện các chất mong muốn; Năm 2013: Theo Đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt thì Mỏ thực hiện quan trắc vào tháng 3 và tháng 9 trong năm; Năm 2014, 2015: Theo Đánh giá tác động môi trường bổ sung năm 2013 của Mỏ, thời gian quan trắc được thực hiện vào tháng 3, 6, 9, 11 trong năm.

+ Vị trí lấy mẫu: Nơi lấy mẫu đạt tiêu chí đại diện cho đối tượng nghiên cứu.

Mẫu đất được lấy trên đất sản xuất nông nghiệp và đất thổ canh.

Mẫu nước được lấy tại nước suối điểm tiếp nhận nguồn nước thải của moong khai thác (cách khai trường 1km), nước sau khi chảy qua khu vực mỏ, nước chảy qua phân xưởng gạch (cách khai trường 3km), nước thải moong khai thác, nước giếng nhà người dân và nước giếng tại nhà ăn công ty.

- Mẫu phân tích năm 2013-2014 được gửi phân tích tại Trung Tâm Quan Trắc môi trường Tỉnh Thái Nguyên. Năm 2015 mẫu gửi phân tích tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường EJC Thái Nguyên.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp và so sánh

- Tổng hợp số liệu điều tra, phân tích và thu thập được để chọn lọc ra các số liệu cần thiết để đưa vào đề tài.

- So sánh số liệu phân tích với:

+ QCVN 03:2008/BTNMT về giới hạn kim loại nặng trong đất + QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh

+ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

+ QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn + QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung

+ QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp + QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt

+ QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm.

2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu

Bảng 2.2. Các phương pháp phân tích mẫu

STT Thông số Tên phương pháp

I Phương pháp phân tích mẫu khí

1 NO2 TCVN 6137:1996

2 SO2 TCVN 5971:1995

3 CO TCVN 5972:1995

4 Bụi TCVN 5067:1995

5 Ồn TCVN 6399:1998

6 H2S Thường quy bộ y tế

II Phương pháp phân tích mẫu nước

7 pH TCVN 6492:1999

8 BOD5 SMEWW 5210-B:2005

9 COD SMEWW 5220D-2005

10 TSS SMEWW 2540-D:2005

11 Cd SMEWW 3113:2005

12 As SMEWW 3113:2005

13 Pb SMEWW 3113:2005

14 Hg SMEWW3112B:2005

15 Mn SMEWW 3111B:2005

16 Fe SMEWW 3111B:2005

17 S2- SMEWW4110:2005

18 NO3--N SMEWW4110:2005

19 Dầu mỡ SMEWW 5520

20 Coliform SMEWW 9222

III Phương pháp phân tích mẫu đất

21 pH TCVN 5979:2007

22 Zn, As, Cd, Pb, Cr TCVN 6496:2009

23 Cu SMEWW 3113:2005

24 Tổng P SMEWW 4500-P, B&E:2012

25 Tổng N TCVN 6638:2000

2.4.6. Phương pháp tính toán, xử lý số liệu

- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành tính toán, phân tích. Trong đề tài sử dụng phương pháp tính tổng lượng mưa chảy tràn qua các mặt bằng, tuyến

đường là tổng lượng nước mưa rơi xuống trên mặt bằng trừ đi lượng nước ngấm xuống đất và bay hơi (tạm tính hệ số bay hơi bằng 0).

W(tràn) = W(tổng lượng mưa) - W(thẩm)

W(tràn)= (10-3H x F) - ( x 10-3H x F) = 10-3H x F x (1/) Trong đó:

H - Lượng mưa (mm);

 - Hệ số thẩm thấu (0,7  0,8), phụ thuộc vào tính chất thổ nhưỡng và độ thẩm thấu của thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu, lấy = 0,8.

F - Diện tích bề mặt hứng nước (18 ha);

W - Tổng lượng mưa chảy tràn (m3).

- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel.

- Tổng hợp những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Hồng tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)