CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác than tại mỏ than Núi Hồng Tỉnh Thái Nguyên
Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực khai thác, tôi sử dụng các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ do mỏ thực hiện hàng năm và các kết quả phân tích về mẫu đất, nước, không khí trong quá trình thực hiện đề tài.
3.2.1. Hiện trạng môi trường nước tại mỏ than Núi Hồng
Các nguồn gây tác động đến môi trường nước khu vực mỏ gồm nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ, nước thải moong, nước thải sinh hoạt, nước thải dầu mỡ.
* Hiện trạng nước mặt:
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy cuốn theo bùn cát, rác rưởi khi đổ vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Phần lớn nước mưa chảy tràn qua các mặt bằng sẽ đổ ra nguồn tiếp nhận. Nước mưa chảy tràn trên mặt tầng moong khai thác một phần nhỏ chảy xuống lòng moong tạo thành nước thải khai trường cần phải bơm tháo khô để duy trì sản xuất mỏ, phần còn lại chảy vào các mương rãnh thoát nước được hình thành trên các sườn tầng để hướng lượng nước mưa chảy ra ngoài nhằm hạn chế tối đa lượng nước rơi xuống moong cần phải bơm thoát.
Tổng lượng nước mưa chảy tràn qua các mặt bằng, tuyến đường là tổng lượng nước mưa rơi xuống trên mặt bằng trừ đi lượng nước ngấm xuống đất và bay hơi. [3]
Tổng lượng nước mưa chảy tràn của dự án trong một năm tính cho vũ lượng ở 3 mức như sau:
Bảng 3.3. Lượng nước mưa chảy tràn qua các mặt bằng Diệntích chiếm đất
(m2)
Lượng nước mưa chảy tràn (m3/năm) Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất
180.000 455.625 337.500 270.000
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác lộ thiên mỏ Núi Hồng 2013). [3]
- Nước thải từ các phân xưởng phụ trợ: Bao gồm nước thải từ cầu rửa xe, nước từ phân xưởng sửa chữa cơ khí, bảo dưỡng thiết bị… Loại nước thải này chủ yếu chứa nhiều cặn, dầu mỡ và kim loại nặng (tồn tại dưới dạng nguyên tố).
Theo dự án, khối lượng nước cấp cho các hoạt động sản xuất trên mặt bằng xấp xỉ 20m3/ngđ. Ngoài ra còn có nước tưới bụi xưởng sàng, kho than, tưới cây xanh, tuyến đường vận chuyển là 74m3/ngàyđêm. Phần lớn lượng nước này sẽ ngấm vào đất, vào than hoặc được cây trồng sử dụng, chỉ có nước thải tại các phân xưởng sửa chữa, sản xuất phụ trợ, nước rửa xe khoảng 10m3/ngàyđêm có chứa chủ yếu cặn, dầu mỡ (chất hữu cơ khó phân huỷ) và một lượng nhỏ các kim loại.
- Nước thải sinh hoạt:
Nguồn phát sinh: Từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân mỏ, chủ yếu từ quá trình ăn uống, tắm rửa, giặt giũ và dội rửa vệ sinh, khối lượng khoảng 180m3/ngđ.
Từ khối lượng nước thải sinh hoạt là 180m3/ngày đêm và thải lượng các chất ô nhiễm đặc trưng có trong nước thải suy ra nồng độ các chất ô nhiễm như sau:
Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt mỏ TT Các chất ô nhiễm
Nồng độ chất ô nhiễm trong
nước thải (mg/l) QCVN 14:2008 (mức B)
Min Max
1 Chất rắn lơ lửng 1.337,5 1.471,25 100
2 BOD5 nước đã lắng 668,75 802,5 50
3 N-NH4+ 187,25 10
4 Phosphat (PO43-)
(tính theo P) 45,48 10
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác lộ thiên mỏ Núi Hồng 2013). [3]
Qua kết quả ước tính nồng độ các chất ô nhiễm (bảng 3.4) trong nước thải sinh hoạt nếu chưa qua xử lý đưa vào suối hàng ngày rất lớn và vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Cụ thể TSS có thể vượt từ 13,38 – 14,71 lần; BOD5 vượt 13,38 – 16,05 lần; hàm lượng N-NH4+ vượt 18,73 lần; hàm lượng phosphat vượt 4,55 lần.
Nếu xả trực tiếp ra ngoài môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt suối Đồng Bèn trong khu vực và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người quanh mỏ.
Tuy nhiên chất lượng nước mặt được xem xét cụ thể qua các bảng thể hiện dưới đây:
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2013 - 2014
STT Tên chỉ
tiêu Đơn vị
Kết quả
QCVN 08:2008/
BTNMT (B1) 2013
Đợt 1/2014 Đợt 3/2014 NM-
2.01.1- 2
NM- 2.01.1-
3
NM- 2.01.3-
2
NM- 2.01.3-
3
1 pH -
Kpt
6,7 6,7 6,2 6,4 5,5-9
2 BOD5 mg/l 13 4,5 <4 4,5 15
3 COD 24,6 8,4 7 8,8
4 TSS mg/l 69 14 2,3 16,6 50
5 As mg/l 0,011 <0,005 <0,005 0,0157 0,05
6 Cd mg/l 0,0038 0,001 <0,0005 0,0008 0,01
7 Pb mg/l 0,006 0,007 <0,005 <0,005 0,05 8 Hg mg/l <0,002 <0,0002 <0,0002 0,001 0,001
9 Zn mg/l <0,1 <0,1 kpt kpt 1,5
10 Mn mg/l 0,291 0,191 0,443 0,261 -
11 Fe mg/l 0,406 0,532 <0,3 <0,3 1,5
12 Dầu mỡ mg/l kpt kpt <0,1 <0,1 0,1
13 Coliform MPN/100ml 9200 87 kpt kpt 7500
(Nguồn: Công Ty than Núi Hồng). [5]
Chú thích:
Kpt: Không phân tích
Bảng 3.6. Kết quả đo, phân tích nước mặt đợt 1 năm 2015
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả QCVN
08:2008/BTNMT (B1) TNN9/
NM-2
TNN9/
NM- 3
1 pH - 6,8 6,9 5,5-9,0
2 TSS mg/l 23,5 44,1 50
3 BOD5 mg/l 25,6 21,3 30
4 COD mg/l 14,7 10,9 15
5 Fe mg/l 0,114 0,183 1,5
6 Mn mg/l 0,021 0,014 -
7 Hg* mg/l <0,0005 <0,0005 0,001
8 Cd mg/l 0,0011 0,0017 0,01
9 As* mg/l <0,0005 <0,0005 0,05
10 Pb mg/l 0,0067 0,0082 0,05
11 Dầu mỡ* mg/l 0,056 0,076 0,1
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Nhận xét: Kết quả được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (B1) – nguồn nước dử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Qua bảng phân tích ta thấy các chỉ tiêu phân tích (pH, các chỉ tiêu kim loại nặng, các chỉ tiêu coliform, các chỉ tiêu hữu cơ) trong các mẫu phân tích nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Vậy có thể kết luận rằng chất lượng nước mặt khu vực đảm bảo phục vụ cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, nông nghiệp của bà con nơi đây. Tuy nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy hàm lượng TSS cũng đang ở mức khá cao. Mẫu nước mặt 2 đợt 1 năm 2014 vượt 1,38 lần. Hàm lượng Hg ở mẫu 3 đợt 2 năm 2014 đang ở ngưỡng cho phép 0,001. Hàm lượng coliform ở mẫu NM2 vượt quy chuẩn cho phép là 1,22 lần. Vậy đây cũng là những dấu hiệu suy giảm của chất lượng nước mặt của vùng. Nguyên nhân cũng có thể do hàm lượng cặn có trong nước thải ở mỏ than xả ra làm tăng hàm lượng này trong nguồn nước mặt.
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng TSS trong nước mặt qua các năm tại mỏ than Núi Hồng
* Nước thải moong khai trường: Nước thải moong khai thác bao gồm nước mưa rơi trực tiếp xuống moong và nước ngầm.
Thời gian phát sinh: Trong suốt quá trình khai thác mỏ với thời gian bơm 20 giờ/ngàyđêm.
Phạm vi ảnh hưởng: Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt suối Đèo Vải, suối Đồng Bèn đối với thấu kính I. Ảnh hưởng đến suối Đồng Bèn, suối Cầu Tây và suối Na Mao (còn gọi là suối Cầu Bất) đối với thấu kính II. Đối với thấu kính III tuy nằm trên mức thoát nước tự chảy, không phải bơm cưỡng bức nhưng nước mưa chảy tràn qua khai trường mang theo bùn cát đổ vào suối Na Mao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng suối.
Tất cả nước thải được bơm lên bể lắng 3 cấp rồi thải ra ngoài môi trường.
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải năm 2013 - 2014 Thời gian Mẫu pH BOD5
(mg/l)
COD (mg/l)
TSS (mg/l)
As (mg/l)
Cd (mg/l)
Pb (mg/l)
Hg (mg/l)
Zn (mg/l)
Mn (mg/l)
Fe (mg/l)
Coliform (MNP/
100 ml) Năm
2013 Đợt
1
NT 1 7 14,2 24,6 13,2 0,01 <0,0005 <0,005 <0,0005 <0,05 0,279 1,262 500 NT2 6,8 9,6 15,3 3 0,021 0,0022 <0,005 <0,0005 <0,05 0,428 <0,3 900 Đợt
3
NT 1 7,1 30 66 14,7 <0,005 0,0008 <0,005 <0,0005 0,439 0,581 0,972 500 NT2 6,9 12,4 24 8,7 <0,005 0,0005 <0,005 <0,0005 0,05 1,084 <0,3 3600
Năm 2014
Đợt 1
NT 1 7,1 35,2 69,6 40,8 0,01 0,0006 <0,005 <0,0002 <0,1 0,293 0,968 9700 NT2 6,8 2,6 <5 5,6 0,013 0,0013 <0,005 <0,0002 <0,1 0,322 0,356 6900 Đợt
2
NT 1 7,9 34,1 60,3 38,2 0,008 0,0012 <0,005 <0,0002 <0,1 0,402 1,133 1300 NT2 7,8 7,6 13,3 7 0,028 0,0008 <0,005 <0,0002 <0,1 0,555 <0,3 2900 Đợt
3
NT 1 7,1 5 9,4 4,6 <0,005 0,0032 <0,005 0,014 kpt 1,811 <0,3 1700 NT2 7,3 4,6 9 <2,5 <0,005 0,0018 <0,005 0,0045 kpt 1,849 <0,3 1300 Đợt
4
NT 1 7,4 6,9 15,2 27,1 0,013 0,0015 <0,005 0,0007 kpt 0,484 0,716 2900 NT2 7,5 6,7 14,3 5,1 0,031 <0,0005 <0,005 0,0004 kpt 0,113 <0,3 2100 QCVN
40:2011/BTNMT (B)
5,5
- 9 50 150 100 0,1 0, 1 0,5 0,01 3 1 5 5000
(Nguồn: Công Ty than Núi Hồng ). [4][5]
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải năm 2015
Thời gian
Mẫu
Lưu lƣợng
(m3/ ngày)
pH TSS (mg/l)
NO3-- N (mg/l)
COD (mg/l)
BOD5 (mg/l)
Fe (mg/l)
Mn (mg/l)
Hg (mg/l)
Cd
(mg/l) As (mg/l) Pb (mg/l)
Dầu mỡ khoáng
*
S2- (H2S) (mg/l)
Colif orm*
Năm 2015
Đợt 1
NT 1 7,56 6,8 5,9 1,56 12,8 9,3 0,12 0,031 <0,0005 0,0023 <0,0005 0,012 0,061 KPHĐ 889 NT2 3,05 6,3 25 2,09 76,8 38,7 0,13 0,024 <0,0005 0,0027 <0,0005 0,0019 0,084 KPHĐ 1400 Đợt
3
NT 1 7,64 6,92 32 2,15 13,4 5 0,15 0,02 <0,001 0,003 <0,0003 0,015 0,24 KPHĐ 890 NT2
4,5 6,64 27 2,32 78 35 0,17 0,025 <0,0002 0,003 <0,0003 0,02 0,08 KPHĐ 1300 QCVN
40:2011/BTNMT (B)
- 5,0-
9,0 100 - 150 50 5 1 0,01 0,1 0,1 0,5 10 0,5 5000
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Chú thích:
KPHĐ: Không phát hiện được
Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (B), nước thải có pH trung tính và kiềm nhẹ. Qua kết quả phân tích ta cũng thấy rằng, nước thải của mỏ có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép như ở mẫu NT1 đợt 3/2014, hàm lượng Hg vượt quy chuẩn là 1,4 lần. Hàm lượng Mn ở mẫu NT2 đợt 3/2013, mẫu NT1 và NT2 đợt 3/2014 lần lượt vượt quy chuẩn cho phép là 1,08 lần, 1,81 lần và 1,85 lần.
Hàm lượng coliform trong mẫu NT1 và NT2 đợt 1/2014 vượt quy chuẩn cho phép 1,94 lần và 1,38 lần. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước thải ở khu vực khai thác mỏ than Núi Hồng có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Hình 3.4: Biều đồ thể hiện diễn biến hàm lượng Mn trong nước thải qua các năm Vậy trong quá trình khai thác, mặc dù để hạn chế ảnh hưởng của nước thải moong trước khi xả thải ra ngoài môi trường xung quanh thì mỏ cũng đã được xử lý qua hệ thống ao lắng trước khi đưa ra ngoài môi trường (suối Cầu Tây và suối Đồng Bèn xã Yên Lãng, huyện Đại Từ) nhưng một số chỉ tiêu kim loại nặng và hàm lượng coliform vẫn vượt ngưỡng cho phép so với quy chuẩn. Vậy có thể thấy rằng hệ thống xử lý hiện tại của mỏ vẫn chưa được đảm bảo hiệu quả.
* Hiện trạng nước ngầm.
Nước ngầm tại khu vực mỏ có thể bị ảnh hưởng do sự xâm nhập các nguồn trên bề mặt (nước mưa chảy tràn, nước thải, nước sinh hoạt), các chất ô nhiễm trên bề mặt có thể ngấm xuống môi trường nước dưới đất qua các mao mạch ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm. Thực trạng nguồn nước ngầm khu vực mỏ than Núi Hồng được thể hiện qua bảng 3.9, 3.10, 3.11.
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước ngầm năm 2013
STT Chỉ
tiêu Đơn vị
Kết quả
QCVN 09:2008/BTNMT Đợt 1/2013 Đợt 3/2013
NN- 2.04.1-
2
NN- 2.04.1-
3
NN- 3.02.3-
2
NN- 3.02.3-
3
1 pH - 5,9 5,2 6 5,4 5,5-8,5
2 Độ
cứng mg/l 12 17 6 8 500
3 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05 4 Pb mg/l <0,005 0,013 <0,005 <0,005 0,01 5 Zn mg/l <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 3 6 Mn mg/l <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 0,5 7 Fe mg/l <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 5 8 Fecal
coli MPN/100ml KPH KPH KPH KPH -
(Nguồn: Công Ty than Núi Hồng ).[4]
Chú thích:
KPH: Không phát hiện
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước ngầm năm 2014
STT Chỉ
tiêu Đơn vị
Kết quả
QCVN 09:2008/BTNMT Đợt 1/2014 Đợt 3/2014
NN- 2.01.1-
2
NN- 2.01.1-
3
NN- 2.01.3-
2
NN- 2.01.3.3
1 pH - 6,9 6,7 6,2 6,8 5,5-8,5
2 Độ
đục NTU <1 <1 3 2 -
3 Độ
cứng mg/l 400 14 40 340 500
4 TDS mg/l 684 31 43 574 -
5 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05 6 Cd mg/l 0,0007 0,0031 <0,0005 <0,0005 0,005 7 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,01 8 Hg mg/l 0,0005 <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,001
9 Mn mg/l <0,1 <0,1 <0,1 0,172 0,5
10 Fe mg/l <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 5
11 NO3-
-
N mg/l 6,5 4,2 2,94 11,4 15
12 Fecal
coli MPN/100ml KPH KPH KPH KPH -
(Nguồn: Công Ty than Núi Hồng ).[6]
Chú thích:
KPH: Không phát hiện
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm đợt 1 năm 2015 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN
09:2008/BTNMT TNN9/NG-2 TNN9/NG-3
1 pH - 5,4 6,8 5,5 – 8,5
2 Độ trong mg/l Nước trong Nước trong -
3 Độ cứng mg/l 108 75 500
4 TSS mg/l 9 11 -
5 TDS mg/l 317 401 -
6 NO3—N mg/l 0,79 0,84 15
7 Fe mg/l 0,331 0,136 5
8 Mn mg/l 0,025 0,013 0,5
9 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 0,001
10 Cd mg/l KPHĐ KPHĐ 0,005
11 As mg/l <0,0005 <0,0005 0,5
12 Pb mg/l KPHĐ KPHĐ 0,1
13 Fecal coli MPN/100ml 0 0 -
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Chú thích:
KPHĐ: Không phát hiện được
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm được lấy tại nước giếng khoan nhà ăn công ty và nhà hộ dân sinh sống tại xóm Đoàn Kết, Xã Yên Lãng gần khu vực mỏ. Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Như vậy hiện trạng chất lượng nước ngầm của mỏ và vùng xung quanh mỏ còn khá tốt. Tuy nhiên có một số chỉ tiêu trong mẫu nước ngầm vượt giới hạn cho phép. Cụ thể chỉ tiêu pH ở mẫu NN-2.04.1-3 (tại nước giếng khoan nhà ăn công ty) có giá trị thấp hơn giới hạn của quy chuẩn cho phép ở cả 2 đợt phân tích năm 2013, và mẫu TNN9/NG-2 đợt 1/2015 cũng nằm dưới giới hạn cho phép, chỉ tiêu Pb ở lần lấy mẫu đợt 1/2013 cũng vượt quy chuẩn cho phép 1,3 lần. Tuy nhiên đây có thể la do cấu tạo địa chất của vùng mỏ hoạt động.
Hình 3.5: Biểu đồ diễn biến hàm lượng pH trong nước ngầm qua các năm của mỏ than Núi Hồng
3.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại mỏ than Núi Hồng - Các hoạt động khai thác ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Hoạt động khai thác ảnh hưởng tới môi trường không khí chủ yếu là bụi và tiếng ồn.
Trong khai thác lộ thiên, bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn:
+ Khoan, nổ mìn đất đá.
+ Bốc xúc, vận chuyển than đến khu vực sàng tuyển.
+ Bốc xúc, vận chuyển và đổ thải đất đá tại khu vực đổ thải + Sàng tuyển chế biến than
+ Vận chuyển than bằng ô tô đi tiêu thụ
Ở mỗi công đoạn khác nhau, tải bụi sinh ra là khác nhau.
Tính đến này mỏ than Núi Hồng đã đi vào hoạt động hơn 30 năm vì vậy những tác động môi trường do các hoạt động khai thác của mỏ than tới môi trường là không nhỏ. Khi dự án đi vào khai thác, nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ quá trình khoan lỗ mìn, nổ mìn, hoạt động của thiết bị máy móc như: combai khấu than, bốc xúc, vận chuyển, sàng tuyển....
* Hiện trạng chất lƣợng không khí tại khu vực khai thác
Bảng 3.12. Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu vực khai thác mỏ than Núi Hồng năm 2013 - 2014
Thời
gian Vị trí mẫu Ồn (dbA)
SO2 (mg/m3)
NO2 (mg/m3)
CO (mg/m3)
Bụi (mg/m3) Đợt
1/2013
KK1 74,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK2 69,1 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK3 71,2 <0,026 <0,05 <2 0,49 KK4 76,7 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK5 78 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
3/2013
KK1 75,1 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK2 68,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK3 66,3 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK4 79,8 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK5 73,8 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
1/2014
KK1 70,8 <0,026 <0,05 <2 0,3 KK2 71,7 <0,026 <0,05 <2 0,51 KK3 69,2 <0,026 <0,05 <2 0,51 KK4 75,3 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK5 73,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
2/2014
KK1 71 <0,026 <0,05 <2 <0,1
KK2 72 <0,026 <0,05 <2 0,35
KK3 69,2 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK4 74,1 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK5 73,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
3/2014
KK1 71,9 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK2 71,9 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK3 74,8 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK4 76,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK5 72,9 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
4/2014
KK1 68,8 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK2 67,9 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK3 63,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK4 76,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KK5 75,3 <0,026 <0,05 <2 <0,1 3733/2002/QĐ- BYT
BYT BYT BYT 85 10 10 40 4
(Nguồn: Công Ty than Núi Hồng ).[4][5]
Bảng 3.13. Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu vực khai thác mỏ than năm 2015
Thời gian Ký hiệu mẫu
Kết quả CO
(mg/m3)
NOx (mg/m3)
SO2 mg/m3
Bụi (mg/m3)
H2S (mg/m3)
Đợt 1/2015
KK1 2,36 0,052 0,176 0,524 0,016
KK2 2,21 0,059 0,162 0,469 0,021
KK3 1,96 0,037 0,125 0,318 KPHĐ
KK4 2,04 0,030 0,139 0,405 KPHĐ
KK5 1,52 0,031 0,133 0,178 KPHĐ
Đợt 2/2015
KK1 2,52 0,05 0,15 0,014 0,52
KK2 2,43 0,04 0,13 0,02 0,47
KK3 2,38 0,03 0,12 KPHĐ 0,33
KK4 2,47 0,04 0,14 KPHĐ 0,42
KK5 3,14 0,08 0,2 1,32 0,004
3733/2002/QĐ-BYT 40 10 10 4 -
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Chú thích:
Kxd: Không xác định
KPHĐ: Không phát hiện được
So sánh với Quyết định 3722/2002/QĐ-BYT, các chỉ tiêu SO2, NO2 , CO, bụi, tiếng ồn đều trong giới hạn cho phép.
Qua bảng phân tích trên cho thấy môi trường không khí tại khu vực sản xuất của mỏ vẫn còn khá tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Có thể đánh giá rằng các biện pháp bảo vệ môi trường của mỏ hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy tiếng ồn đang ở mức khá cao chủ yếu ở khu vực cụm sàng trên mặt bằng sân công nghiệp. Một số địa điểm hàm lượng bụi dù vẫn ở trong giới hạn quy chuẩn nhưng đó cũng là một con số khá cao, bụi
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân làm việc trên công trường, đó chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới các bệnh hô hấp.
* Hiện trạng không khí tại xung quanh khu vực khai thác
Để xem xét mức độ ảnh hưởng do khai thác than đến môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ có thể căn cứ vào kết quả phân tích mẫu không khí tại các khu vực xung quanh mỏ. Cụ thể:
Bảng 3.14. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh khu vực khai thác mỏ than Núi Hồng năm 2013 – 2014
Thời gian Vị trí mẫu
Ồn (dBA)
SO2 (mg/m3)
NO2 (mg/m3)
CO (mg/m3)
Bụi (mg/m3)
Đợt 1/2013
KKXQ6 57 <0,026 <0,05 <2 0,14
KKXQ7 61,8 <0,026 <0,05 <2 0,23 KKXQ8 58,2 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ9 55 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
3/2013
KKXQ6 61,7 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ7 64,8 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ8 58,2 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ9 63,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
1/2014
KKXQ6 61,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ7 71,8 <0,026 <0,05 <2 0,23 KKXQ8 58,2 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ9 55 <0,026 <0,05 <2 <0,1 Đợt
3/2014
KKXQ6 60,8 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ7 70,5 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ8 56,3 <0,026 <0,05 <2 <0,1 KKXQ9 54,4 <0,026 <0,05 <2 <0,1
QCVN 06:2009/BTNMT QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT
70 0,35 0,2 30 0,3
(Nguồn: Công Ty than Núi Hồng ).[4][5]
Bảng 3.15. Kết quả đo, phân tích không khí khu vực xung quanh mỏ than Núi Hồng đợt 1 năm 2015
STT Ký hiệu mẫu
Kết quả
Ồn (dBA) CO NOx SO2 Bụi
(mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
1 KKXQ6 71,7 1,52 0,031 0,133 0,178
2 KKXQ7 70,2 1,68 0,031 0,125 0,246
3 KKXQ8 50,5 1,32 0,021 1,112 0,142
4 KKXQ9 52,7 1,46 0,024 0,105 0,163
QCVN
05:2013/BTNMT - 30 0,2 0,35 0,3
QCVN
06:2009/BTNMT 70 - - - -
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu ) Qua bảng kết quả phân tích cho thấy môi trường không khí xung quanh khu vực khai thác chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. Tuy nhiên, chỉ tiêu tiếng ồn ở một số vị trí vượt quy chuẩn cho phép đó là mẫu KKXQ7 đợt 1/2014 và đợt 2/2014 và mẫu KKXQ6, KKXQ7 đợt 1/2015 lần lượt vượt quy chuẩn cho phép là 1,8 dBA, 0,5 dBA, 1,7 dBA và 0,2 dBA. Như vậy, hiện trạng môi trường môi trường không khí xung quanh khu vực Mỏ than Núi Hồng cũng khá tốt, hoạt động khai thác, sản xuất của mỏ gây ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng không khí khu vực xung quanh.