CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới đời sống của cộng đồng dân cƣ xung quanh khu vực khai thác than tại mỏ than Núi Hồng
Tôi tiến hành điều tra với nhiều hình thức khác nhau: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra, phỏng vấn qua điện thoại. Đối tượng điều tra là người dân sống xung quanh khu vực mỏ than Núi Hồng và quản lý, công nhân làm việc tại mỏ. Qua phỏng vấn ta có thể đánh giá cơ bản về mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường khu vực nơi đây. Kết quả cụ thể được thể hiện như sau:
3.3.1. Ảnh hưởng của khai thác than đến việc làm, kinh tế
Quá trình hoạt động, khai thác khoáng sản luôn vì mục đích phát triển kinh tế và mỏ than Núi Hồng cũng là một trong những mỏ góp phần lớn cho phát triển kinh tế. Hoạt động của mỏ trong những năm qua góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế của địa phương, của người dân nơi đây, mang lại lợi ích rất thiết thực trong đời sống xã hội như: Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng hơn 500 lao động trong đó chủ yếu là lao động tại địa phương, giúp giải quyết công
ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi lao động, giúp tăng thu nhập và ổn định kinh tế, xã hội. Trong tổng số 100 phiếu điều tra có 37% đồng ý rằng mỏ than Núi Hồng tạo công ăn việc làm cho họ, trong số này có 29,73% thu nhập dưới 3 triệu/tháng, 54% có thu nhập từ 3-5 triệu/tháng, 16,2% có thu nhập trên 5 triệu/tháng.
Bên cạnh tạo công ăn việc làm cho người dân thì số người dân được điều tra, phỏng vấn cũng cho rằng việc khai thác của mỏ có gây mất đất và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu là do bụi chiếm tới 73%, nước thải 19%, rác thải 6% và 23% cho rằng do chất lượng đất suy giảm, do xói mòn rửa trôi, đất kém màu mỡ,…
Số liệu cụ thể được thể hiện ở hình sau:
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân ảnh hưởng sản xuất nông - lâm nghiệp Qua phân tích trên ta có thể thấy mỏ than Núi Hồng đã tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho lao động nơi đây. Tuy nhiên, hoạt động khai thác cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là nước thải, bụi do hoạt động sản xuất gây ra.
3.3.2. Ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường không khí
Tổng hợp phiếu điều tra cho thấy mỏ than Núi Hồng có dấu hiệu của ô nhiễm môi trường không khí. Theo đánh giá cảm quan, 100% người dân được hỏi đều cho rằng môi trường không khí nơi đây bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác than.
Trong 100 phiếu hỏi thì 34% cho rằng rất ô nhiễm; 38% cho rằng ít ô nhiễm; 22%
cho rằng ở mức ô nhiễm bình thường và chỉ có 6% cho rằng không gây ô nhiễm.
Hình 3. 11: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường không khí Người dân nơi đây đều cho rằng môi trường không khí khu vực khai thác đã bị ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình bốc xúc, vận chuyển, khoan nổ mìn, sàng tuyển. Chủ yếu gây nên bụi không khí, gây khó chịu, khó thở cho con người nơi đây, ảnh hưởng tới mỹ quan khu vực…Tuy nhiên, 100% người dân được hỏi đều cho rằng mỏ đã có xe tưới nước dập bụi, ngoài ra 72% đánh giá là có che đậy khi chở hàng, 37% có trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường.
Các hộ dân nơi mong muốn cơ quan khai thác than, ban quản lý mỏ cũng như chính quyền nơi đây cần quan tâm, có các biện pháp quản lý, vệ sinh bụi than trên các tuyến đường, tăng cường hơn nữa công tác phun nước, tăng số lần phun nước hơn, có các dự án trồng thêm cây xanh để bảo vệ môi trường. Phân bổ thời gian cho các xe vận chuyển qua các khu dân cư hợp lý để đảm bảo môi trường và sức khỏe người dân. Ngoài ra người dân cũng có mong muốn có đường vận chuyển than riêng, tránh đi qua khu dân cư, đây cũng là một trong những ý kiến, quan điểm
rất rõ ràng cho thấy người dân nơi đây đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của môi trường sống của mình và trách nhiệm của nhà quản lý khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
3.3.3. Ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường nước
Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng nước máy và nước giếng đào, giếng khoan, ngoài ra còn sử dung cả nước mưa để dung cho sinh hoạt. Khi hỏi có hiện tượng gì về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt không thì có 23% cho rằng nguồn nước sử dụng đôi khi có mùi tanh, mùi lạ, 12% cho rằng nước có màu thay đổi, thường là màu đục. Khi hỏi về cách khắc phục, xử lý nước khi có hiện tượng đó xảy ra thì người dân cho biết chủ yếu là xả nước ra để lắng khi bị đục, và sử dụng máy lọc để lọc nước trước khi sử dụng. Còn nước có mùi tanh thì ở nơi đây chưa có cách khắc phục khả quan nào, người dân sẽ dự trữ nước máy để sử dụng.
Qua phiếu điều tra cho thấy 19% người dân được phỏng vấn cho rằng khai thác than có ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, trong số đó đều cho rằng làm mực nước ngầm giảm sút. Nguồn nước ngầm được người dân chủ yếu sử dụng để ăn uống, sinh hoạt và mục đích kinh doanh, dịch vụ.
Về ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, 81% người dân được phỏng vấn đều cho rằng khai thác than có ảnh hưởng tới nguồn nước mặt nơi đây, ảnh hưởng tới nước ở hồ, ao, đầm, sông suối. Trong số đó mức ô nhiễm được phản ánh là ô nhiễm nhẹ chiếm 27%, còn lại người dân cho rằng chất lượng môi trường nước mặt khá tốt, không ô nhiễm.
Tiến hành quá trình điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt thì các hộ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là quá trình bụi do quá trình vận chuyển than chiếm 73%, 34% cho rằng ô nhiễm nước mặt do quá trình khai thác than, và 28% cho rằng do nước thải, rác thải của hoạt động sinh hoạt.
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt Quá trình hoạt động của mỏ than Núi Hồng đã được thời gian khá lâu, chính vì thế để đảm bảo mục đích môi trường và kinh tế, cái chính là bảo vệ được sự an toàn cho con người sống trong môi trường tốt, qua điều tra phỏng vấn các hộ dân nơi đây có 74% các hộ mong muốn rằng ban quản lý mỏ kết hợp với chính quyền địa phương nên thường xuyên tổ chức các đoàn chuyên gia đo và kiểm tra thông số nước dùng sinh hoạt, nước ăn hàng ăn ngày cho bà con nhân dân, để khi có vấn đề gì gặp phải ở nguồn nước kịp thời có biện pháp can thiệp và cũng là để bà con yên tâm sử dụng hơn.
3.3.4. Ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường đất
Đất không sinh ra mà chỉ có thu hẹp lại do biển lấn, thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt vì sự nóng lên của Trái đất. Chính vì vậy mà đất có vai trò quan trọng đối với con người. Sự phát triển của Công ty Than Núi Hồng đồng nghĩa với việc mở rộng các khu vực khai thác, cùng với đó là sự thu hẹp diện tích nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân nơi đây, việc khai thác tác động đến đất cũng làm cho kết cấu, tính chất của đất thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Qua điều tra thì có tới 91% người dân cho rằng hoạt động khai thác của mỏ ảnh hưởng tới môi trường đất. Trong đó 59,34% cho rằng hoạt động của mỏ gây ô nhiễm đất, 19,78% cho rằng gây xói mòn, sạt lở đất, 83,52% cho rằng làm giảm diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp, 4,4% cho rằng là do những ảnh hưởng khác như thành phần của đất bị xáo trộn,..
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất
Ngoài ra thì người dân nơi đây cũng đánh giá và cho rằng hoạt động khai thác của mỏ có gây ra nguy cơ tiềm tàng cho địa hình địa mạo nơi đây đó là việc khai thác sâu xuống lòng đất của mỏ có thể gây ra hiện tượng sạt lở đất chiếm 9%
số phiếu điều tra, và 5% cho rằng có thể gây ra hiện tượng sụt lún.
Qua kết của phiếu điều tra về nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất thì người dân cho rằng: Hoạt động khai thác than làm cho môi trường đất chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải chiếm 39%.
Nguyên nhân do các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải ngấm vào đất làm thoái hóa và biến chất đất trồng;
32% người dân được hỏi cho rằng dầu mỡ và các chất lơ lửng có trong nguồn nước ô nhiễm bịt kín các mao quản, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy, trao đổi chất trong đất và không khí. Việc thiếu oxy trên tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các loài vi sinh vật và các loài côn trùng có ích sống trong đất. Các loài sinh vật này có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập;
29% cho rằng chất lượng môi trường đất thay đổi là do nước thải, rác thải sinh hoạt của con người.
Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất
3.3.5. Ảnh hưởng của khai thác than đến sức khỏe của người dân
Hoạt động khai thác than tác động tới cả môi trường đất, nước, không khí trong khu vực. Chính vì vậy mà nó tác động đến cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây từ việc ăn uống, giấc ngủ, đến sinh hoạt hằng ngày.
Quá trình khai thác vận chuyển than chủ yếu là tạo ra bụi và các khí độc hại.
Bụi thường xuyên phát sinh trong quá trình nổ mìn, đào xúc đất đá, bốc xúc và vận chuyển than. Các khí độc hại này gồm các dạng cacbuahydro.
Khi được hỏi môi trường không khí có ảnh hưởng gì tới sức khỏe thì có tới 48% số người dân được phỏng vấn trả lời là có, 36% trả lời là ít ảnh hưởng và 16% cho rằng là không ảnh hưởng.
Về ảnh hưởng của tiếng ồn thì hầu hết người dân và công nhân được phỏng vấn cho rằng tiếng ồn có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của họ và chiếm 64%, 33,33% cho rằng ít ảnh hưởng và chỉ có 2,67% cho rằng không bị ảnh hưởng. Trong số người cho rằng họ bị ảnh hưởng thì 68,49% cho rằng gây nhức đầu, 23,97% cho rằng gây mệt mỏi, ngoài ra còn gây mất ngủ chiếm 15,75%, nghe kém chiếm 13,01% do tiếng ồn kéo dài.
Hình 3. 15: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng tiếng ồn gây ra đối với người dân và công nhân
Ngoài ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn thì ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân nơi đây nên khu vực này thường xuất hiện các bệnh về hô hấp là chủ yếu. Cụ thể trong 150 phiếu hỏi bao gồm cả người dân trong khu vực và quản lý, công nhân thì có tới 38,67%
cho rằng thường mắc các bệnh về hô hấp, 39,33% cho rằng mắc các bệnh về mắt, 22% cho rằng mắc các bệnh về da.
Hình 3. 16: Biểu đồ thể hiện các bệnh do ô nhiễm môi trường không khí gây ra
Qua phân tích trên có thể thấy môi trường nơi đây đang ảnh hưởng tới đời sống của người dân cũng như công nhân của mỏ. Người dân được phỏng vấn đều có ý kiến ban quản lý mỏ cần có biện pháp quản lý, xử lý để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường không khí, tiếng ồn, có biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời như trồng cây hai bên đường, tăng diện tích trồng cây; các xe chở hàng cần bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, tránh vận chuyển vào giờ cao điểm, sử dụng còi trong khu dân cư,…Ngoài ra, cần quan tâm đến sức chế độ chăm sóc sức khỏe của người dân trong vùng, phòng chống dịch bệnh.
3.3.6. Ảnh hưởng của khai thác than tới an ninh trật tự xã hội
Quá trình phát triển kinh tế tạo ra những cơ hội, thuận lợi song tiềm ẩn không ít khó khăn, thách thức trong đó đặt ra nhiều vấn đề với công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trường hợp khai thác than tại Công ty than Núi Hồng cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh mang lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì hoạt động khai thác khoáng than cũng có ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội nơi đây. 100% người dân đều cho rằng từ khi mỏ hoạt động thì có nhiều vấn đề về an ninh, trật tự xảy ra, trong đó chủ yếu là các tệ nạn xã hội thường gặp như rượu chè, cờ bạc, cầm đồ, cho vay lãi, gây mất đoàn kết xóm làng, dân cư…
Mối quan hệ giữa mỏ với cộng đồng khu dân cư là hết sức nhạy cảm đòi hỏi phải có sự can thiệp, quản lý của chính quyền địa phương và quản lý mỏ. Chính quyền địa phương và ban quản lý của mỏ đã thực hiện tốt công tác này.
Ngoài ra, vấn đề bãi thải của mỏ than cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trên địa bàn Huyện Đại Từ là điểm tập kết nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, đã không ít trường hợp gây thiệt hại to lớn về người và tài sản do hiện tượng sạt lở bãi thải; Chính vì vậy bãi thải than tại mỏ than Núi Hồng trên địa bàn xã Yên Lãng cũng gây nên sự lo lắng cho người dân.
Vậy bãi thải cần được quan tâm sát sao hơn nữa để tránh gây ảnh hưởng tâm lý, lo lắng chung cho nhiều người dân sống xung quanh vùng mỏ, ảnh hưởng tới tình hình trật tự xã hội của địa phương. Đây cũng chính là mong muốn của một số người dân khi được phỏng vấn về quan điểm bày tỏ an ninh, trật tự xã hội.