CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Khó khăn, tồn tại và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Hồng
3.4.1. Khó khăn, tồn tại
Qua điều tra thực địa, tìm hiểu có thể thấy tại mỏ than Núi Hồng đã thực hiện khá tốt các quy định chung về bảo vệ môi trường, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sau:
- Đối với công tác quản lý:
Vì mục tiêu phát triển kinh tế và giải quyết những nhu cầu của cuộc sống mà cơ quan quản lí cũng như các cấp chính quyền của địa phương, người dân nơi đây về công tác bảo vệ môi trường còn chưa được tích cực. Kinh phí cho công tác BVMT còn hạn hẹp nên hoạt động khắc phục môi trường còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với các giải pháp bảo vệ môi trường
Chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định về quản lý chất thải rắn. Hệ thống thu gom chất thải đất đá nguy hại, sinh hoạt còn hạn chế, vẫn có hiện tượng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi. Vẫn còn hiện tượng đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển, trôi lấp đất đá xuống khu vực xung quanh; quá trình đổ thải chưa đảm bảo phân tầng và độ dốc đúng quy định.
Hệ thống xử lý nước thải chưa có hệ thống thu gom bùn thải. Công nghệ xử lý nước thải mỏ chưa phù hợp, nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn môi trường. Chưa có hệ thống giảm bụi cho quá trình sàng tuyển, khai thác. Hệ thống cây xanh còn thưa, ít chưa đảm bảo giảm phát tán khí bụi ra xung quanh. Tần suất tưới nước chưa đảm bảo đủ giảm bụi do vận chuyển.
3.4.2. Giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than trên địa bàn tới môi trường
3.4.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật
* Đối với môi trường không khí
Công ty Than Núi Hồng cần phải tiến hành đầu tư hệ thống phun sương dập bụi cho những khu vực phát sinh bụi: Khu vực sàng tuyển than, khu vực tuyến đường vận chuyển đất đá thải ra bãi thải. Thiết kế theo các tuyến có lắp đặt các vòi phun.
Nhằm tiết kiệm nguồn nước cấp cho hệ thống vòi phun thì có thể sử dụng nước thải moong sau quá trình xử lý. Đề xuất hệ thống xử lý bụi dự kiến như sau:
Hình 3. 17: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi dự kiến
* Đối với môi trường nước
Mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn ô nhiễm bao gồm nước mưa chảy tràn qua khu mỏ, nước thải từ hoạt động khai thác, nước thải từ hoạt động sinh hoạt.
Phương án đề xuất:
- Đối với nguồn nước chảy tràn: cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về ao hồ, ao chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (dùng bột vôi để trung hòa), sau đó được kiểm tra độ pH và một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường.
- Đối với nước thải sau khi tuyển than: nước từ các xưởng tuyển được thu gom lại, sau đó được lắng lọc cơ học và hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển than hoặc sử dụng cho hệ thống phun sương dập bụi.
- Phương án vét bùn bể chứa nước: nhằm tăng diện tích bể chứa, thời gian lắng cặn được kéo dài; giảm chi phí thau rửa vệ sinh bể lọc chi tiết. Hiệu quả lọc nước của bể lọc chi tiết đạt tối đa; Chất lượng nước được đảm bảo khi chảy ra ngoài.
* Đối với môi trường đất
Cần thiết thay đổi công nghệ đổ thải: đổ phân tầng kết hợp với trồng cây hoàn thổ cho các khu vực đã kết thúc đổ thải.
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Việc thu gom rác thải sinh hoạt được phân loại ngay tại nguồn. Rác thải không thể để ứ đọng lại được vì sẽ phát sinh mùi làm ô nhiễm môi trường không khí.
* Đối với chất thải nguy hại
Nước sau xử lý Trạm bơm Bể chứa nước sạch
Máy bơm nước sạch Bể chứa cục
bộ Máy bơm cấp cho hệ
thống phun sương
Các chất thải nguy hại phát sinh từ mỏ bao gồm : giẻ lau dính dầu, dầu bôi trơn động cơ thải, bộ lọc dầu qua sử dụng, phanh xe đã qua sử dụng có chứa amiăng, ắc quy chì thải đều được công ty bố trí các thùng phuy ngay tại các khu vực phát sinh CTNH. Trên thùng có dán nhãn cảnh báo CTNH theo tiêu chuẩn TCVN 6707-2000. Thời gian thu gom và vận chuyển được bố trí hợp lý.
3.4.2.2. Các giải pháp quản lý
- Nâng cao trình độ chuyên môn các cán bộ chuyên trách về môi trường của mỏ: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, học tập về an toàn mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân mỏ.
- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường. Kết hợp với các tổ chức Đoàn – Đảng, cơ sở tham gia phát động các phong trào trồng cây xanh và các hoạt động bảo vệ môi trường nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Như: ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Môi trường Thế Giới 5/6, ngày Quốc Khánh 2/9,…
- Liên hệ chặt chẽ với địa phương, tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình khai thác, cải tạo môi trường cho phù hợp với thực tiễn địa phương.