3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
3.1.1 Môi trường vĩ mô
3.1.1.1 Yeáu toá kinh teá
− Qua gần 10 năm tăng trưởng liên tục ở mức cao, năm 1997 nền kinh tế Việt nam có dấu hiệu suy giảm tốc độ tăng trưởng dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.
+ Nguyên nhân của sự suy giảm: có thể do việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bị sụt giảm, thị trường trong và ngoài nước bị thu hẹp.
+ Sự suy giảm này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNTT cũng như thu hẹp nguồn vốn ngân sách cho ngành.
+ Tuy nhiên nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực.
Tính riêng cho khu vực công nghiệp xây dựng thì tốc độ tăng trưởng là cao nhất ( 7,7%), tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta, trong đó có ngành CNTT.
(ẹụn vũ : %)
Hình 3.1 : Diễn biến tăng trưởng GDP và lạm phát
− Bức tranh kinh tế xã hội năm qua sáng sủa hơn rất nhiều, chủ yếu dựa vào sự phục hồi của xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,5tỷ USD và tăng 23,1% so với năm 1998. Nhập khẩu cũng có dấu hiệu tăng trở lại. Do đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển năm qua tăng mạnh, tạo tiền đề thuận lợi cho ngành hàng hải và ngành đóng tàu của nước ta.
33.2
27.7
0.9
23.1 36.7
5.3
0.9
-5 -3.0
0 5 10 15 20 25 30 35 40
1996 1997 1998 1999
Xuaỏt khaồu Nhập khẩu (ẹụn vũ : %)
Hình 3.2 : Diễn biến xuất nhập khẩu các năm
− Lãi suất ngân hàng giảm liên tục trong năm qua cho đến cuối năm 1999 trần lãi suất cho vay bằng nội tệ đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, chỉ còn 10,2% một năm, tương đương với mức lãi suất của nhiều nước trong khu vực.
Lãi suất cho vay giảm, nên các doanh nghiệp có điều kiện tăng khả năng vay vốn ngân hàng, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
− Tỷ giá giữa VNĐ và USD vẫn ổn định, giao động trong suốt cả năm chỉ ở mức 14.000VNĐ/ 1USD. Mức biến động giá USD trong cả năm chỉ tăng có 1,1%.
Điều này tạo điều kiện ổn định thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và các dự án đóng tàu xuất khẩu của ngành CNTT nói riêng.
− Chỉ số lạm phát năm 1999 là 0,1%, một con số nằm ngoài dự kiến. Động thái chuyển hóa nhanh liên tục và đột ngột, tình trạng lạm phát sang giảm phát ( chỉ số giá âm) trong suốt 8 tháng liền kéo theo những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Tình trạng hàng hóa sản xuất ra không bán được, lượng hàng tồn
kho tăng cao là hiện tượng chung của các doanh nghiệp sản xuất trong thời gian vừa qua.
3.1.1.2 Yeáu toá chính trò – chính phuû
− Môi trường chính trị bền vững và ổn định, cộng với những thủ tục hành chính đang được cải cách tạo điều kiện thuật lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư làm ăn tại Việt nam.
− Tại báo cáo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996 – 2000 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII trình Đại Hội lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “…Phát triển mạnh công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển… Bắt đầu chế tạo động cơ cho tàu thủy hoạt động xa bờ…”
− Thủ tướng chính phủ có quyết định số 37 / 2000 / QĐ – TT ngày 24/ 03 / 2000 về các chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm được áp dụng 3 sản phẩm, trong đó ngành CNTT có 1 sản phẩm:
* Sản phẩm tàu biển trọng tải 11.500 tấn:
+ Được miễn thuế nhập khẩu đến hết ngày 31/12/2003 đối với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng… mà trong nước chưa sản xuất được để đóng tàu 11.500tấn
+ Aùp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, miễn thuế 2 năm đầu, giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo.
+ Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn như: vay vốn tín dụng, cấp đủ 30% vốn lưu động, được vay vốn đầu tư phát triển… để các doanh nghiệp có khả năng đóng được sản phẩm tàu biển này.
− Quá trình mở cửa và hội nhập với quốc tế giúp thị trường xuất khẩu – được củng cố và mở rộng, đồng thời tạo ra thách thức cạnh tranh quốc tế về chất lượng và giá cả. Việt Nam là thành viên của ASEAN, tương lai tham gia AFTA vào năm 2006 thuế suất đối với phần lớn hàng hóa chỉ còn từ 0 đến 5% sẽ tạo ra cơ hội và nguy cơ đối với các doanh nghiệp trong nước. Hội nhập về thương mại sẽ làm cho cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia trong khu vực thay đổi theo hướng mỗi quốc gia thành viên phải từ bỏ những ngành không có lợi thế so sánh và mở rộng các ngành có lợi thế so sánh cao hơn.
− Chủ trương cổ phần hóa của chính phủ tiếp tục được đẩy mạnh kích thích sự năng động và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
+ Năm 1999 số doanh nghiệp được cổ phần hóa là 250, gấp 7 lần so vớ 6 năm trước đó ( 1992 – 1997 ) cộng lại.
+ Báo cáo hoạt động của 50 doanh nghiệp đã cổ phần hóa hơn 1 năm cho thấy, hầu hết đều có chuyển biến tích cực toàn diện. Doanh thu bình quân hàng năm tăng trên 25%, thu nhập của người lao động tăng 20% ( Chưa kể thu nhập từ cổ tức ) lợi nhuận trước thuế hàng năm tăng 25%, nộp ngân sách taêng 30%.
− Chiến lược Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa được Nhà nước coi trọng. Đến năm 2000 thực hiện việc chuyển đổi mạnh về công nghiệp chế biến và chế tạo, đẩy mạnh công nghiệp dầu khí. Từ năm 2001 đến năm 2010, ngoài việc tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp đã có, dự kiến sẽ hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng như : lọc hóa dầu, đóng tàu lớn, sản xuất ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử – tin học, công nghiệp luyện kin lớn…
3.1.1.3 Yếu tố tự nhiên
− Việt Nam có dải bờ biển dài với hàng ngàn đảo lớn nho và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, ven biển. Ngoài ra, với nhiều vịnh biển kín gió, có độ sâu tự nhiên lớn, không sa bồi có khả năng xây dựng những trung tâm công nghiệp lớn về hàng hải, dầu khí và công nghiệp tàu thủy.
− Việt Nam nằm sát đường hàng hải quốc tế gồm nhiều tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới do đó các tàu biển khi ra vào sửa chữa tại Việt Nam sẽ tiết kiệm được đáng kể về thời gian cũng như chi phí cho các chủ tàu và tạo doanh thu cho các doanh nghiệp sửa chữa tàu Việt Nam.
− Việt Nam với bờ biển gần 3260km, vùng đặc quyền trên 1 triệu km2 có trữ lượng hải sản dồi dào, nhưng việc khai thác ven bờ hiện nay không tái tạo kịp.
Xu hướng đánh bắt hải sản xa bờ đã hình thành và phát triển, đòi hỏi những con tàu đánh bắt xa bờ lớn với trang thiết bị hiện đại và đây là một tiềm năng cho ngành đóng tàu.
− Việc khai thác nguồn dầu khí biển ngày càng phát triển, nên nhu cầu về các đội tàu dịch vụ dầu khí sẽ ngày càng tăng trong tương lai.
3.1.1.4 Yếu tố xã hội
− Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam làm cho mức sống của người dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu về du lịch vì thế cũng tăng theo. Do đó, nhu cầu về tàu khách trên biển và tàu du lịch trên sông ngày càng tăng.
− Với dân số 80 triệu người, người Việt Nam rất cần cù, thông minh, tiếp thu công nghệ mới nhanh chóng sẽ là nguồn nhân lực dồi dào, với giá nhân công rẻ, nên tạo được lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp tàu thủy đòi hỏi một đội ngũ nhân lực đông và có trình độ kỹ thuật cao.
− Xu hướng khuyến khích dùng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu trong những năm gần đây tạo cơ hội cho những doanh nghiệp đóng tàu trong nước sản xuất ra những con tàu cho nhu cầu nội địa thay thế việc nhập khẩu tàu cũ.
− Tuy nhiên, sự ô nhiễm môi trường làm phản ứng của xã hội ngày càng gay gắt đối với các khu công nghiệp nói chung và các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu nói riêng.
3.1.1.5 Yeỏu toỏ coõng ngheọ
− Sự bùng nổ công nghệ thông tin phục vụ đắc lực cho việc sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Vi tính hóa phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả hơn cũng như hỗ trợ cho việc thiết kế ngày càng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian.
− Việc áp dụng những máy công cụ điều khiển bằng vi tính làm giảm đáng kể chi phí nguyên vật liệu và tăng năng suất sản xuất.
− Các doanh nghiệp của ta phần lớn có công nghệ lạc hậu (bình quân lạc hậu khoảng 15 – 20 năm ).
− Đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam chưa cao. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới rất tốn kém. Cụ thể: Trong khi các nước khác có thể đầu tư cho công nghệ với mức 300 – 500USD/người/năm, thì Việt Nam hiện nay chỉ có thể ở mức 1,3 – 1,5USD/người/năm.
3.1.2 Môi trường vi mô:
3.1.2.1 Khách hàng
Thị trường đóng và sửa chữa tàu của ngành CNTT Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, đây là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn trong tương lai. Khách hàng của CNTT thường không phải là khách hàng cá nhân do giá trị hàng hóa rất lớn, mà thường là những doanh nghiệp, đơn vị tổ chức có nhu cầu về phương tiện thủy ở trong và ngoài nước.
∗ Thị trường trong nước
− Khách hàng trong nước thường là những Tổng công ty nhà nước như: Tổng công ty hàng hải, Cục hàng hải, Tổng công ty Dầu khí, Than, Xi măng, các Tổng công ty vận tải đường sông, và các Bộ và Ngành: Bộ quốc phòng, Hải quan, Khí tượng thủy văn, Thủy sản…
− Nhu cầu đóng mới và sửa chữa các phương tiện trong nước cho ngành CNTT Việt Nam là rất lớn và lâu dài (Phụ lục 5) , rất thuận lợi cho việc xác định thị trường đối với Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
− Hiện tượng đóng băng trên thị trường đóng mới trong thời gian qua một phần do khó khăn về tài chính của các chủ tàu và các nhà máy đóng tàu.
+ Bản thân các chủ đầu tư ở trong nước có liên quan như: Tổng công ty Hàng hải, Bộ tư lệnh Hải quân, Tổng công ty dầu khí, Bộ tư lệnh Biên phòng,Tổng cục Hải quan đều có nhu cầu đóng mới phương tiện thủy nhưng cũng đang gặp khó khăn về vốn, hơn nữa nguồn vốn sử dụng thường là vốn ODA, các khoản đầu tư tín dụng cũng từ nguồn của chính phủ hoặc chính phủ bảo lãnh.
Thiếu vốn đối với chủ đầu tư dẫn đến thiếu việc làm cho các nhà máy đóng tàu.
+ Khi có công trình được phân bổ vốn đầu tư tất cả các đơn vị đóng tàu đều tìm cách tiếp cận.Thời gian công sức bỏ ra rất lớn chủ yếu dành để tìm kiếm việc làm cho công nhân và dẫn đến sự hạ giá thành sản phẩm xuống rất thấp, không có điều kiện tái đầu tư hoặc cải tiến công nghệ, chất lượng sản phaồm vỡ theỏ cuừng khoõng cao.
− Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng khách hàng trong nước ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá lại thấp hơn thị trường quốc tế. Đây là một đòi hỏi đúng đắn, nhưng cần phải có thời gian vì công nghiệp tàu thủy cần phải có sản phẩm liên tục để tạo nên những dây chuyền sản xuất lớn, cơ giới hóa có tính chất tổng đoạn. Kinh nghiệm từ đó cũng được tích lũy qua từng sản phẩm làm cho sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn.
− Hiện nay, các chủ tàu lớn trong nước vẫn thích mua tàu của nước ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thói quen của các chủ tàu thường tập trung vào mua tàu cũ, rẻ để khai thác mau cùng tâm lý chuộng hàng ngoại nói chung không dễ từ bỏ. Do đó, để tạo niềm tin cho khách hàng ngàng CNTT cần phải tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
∗ Thị trường ngoài nước
− Các khách hàng lớn nước ngoài có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Họ thường đòi hỏi có sự giám sát của các tổ chức đăng kiểm quốc tế có uy tín như LLOYD (Anh quốc), DNV (Nauy)…trong quá trình đóng mới các sản phẩm của mình. Thời gian thi công bàn giao công trình yêu cầu nhanh. Phương thức thanh toán thường là trả chậm.
− Khách hàng nước ngoài hiện nay của CNTT Việt Nam là: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản và một số khách hàng Châu Âu như Thụy điển, Na Uy, Pháp, Liên bang Nga… Tuy số lượng còn ít ỏi nhưng đã tạo tiền đề để CNTT Việt Nam hòa nhập dần với quốc tế.
− Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang tiến hành đàm phán ký kết các hợp đồng kinh doanh đóng tàu và chế tạo phụ kiện đóng tàu với Nhật Bản;
các hợp đồng đóng tàu với Ba Lan cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ cho ngành đóng tàu Việt Nam phát triển; các hợp đồng gia công đóng tàu cá với Na Uy; các hợp đồng cung cấp tàu và phương tiện nổi, các sản phẩm kết cấu thép khác cho Irắc ….
− Các hợp đồng sửa chữa tàu cho nước ngoài cho Liên bang Nga và một số nước Đông Nam Á đang đảm bảo khả năng thị trường rất tốt cho Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động có hiệu quả và phát triển ngày càng vững chắc trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong một tương lai không xa.
− Nhu cầu đóng tàu của khách hàng nước ngoài hiện nay là rất lớn (Phụ lục 5), nếu lựa họn đúng thị trường mục tiêu có kế hoạch đầu tư phát triển, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển, xâm nhập được vào thị trường này.
3.1.2.2 Đối thủ cạnh tranh.
∗ Đối thủ cạnh tranh trong nước
Thông qua lịch sử hình thành và phát triển của CNTT Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy nền CNTT Việt Nam kém phát triển do chưa có qui hoạch tổng thể cả nước. Toàn quốc có 70 nhà máy, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu với lực lượng lao động gần 2 vạn người được phân bố như sau:
(1) Toồng coõng ty CNTT Vieọt nam
− Gồm 16 nhà máy, 10 công ty và Viện khoa học công nghệ tàu thủy.
− Vị thế cạnh tranh trong ngành:
+ Thò phaàn chieám 55%
+ Qui mô sản xuất và tài chính lớn. Năng lực mạnh.
+ Tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú. Đã triển khai đóng mới được các sản phẩm lớn đạt chất lượng quốc tế.
+ Bước đầu tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước.
+ Giá cả linh hoạt, cạnh tranh.
(2) Bộ quốc phòng
− Gồm 20 cơ sở
− Vị thế cạnh tranh trong ngành:
+ Thò phaàn chieám 30%
+ Qui mô sản xuất và tài chính trung bình. Năng lực trung bình.
+ Các sản phẩm chủ yếu cho quốc phòng, một số ít các cơ sở có nhận thêm công trình ngoài do năng lực dư thừa. Chất lượng sản phẩm khá ổn định.
+ Giá cả tương đối cao.
(3) Bộ thủy sản
− Gồm 14 cơ sở
− Vị thế cạnh tranh trong ngành:
+ Thò phaàn chieám 10%
+ Qui mô nhỏ, năng lực yếu
+ Các sản phẩm chủ yếu là tàu đánh cá. Chất lượng sản phẩm trung bình.
(4) Các địa phương và ngành khác
− Gồm 10 cơ sở
− Vị thế cạnh tranh trong ngành:
+ Thò phaàn chieám 5%
+ Qui mô nhỏ, năng lực yếu
+ Sản phẩm chủ yếu là các loại tàu hàng nhỏ phục vụ cho nhu cầu địa phương, ngành. Chất lượng sản phẩm không đồng đều.
Nhận xét:
Trong thành phần các đối thủ cạnh tranh trong nước chưa tính đến một số cơ sở của tư nhân chiếm thị phần nhỏ, chủ yếu phục vụ các nhu cầu khách hàng tư nhân như ghe thuyền nhỏ bằng gỗ, tàu đánh bắt cá vỏ gỗ, sà lan chở hàng, tàu kéo nhỏ…
phần lớn là các cơ sở gia đình,có qui mô nhỏ,phương tiện thi công thô sơ chủ yếu bằng tay, đóng tàu theo kinh nghiệm dân gian.
Nhìn chung, Tổng công ty CNTT Việt Nam có vị thế cạnh tranh mạnh hơn hẳn, có khả năng đóng mới các loại tàu trọng tải đến 10.000 tấn và sửa chữa tàu đến 20.000 tấn. Phần lớn các sản phẩm đóng mới lớn trong nước do Tổng công ty thực hiện với chất lượng cao. Đội ngũ công nhân kỹ thuật,kỹ sư đóng tàu, cán bộ quản lý tương đối đồng bộ với trình độ chuyên môn tay nghề cao, cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ.
Tuy nhiên, đối với các loại sản phẩm có tính chất đặc chủng phục vụ thủy sản và quốc phòng thì các đối thủ cạnh tranh khác vẫn có ưu thế hơn. Quân đội được Nhà nước đầu tư hầu hết các chương trình sản phẩm đóng tàu phục vụ cho yêu cầu an ninh quốc phòng và giao chỉ định thầu. Chương trình đóng tàu cá xa bờ Bộ Thủy sản chỉ định thầu.
Hiện nay, việc quản lý điều hành của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đối với các đơn vị thành viên chủ yếu về mặt hành chính nên chưa phát huy được thế mạnh tổng hợp của Tổng công ty trong cạnh tranh. Phần lớn các đơn vị thành viên vẫn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng ngoài những công việc nhận được từ Tổng công ty.
Đặc biệt, tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ nhất giành việc làm trong ngành CNTT diễn ra khá quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty, cũng như giữa các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty với nhau xảy ra ở khu vực Vũng tàu, nơi đây tập trung hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành tham gia phục vụ sửa chữa cho đội tàu và các công trình của ngành dầu khí.
∗ Đối thủ cạnh tranh ngoài nước.
Nhận xét về nền CNTT của các nước trên thế giới (Phụ lục 6):
Nhật Bản:
− Nhật Bản là nước có nền công nghiệp tàu thủy phát triển hoàn chỉnh nhất ,mạnh nhất. Từ nhiều năm nay Nhật Bản luôn dẫn đầu về số lượng cũng như tổng trọng tải/ tấn tàu đăng ký đóng mới trên toàn thế giới.
− Có sự giảm sút về số lượng nhân công sử dụng trong ngành đóng tàu Nhật Bản vì xu hướng không chọn hoặc rời bỏ ngành nghề vất vả này để gia nhập các ngành khác như điện tử, ôtô, tài chính ngân hàng. Các nhà đóng tàu Nhật Bản phải sử dụng các nhà thầu phụ nước ngoài (đặt gia công các phụ tùng,cấu kiện tại Việt Nam, Trung Quốc) để đảm bảo các đơn đặt hàng của mình.