XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
4.4 CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG TY CNTT VIỆT NAM
4.4.3 Một số biện pháp hỗ trợ cho thực hiện chiến lược
∗ Veà phớa Toồng coõng ty :
− Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Tổng công ty phù hợp với các định hướng chiến lược đã lựa chọn (xem Phụ lục 4).
+ Bộ phận chuyên trách Marketing cần được tổ chức theo từng thị trường mục tieõu cuỷa Toồng coõng ty.
+ Các bộ phận chức năng khác cần cũng được tổ chức rõ ràng chặt chẽ hơn theo các nhiệm vụ chuyên trách.
− Để khắc phục những mặt tồn tại yếu kém của tổ chức quản lý thì mô hình tổ chức của Tổng công ty phải dựa trên quan hệ “mẹ và con” giữa cấp Tổng công ty và cấp các đơn vị cơ sở.
+ Quan hệ này đảm bảo cho toàn Tổng công ty có một hoạt động thị trường chung hiệu quả, hoạt động tài chính và huy động vốn linh hoạt, kinh doanh vốn có hiệu quả thông qua công ty tài chính và điều hành bằng công cụ tài chính.
− Tổng công ty (công ty mẹ) cần thực hiện được hai chức năng :
+ Quản lý vốn, nhân sự, khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm, thị trường chung, hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển v.v… Đây chính là các khả năng quản lý để hỗ trợ các đơn vị thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời theo dõi, hướng dẫn kiểm tra các mặt hoạt động.
+ Trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tìm kiếm phát triển các thị trường mới, sản phẩm mới, các cơ hội kinh doanh mới. Lập các dự án khả thi, thu xếp tài chính tìm các nguồn vốn cho thực hiện dự án, đóng vai trò tổng thầu đối với các đơn vị thành viên khi thực hiện các hợp đồng trực tiếp ký với khách hàng.
− Phân loại và sắp xếp các đơn vị trong Tổng công ty làm hai nhóm :
+ Nhóm các đơn vị chủ lực, nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy : gồm các nhà máy đóng, sửa chữa tàu lớn trên cả nước, viện khoa học công nghệ tàu thủy ở Hà Nội và công ty nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị thuộc nhóm này sẽ được tập trung đầu tư chiều sâu để thực hiện những mục tiêu chiến lược của tổng công ty.
+ Nhóm các đơn vị còn lại sẽ được chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh vệ tinh phục vụ công nghiệp đóng và sửa chữa tàu. Tổng công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa các đơn vị này trước tiên và chuyển các đơn vị này sang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tổng công ty giữ cổ phần theo giá trị hiện có tại các đơn vị này để định hướng phát triển.
∗ Về phía các đơn vị thành viên :
− Tăng cường khả năng quản lý, điều hành của cán bộ lãnh đạo ở các cấp cơ sở.
Đào tạo bổ sung các kiến thức về quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, các kiến thức về Marketing, trình độ ngoại ngữ.
− Chuyên môn hóa các đơn vị cơ sở theo từng loại sản phẩm, thị trường. Phối hợp, hỗ trợ nguồn lực, phương tiện giữa các đơn vị cơ sở để thực hiện những sản phẩm lớn phức tạp mà một đơn vị không đủ khả năng thực hiện.
∗ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất và kinh doanh :
− Công nghệ thông tin là một công cụ quản lý, sản xuất và kinh doanh hiện đại.
Đây là một trong những hướng đầu tư quan trọng nhằm hiện đại hóa năng lực của ngành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường trong nước và quoác teá.
− Trong ba lĩnh vực ứng dụng : Quản lý, kinh doanh và sản xuất, ưu tiên cho quản lý trước hết và đây chính là động lực thúc đẩy các chức năng khác thực hiện hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý là nhân tố quan trọng và cần thiết để cải thiện chất lượng của quản lý.
+ Ứng dụng các phần mềm quản lý điều hành sản xuất, quản lý vật tư, hạch toán sản xuất.
+ Tiến hành nối mạng Tổng công ty, triển khai ứng dụng quản lý nội bộ (công văn, hồ sơ, nhân sự, tài chính, dự án…) Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
− Hướng thứ hai là kinh doanh. Chú trọng vào việc sử dụng Internet để giao tiếp với các khách hàng trong nước và quốc tế.
− Hướng ưu tiên thứ ba là sản xuất. Hướng này đi kèm với việc trang bị các máy móc, thiết bị và dây chuyền tự động hóa điều khiển bằng vi tính.
4.4.3.2 Vấn đề đầu tư phát triển :
− Ưu tiên đầu tư mở rộng nâng cấp các nhà máy thuộc nhóm một bằng vốn ngân sách để đóng mới và sửa chữa tàu đến 30.000 tấn.
+ Các nhà máy này có đặc điểm là đất đai có sẵn, không tốn chi phí giải phóng mặt bằng, một số hạ tầng cơ sở như đường, bãi, điện nước và nhà xưởng có thể tận dụng. Tuy nhiên do hạn chế về diện tích nên chỉ giới hạn cho tàu 30.000 tấn và chủ yếu là nâng cấp dây chuyền cho hiện đại và đồng bộ để đảm bảo chất lượng hòa nhập vào khu vực.
− Chỉ nên đầu tư lớn khi đã có những dự án đóng tàu lớn của khách hàng nước ngoài và nên kêu gọi liên doanh đầu tư vào những dự án này. Khi hướng phát triển sản phẩm đầu ra không được giải quyết rõ ràng thì việc đầu tư phải hết sức caân nhaéc.
− Nên đầu tư để phục vụ thị trường có sẵn cho việc sửa chữa tàu và đóng mới trong nước và thu hút sửa chữa tàu nước ngoài. Đây là những thị trường truyền thống và thường xuyên nếu được đầu tư nâng cấp và tổ chức lại từ khâu quản lý đến sản xuất kinh doanh chúng ta hoàn toàn có thể chiếm lĩnh và đáp ứng được thị trường này, tiết kiệm cho nhà nước về ngoại tệ khi các công ty không cần phải đưa tàu ra nước ngoài sửa chữa.
− Do vốn đầu tư ngân sách có hạn và thời gian cấp vốn dài, cần tránh hiện tượng đầu tư dàn trải không tập trung không mang lại hiệu quả và lâu thu hồi vốn.
Đây là bài học của những năm trước mà hậu quả còn ảnh hưởng đến tận bây giờ.
+ Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng có quá nhiều đơn vị nhỏ hoạt động giống nhau, khả năng quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh kém nên không có việc làm, hoạt động không hiệu quả.
− Trong tương lai để nền công nghiệp tàu thủy của Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước có nền CNTT phát triển và tạo sự đồng bộ, chủ động cung ứng hàng hóa đầu vào cho ngành đóng tàu, cần xây dựng mới nhà máy với cỡ tàu đóng mới đến 50.000 tấn, sửa chữa đến 200.000 tấn cùng các nhà máy vệ tinh phục vụ cho ngành đóng tàu như : nhà máy lắp ráp động cơ diesel, sản xuất que hàn đóng tàu, vật liệu trang trí nội thất con tàu, vật liệu chống cháy nổ, tái chế thép đóng tàu, sản xuất chân vịt biến bước và hộp số…
4.4.3.3 Vấn đề tài chính:
∗ Tạo nguồn vốn:
Ngành công nghiệp tàu thủy là ngành cần một lượng vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt cần một lượng vốn lưu động đáng kể để đóng tàu bán trả chậm cho chủ tàu. Do đó việc tìm kiếm và huy động vốn cho CNTT cần phải được kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với vốn cho đầu tư phát triển:
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xây dựng các nhà máy mới và nâng cấp các nhà máy đóng tàu hiện có cần coi trọng thu hút nguồn vốn liên doanh với nước ngoài (80%) phần còn lại là vốn vay tín dụng đầu tư dài hạn trong và ngoài nước.
Trong số này có một phần nhỏ (khoảng 5%) lấy từ nguồn vốn ngân sách đầu tư của Nhà nước cấp hoặc cho vay.
Đối với vốn cho phát triển khoa học công nghệ:
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ, cần phải có các nguồn cấp không kinh doanh như vốn ODA, viện trợ của nước ngoài, các nguồn kinh phí sự nghiệp cho nghiên cứu khoa học, các nguồn trích từ quỹ phát triển khoa học công nghệ của Tổng công ty (khoảng 10% lợi nhuận sau thuế).
Đối với vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh:
Do đặc thù của ngành là cần một lượng vốn rất lớn để đóng tàu, thường từ vài triệu đô la đến vài chục triệu đô la. Hơn nữa để mua được tàu, các chủ tàu thường yêu cầu áp dụng hình thức thuê mua hoặc trả chậm trong vài năm nên vốn lưu động cần thiết cho đóng tàu rất lớn. Hiện nay Nhà nước mới cấp vốn lưu động cho các doanh
nghiệp trong ngành CNTT chưa đến 20% so với nhu cầu. Vì vậy cần có các biện pháp hữu hiệu huy động vốn để giải quyết vấn đề này.
+ Sử dụng nguồn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nước ngoài để mua vật tư thiết bị, kỹ thuật của nước đó phục vụ các chương trình đóng tàu trả chậm hoặc cho chủ tàu thuê mua.
+ Sử dụng tín dụng thương mại của nước ngoài thông qua bảo lãnh của một ngân hàng thương mại của Việt Nam với sự tham gia của cơ quan bảo hiểm tài chính trọn gói của nước ngoài.
+ Huy động vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước thông qua việc cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
∗ Thiết lập cơ chế hoạt động tài chính – kinh doanh vốn và cổ phần hóa doanh nghieọp:
Hoạt động tài chính trong các tập đoàn kinh tế là hết sức cần thiết và quan trọng, nó gắn kết được các đơn vị trong tập đoàn với nhau, tạo thành công cụ quản lý, điều hành chung trong tập đoàn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Sau đây là các biện pháp được đề xuất:
− Biện pháp thứ nhất: Cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo nguyên tắc đa sở hữu. Tổng công ty và các đơn vị thành viên đều có thể cổ phần giữa nội bộ Tổng công ty, với bên ngoài và từ nguồn đóng góp tập thể CBCNV. Trong đó, Tổng công ty sở hữu toàn bộ các nguồn vốn Nhà nước giao mà Tổng công ty đã ký nhận nợ với Nhà nước và chiếm trên 50% để đảm bảo là cổ phần chi phối.
− Biện pháp thứ hai: Mở rộng việc phát hành trái phiếu công ty. Các loại trái phiếu dài hạn sẽ góp phần quan trọng thu hút cho Tổng công ty CNTT Việt Nam mà không phải thông qua kênh ngân hàng.
− Biện pháp thứ ba: Phát triển hoạt động của Công ty tài chính trong Tổng công ty CNTT Việt Nam là một trong những yêu cầu bức bách để Tổng công ty có thể tự chủ được về mặt tài chính.
Hoạt động của Công ty tài chính phù hợp với xu hướng Nhà nước hạn chế cho vay vốn ưu đãi. Nguồn vốn tín dụng của Công ty tài chính cho các đơn vị thành viên vay sẽ phải thông qua hệ thống thẩm định đánh giá hiệu quả chặt chẽ trước khi cho vay nên tránh được hiện tượng đầu tư, vay vốn bừa bãi kém hiệu quả trước ủaõy.
Song song các biện pháp tài chính trên đây, công tác hạch toán kế toán của các đơn vị cũng cần phải chấn chỉnh tổ chức cho kịp thời nhanh chóng và chính xác bằng cách áp dụng các phần mềm vi tính về kế toán.
Công tác kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty cũng phải được coi trọng và thường xuyên nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn và đánh giá đúng thực trạng tài chớnh cuỷa doanh nghieọp.
Các biện pháp này sẽ phát huy được tính năng động tự chủ của các đơn vị thành viên,“thị trường hóa” các mối quan hệ quản lý và điều hành, thay cho nguyên tắc quản lý điều hành bằng hành chính trước đây.
4.4.3.4 Vấn đề về khoa học công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhaân:
∗ Khoa học công nghệ:
− Khoa học công nghệ là lĩnh vực không thể tách rời trong tiến trình thâm nhập thị trường trong nước và hội nhập thị trường đóng và sửa chữa tàu quốc tế.
− Trình độ về nền tảng khoa học công nghệ của CNTT Việt Nam tuy có căn bản nhưng lại không phát huy được hết tiềm năng do thiếu sự quan tâm đầu tư phát triển thường xuyên.
− Để giải quyết vấn đề này cần có một số biện pháp sau:
+ Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động bể thử mô hình tàu thủy.
+ Xây dựng các hệ thống thiết kế bằng máy tính CAD.
+ Ứng dụng điều khiển bằng máy tính các máy móc thiết bị công nghệ gia coâng CAM.
+ Áp dụng các công nghệ hàn, cắt,gia công cơ khí, gia công vỏ bằng các máy móc thiết bị hiện đại.
+ Nghiên cứu chế thử các loại máy móc thiết bị tàu thủy.
+ Đưa vào sử dụng dây chuyền làm sạch và sơn vỏ tàu đạt tiêu chuẩn đăng kieồm quoỏc teỏ.
+ Đầu tư dây chuyền chế tạo tàu cá xa bờ bằng vật liệu composite.
∗ Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân:
− Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mới mà không có những con người có đủ năng lực trình độ quản lý sử dụng thì sẽ không tránh khỏi sự kém hiệu quả, lãng phí hoặc đôi khi thiệt hại rất lớn.
− Đội ngũ CBCN của ngành CNTT có trình độ căn bản chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm nhiều trong thi công các sản phẩm xuất khẩu hoặc sửa chữa cho những chủ tàu nước ngoài đòi hỏi chất lượng theo yêu cầu đăng kiểm quốc tế.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này còn yếu trong năng lực tổ chức, quản lý dự án loại này cộng thêm sự hạn chế về ngoại ngữ.
− Để giải quyết vấn đề tồn tại cần những biện pháp sau:
+ Kết hợp với các trường Đại học trong và ngoài nước, xây dựng một trung tâm đào tạo cán bộ khoa học công nghệ tàu thủy trình độ Đại học và trên Đại học, nhằm tạo nguồn cho các bước phát triển lâu dài và vững chắc của ngành CNTT Việt Nam.
+ Xây dựng một trung tâm đào tạo nghề cho công nhân đóng tàu.
+ Kết hợp với các liên doanh đóng tàu lớn và các đối tác nước ngoài để đưa cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật đi đào tạo, thực tập tại nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa CNTT.
4.4.3.5 Vấn đề Marketing và bán hàng:
− Chiến lược phát triển ra thị trường thế giới và chiến lược thâm nhập thị trường trong nước của Tổng công ty CNTT đòi hỏi những nỗ lực về tiếp thị lớn hơn.
− Cần phải xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đã nêu để xác định thị trường mục tiêu, loại sản phẩm, giá cả làm cơ sở cho các hoạt động Marketing phù hợp.
∗ Đối với các sản phẩm đóng mới:
+ Xác định loại tàu đang có nhu cầu trên thị trường quốc tế phù hợp với khả năng của các nhà máy đóng tàu Việt Nam.
+ Thiết kế phương án, tính toán khối lượng, giá thành theo chuẩn quốc tế.
+ Lập phương án chào hàng trên cơ sở có so sánh với mặt bằng giá sản phẩm cùng loại của khu vực và quốc tế. Dự kiến các phương án thanh toán từng giai đoạn theo thông lệ hoặc ưu đãi. Trong đó phải tính đến các chi phí tài chính phát sinh để không xảy ra trường hợp giá thành hoàn công cao hơn giá ký hợp đồng.
+ Tăng cường các biện pháp xúc tiến tiếp thị, bán hàng đối với các sản phẩm chiến lược đã xây dựng vào các thị trường mục tiêu.
∗ Đối với các sản phẩm sửa chữa:
+ Tăng cường hoạt động mạng lưới đại lý ở các địa điểm chiến lược trên thế giới để giới thiệu năng lực sửa chữa tàu của Việt Nam với các chủ tàu có phương tiện hoạt động trên tuyến đường hàng hải gần vùng biển Việt Nam.
+ Ở đây cần sự phối hợp của bộ phận Marketing bán hàng của Tổng công ty và nhà máy sửa chữa thuộc Tổng công ty vì chủ tàu thường quan tâm đến năng lực của nhà máy hơn là đến bộ phận Marketing bán hàng của Tổng công ty. Nếu có sự phối hợp tốt sẽ tạo điều kiện cho bộ phận Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng và năng lực nhà máy một cách rộng rãi hôn.
∗ Các kênh bán hàng cho thị trường quốc tế:
+ Kênh bán hàng trực tiếp: Tham gia có chọn lọc các hội chợ chuyên ngành hàng năm ở Châu Âu, Châu Á và khu vực để tiếp xúc với các đại diện chủ tàu hoặc cơ quan thương mại các nước để tìm cơ hội chào hàng, bán hàng.
+ Kênh bán hàng gián tiếp: Tăng cường tiếp xúc tìm kiếm các nhà môi giới có uy tín và kinh nghiệm để có được mạng lưới ít nhất là 10 nhà môi giới ruột cho các sản phẩm chiến lược của Tổng công ty.
Xây dựng và hoàn thiện trang chủ (Website) của Tổng công ty trên Internet với các thông tin chào hàng như giới thiệu năng lực đóng mới, sửa chữa, giới thiệu các sản phẩm chiến lược… từng bước biến tin học thành công cụ hữu hiệu trong chào hàng, rút ngắn khoảng cách đến khách hàng do hạn chế về ngân sách tiếp thị.