3.2.1 Sản xuất kinh doanh – cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư.
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam trở thành nơi tập trung chủ yếu những năng lực về đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Hình thành cơ cấu đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với nhịp độ tăng trưởng cao trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã đóng và sửa chữa những con tàu có trang thiết bị kỹ thuật phức tạp mà trong nước ít có đơn vị nào khác ngoài Tổng công ty có khả năng làm được.
3.2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1997 – 1999
Trong phần 2.2 chương II đã nói sơ qua về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ở phần này sẽ phân tích kỹ hơn yếu tố này.
(xem Phuù luùc 3)
− Trong 3 năm trở lại đây doanh thu của Tổng công ty tăng nhanh. Năm 1997 là 469 tỷ; năm 1998 là 667,4 tỷ; năm 1999 là 765,1 tỷ tăng 14,6% so với năm 98.
− Năm 1999 doanh thu khối thiết kế đạt 12,6 tỷ, chiếm 1,6% tổng doanh thu toàn Tổng công ty; khối sản xuất công nghiệp đạt 545,4 tỷ, chiếm 71,2%; khối dịch vụ – vật tư – vận tải đạt 207 tỷ, chiếm 27%.
− Có 7 đơn vị đạt doanh thu trên 50 tỷ, có 5 đơn vị đạt dưới 10 tỷ.
+ Các đơn vị đạt doanh thu cao nhờ vào sức mạnh nội lực của chính mình, nhờ vào qui mô sản xuất lớn và năng động trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường.
+ Các đơn vị có doanh thu không cao do quy mô nhỏ, thiếu việc làm, thiếu vốn lưu động, cơ chế quản lý kém hiệu quả.
+ Do linh hoạt và năng động các đơn vị khối dịch vụ-vật tư-vận tải đạt thành tích khá cao (đều trên 20 tỷ doanh thu) góp phần không nhỏ vào việc ổn định hoạt động cho Tổng công ty khi các đơn vị khối sản xuất công nghiệp gặp khó khăn.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất của Tổng công ty CNTT Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, các đơn vị làm ăn thực sự có lãi chưa nhiều vì những nguyên nhân chủ yeáu sau:
− Do ngân sách thiếu nên Nhà nước không thể cấp bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị dẫn đến tình trạng tiếp tục phải vay ngân hàng với khối lượng tiền lớn để sản xuất kinh doanh.
− Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở các đơn vị chưa tốt.
− Các đơn vị còn khó khăn trong việc tạo đủ việc làm cho CBCNV do sự cạnh tranh gay gắt trong đóng và sửa chữa tàu trong nước.
3.2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư
− Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty CNTT nói riêng có trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, năng lực triền- đà- ụ nhỏ bé, dây chuyền cũ kỹ không được đầu tư 25 năm qua. Nhìn chung cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ (Phụ lục 1) :
+ Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh : Hải Phòng là nơi có các nhà máy đóng tàu đầu tiên của miền Bắc nên các nhà máy đều được xây dựng từ những năm 60 - 70, cơ sở hạ tầng xuống cấp, năng lực chịu tải thấp. Tuy nhiên ở khu vực này có các nhà máy Bạch Đằng, Hạ Long, Phà Rừng, Bến Kiền là những nhà máy do các nước Trung Quốc, Ba Lan, Phần Lan, NaUy giúp đỡ xây dựng nên quy mô và khá đồng bộ. Có khả năng đóng mới các loại tàu trọng tải đến 10.000 tấn và sửa chữa tàu đến 20.000 tấn
+ Khu vực miền Trung : Các nhà máy do địa phương bàn giao, chưa được đầu tư nhiều, chủ yếu để đóng các phương tiện thủy loại trọng tải nhỏ đến 600T.
+ Khu vực miền Nam : Các cơ sở ở khu vực này mới được xây dựng, chưa đồng bộ, hoàn chỉnh; chưa được xây dựng hạ tầng để đóng mới tàu trên 1.000T
− Ba năm gần đây Tổng công ty được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng việc đổi mới trang thiết bị rất chậm do vốn ngân sách nhà nước thiếu, các dự án nâng cấp thường phải kéo dài từ 3 –7 năm.
− Việc đầu tư mang tính chất dàn trải, không tập trung, thiếu đồng bộ mang lại hiệu quả thấp.
− Một số đơn vị dùng vốn vay trung hạn, ngắn hạn đầu tư vào trang thiết bị nhưng không hiệu quả gây lãng phí lớn.
− Bên cạnh đó một số đơn vị dùng vốn tự có đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng và tạo thế mạnh cạnh tranh bước đầu mang lại hiệu quả.
3.2.2. Tài chính – kế toán
∗ Tổng vốn kinh doanh của Tổng công ty CNTT Việt Nam hiện nay là 300 tỷ VND được hình thành như sau :
− Tài sản cố định do nhà nước đầu tư trong thời kỳ bao cấp và một số ít được đầu tư trong thời gian gần đây.
− Vốn lưu động được cấp từ ngân sách nhỏ so với nhu cầu, chậm bổ sung. Toàn tổng công ty có 27 đơn vị thành viên chỉ có 89 tỷ VND vốn lưu động (trong khi để đóng một con tàu 6.500 tấn cần phải có 80 tỷ đồng vốn lưu động).
− Các đơn vị phải vay ngân hàng với số lượng tiền lớn để sản xuất kinh doanh.
− Một số ít đơn vị đã tích lũy được một phần vốn tự có làm quỹ đầu tư phát triển.
− Các đơn vị thành viên phần lớn bảo toàn được vốn, một số ít phát triển được vốn, kinh doanh có lãi.
− Công ty tài chính trực thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam vừa chính thức hoạt động cho phép Tổng công ty tự chủ được về mặt tài chính trong thời gian tới.
Công ty tài chính giữ vai trò như ngân hàng chuyên ngành phục vụ cho Tổng công ty, với nhiệm vụ cung ứng và điều hòa vốn cho tất cả các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Công ty tài chính góp phần quan trọng làm cho quá trình sử dụng vốn trong Tổng công ty hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
∗ Hoạt động kế toán – tài chính :
− Công tác tổ chức kế toán tài chính mới ở mức thống kê, tập trung tập hợp số lieọu.
− Hệ thống kế toán tài chính cập nhật kém chưa phản ánh kịp thời được thực trạng doanh nghiệp. Công tác hạch toán, báo cáo kết quả kinh doanh chưa phục vụ được cho các quyết định sản xuất kinh doanh và quản lý.
3.2.3 Công tác tổ chức quản lý nhân sự :
∗ Các mặt tích cực :
− Tổng công ty CNTT Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quan hệ cầu nối với chính phủ để đề đạt kiến nghị những chính sách ở tầm vĩ mô, tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị thành viên.
− Tổng công ty thực hiện điều phối vốn ngân sách, đầu tư nâng cấp cho các đơn vị thành viên. Bước đầu đã tạo được công việc cho các đơn vị thành viên thông qua tổ chức đóng mới sản phẩm phức tạp có tính phối hợp cao (ụ nổi 8500 T).
− Tổng công ty tạo được mối quan hệ với khách hàng nước ngoài để tìm kiếm những dự án đóng tàu lớn ở thị trường quốc tế và tìm cách tạo nguồn vốn cho những dự án này.
− Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý của Tổng công ty có trình độ học vấn chuyên môn cao, lâu năm kinh nghiệm trong ngành, có tâm huyết vực dậy ngành CNTT của Việt Nam lên ngang tầm khu vực.
∗ Các mặt tồn tại :
− Tổng công ty chưa chi phối quản lý được các đơn vị thành viên về sản xuất kinh doanh. Chủ yếu mới quản lý về mặt hành chính.
− Công tác tổ chức quản lý và điều hành chậm được đổi mới, không theo kịp được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.Bộ máy quản lý nhìn chung cần được sắp xếp tổ chức lại cho phù hợp và hiệu quả hơn.
∗ Nhân sự :
− Toàn tổng công ty tập trung đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đóng tàu có tay nghề khá được đào tạo trong nước cũng như ở các nước Châu Âu có trình độ đóng tàu cao như : Liên Xô cũ, Ba Lan, Đông Đức…
− Cùng với sự phát triển của sản xuất đã hình thành một đội ngũ công nhân, cán bộ khoa học kỹthuật, các nhà quản trị kinh doanh chuyên ngành có trình độ chuyên môn và kỹ năng thành thạo. Nếu như tiếp tục bồi dưỡng và phát triển đội ngũ đó thì về lâu dài đây là một yếu tố lợi thế của chúng ta so với các nước trong vuứng.
− Trình độ hiểu biết và năng lực quản lý kinh tế của các cán bộ chủ chốt ở các cơ sở còn nhiều hạn chế. Trình độ tay nghề của một bộ phận người lao động không đáp ứng được hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất.
− Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ công nhân chưa được đẩy mạnh do thiếu kinh phí.
3.2.4 Marketing :
− Hiện nay các sản phẩm đóng mới và sửa chữa tàu thủy của Tổng công ty CNTT Việt Nam chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước theo đơn đặt hàng của các chủ đầu tư.
− Giá cả hầu như là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn đối tác của khách hàng.
Sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến tình trạng giá đóng mới và sửa chữa hạ đến mức thấp nhất có thể, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao.
− Trong Tổng công ty hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing. Kinh phí cho hoạt động Marketing không đáng kể. Các ban công nghệ dự án và quốc
tế đối ngoại của Tổng công ty CNTT Việt Nam đang làm các công việc giới thiệu các sản phẩm có thể đáp ứng tốt cho khách hàng trong và ngoài nước theo nhu caàu cuù theồ.
− Thị trường nước ngoài đầy tiềm năng và triển vọng đang là mục tiêu nhắm đến của tổng công ty CNTT Việt Nam. Thị trường này đòi hỏi các công tác hỗ trợ về Marketing để có thể tiếp cận, giới thiệu với khách hàng nước ngoài các sản phẩm và khả năng Tổng công ty có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ với chất lượng quốc tế.
− Để triển khai mục tiêu này, Tổng công ty CNTT đã mở các văn phòng đại diện tại Mỹ, Đức và Liên Bang Nga, Ba Lan để tìm kiếm các cơ hội và tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới về CNTT.
− Các đơn vị cơ sở hoàn toàn yếu về Marketing đối với thị trường sửa chữa tàu cho nước ngoài (khả năng giới thiệu với khách hàng nước ngoài về năng lực cũng như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà máy cơ sở).
CH C Hệ ệễ ễ NG N G I IV V