Cơ sở lý thuyết của quá trình lên men rƣợu

Một phần của tài liệu Đánh giá tính chất nếp than và gạo huyết rồng từ đó ứng dụng vào mỹ phẩm và thực phẩm giàu anthocyanins (Trang 40 - 43)

1.4.1 Khái quát về quá trình lên men rƣợu

Lên men rƣợu là một quá trình trao đổi chất nhờ tác dụng của các enzyme tương ứng gọi là chất xúc tác sinh học (được sinh ra từ sự trao đổi chất để duy trì sự sống của nấm men) biến đổi tinh bột thành đưởng rồi thành rượu theo phương trình sau:

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + 674 Kcal

Tùy theo sản phẩm tích tụ sau quá trình lên men người ta chia làm nhiều kiểu lên men khác nhau. Tuy nhiên, có hai hình thức lên men chính: lên men yếm khí và lên men hiếu khí.

Lên men yếm khí: là sự phân hủy đường không có sự hiện diện của oxy nhƣ quá trình lên men lactic, len men rƣợu, buthylic…

Lên men hiếu khí: là sự phân hủy đường có sự hiện diện của O2 nhƣ quá trình lên men axit acetic, citric…..

Lên men rƣợu, bia đều là quá trình lên men yếm khí với sự có mặt của nấm men (Yeast). Nấm men chuyển hóa đường lên men thành rượu ethylic và CO2. Người ta còn có thể gọi là quá trình cồn hóa, rượu hóa.

Trong quá trình lên men rượu người ta chia làm hai thời kì chính:

- Thời kì phát triển sinh khối: giai đoạn này với sự có mặt của O2 tế bào nấm men phát triển sinh khối (gia tăng kích thước và số lượng).

- Thời kì lên men chuyển đường thành rượu và CO2: giai đoạn này, nấm men hấp thụ các chất dinh dƣỡng và sử dụng các enzyme sẵn có của mình để thực hiện xúc tác sinh hóa trong quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống tạo thành rƣợu và CO2.

1.4.2 Cơ chế của quá trình lên men

Để lên men, người ta cho vào môi trường một lượng tế bào nấm men nhất định. Tùy theo phương pháp lên men mà lượng nấm men cho vào khác nhau.

Thông thường khi lên men, lượng tế bào nấm men phải đạt được > 100 triệu tế bào trong 1 ml dung dịch lên men. Do diện tích bề mặt của tế bào nấm men rất lớn nên khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất mạnh. Đường lên men và các chất dinh dưỡng khác trong môi trường lên men trước tiên được hấp thụ trên bề mặt của nấm men sau đó khuếch tán qua màng tế bào vào bên trong tế bào nấm men, rƣợu và CO2 sẽ đƣợc tạo thành.

Rượu ethylic tạo thành khuếch tán ra môi trường bên ngoài qua màng tế bào nấm men. Rượu hòa tan vô hạn trong nước nên khuếch tán rất nhanh vào trong môi trường. CO2 cũng hòa tan vào trong môi trường nhưng sự hòa tan không lớn.

Ở áp suất 800mmHg, nhiệt độ 25 ÷ 30oC là 0,857 ÷ 0,837 lít CO2 trong 1 lít nước. Vì thế, CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ khuếch tán vào trong môi trường và nhanh chóng đạt được trạng thái bão hòa.

Khi bão hòa, CO2 bám vào xung quanh tế bào nấm men hình thành những bọt khí. Tế bào nấm men thường dính liền nhau, bọt khí sinh ra ngày càng nhiều và lớn dần lên hình thành túi lớn, đến lúc nào đó có sự chênh lệch giữa khối lượng riêng của môi trường và tế bào nấm men sẽ nổi lên trên bề mặt. Khi đến bề mặt, do có sự thay đổi đột ngột sức căng bề mặt nên chúng bị vỡ ra làm cho khí CO2 bị phóng thích ra bên ngoài. Lúc này do khối lƣợng riêng của nấm men đủ lớn trở lại nên chúng sẽ bị chìm xuống.

Quá trình này diễn ra liên tục nên tế bào nấm men từ trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái động, làm gia tăng khả năng tiếp xúc giữa tế bào nấm men và môi trường, điều này làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, khi đó sẽ làm tăng nhanh quá trình lên men. Khí CO2 ức chế quá trình lên men, nhƣng trong quá trình thoát khí CO2 làm tăng khả năng lên men của nấm men. Kích thước, vật liệu chế tạo của thiết bị lên men, các chất hòa tan mang điện tích, các vật lơ

lửng khác hiện diện trong dịch lên men điều ảnh hưởng đến sự thoát khí CO2 nên cũng ảnh hưởng đến quá trình lên men.

1.4.3 Động học của quá trình lên men

Tốc độ của quá trình lên men có thể quan sát đƣợc bằng cách theo dõi sự thay đổi của hàm lượng đường trong dịch lên men, quan sát bằng cách theo dõi sự thay đổi theo lƣợng rƣợu và CO2 tạo thành cũng nhƣ sự thay đổi trị số của nồng độ dịch lên men.

Quá trình lên men đƣợc chia làm 3 thời kì chính:

-Thời kì đầu: khoảng 60 giờ kể từ khi cho nấm men tiếp xúc với dịch lên men. Sự lên men xảy ra rất chậm, đường lên men không đáng kể.

- Thời kì 2: đây là thời kì lên men chính. Chiếm khoảng 60 ÷ 120 giờ sau thời kì đầu. Sự phát triển của nấm men và sự lên men sau mỗi giờ tăng nhanh đáng kể và đạt đến trị số cực đại.

-Thời kì cuối: đây là giai đoạn lên men phụ xảy ra rất chậm đồng thời là thời kì ổn định tạo mùi cho sản phẩm. Tùy theo phương pháp lên men mà thời gian lên men phụ kéo dài khác nhau không quan sát đƣợc.

Thời kì lên men chính là thời kì biến đổi sâu sắc các thành phần trong dịch lên men. Chúng ảnh hưởng đến kết quả của quá trình lên men. Trong giai đoạn này, trong điều kiện lên men bình thường sau mỗi giờ nồng độ đường trong dịch lên men sẽ giảm đi khoảng 1 độ (Brix, balling, %) tùy loại sản phẩm, dây chuyền sản xuất.

Sự tồn tại của thời kì lên men là đặc trƣng đối với quá trình lên men dịch đường hóa từ nguyên liệu chứa tinh bột.

Trong dịch lên men nếu biểu thị hàm lượng đường tồn tại trong dịch lên men là 100% thì 4 ÷ 6% là dạng chất không tan, 75 ÷ 77% đƣợc chuyển thành maltose và 19% là dextrin.

Trong giai đoạn lên men, sự đường hóa cũng xảy ra nhưng rất chậm và không hoàn toàn, đặc biệt khó khăn đối với tinh bột không hòa tan. Do đó, tốc độ lên men trong thời kì này không phụ thuộc vào sự thủy phân hàm lƣợng dextrin không lên men còn lại. Tuy vậy, chính những loại đường không lên men này sẽ tạo thành vị ngọt cho sản phẩm. Như vậy chu kì lên men dịch đường hóa tinh bột phụ thuộc vào thời gian lên men cuối hay phụ thuộc vào khả năng đường hóa của

phức hệ enzyme amylase. Rất nhiều thí nghiệm cho thấy càng kéo dài thời gian lên men cuối thì càng gia tăng hiệu suất của quá trình lên men.

Tuy vậy, tùy theo sản phẩm của sự lên men, nồng độ đường của dịch đường hóa, phương pháp lên men, nhà sản xuất sẽ tạo ra một qui trình sản xuất riêng biệt với chất lƣợng và thành phần mong muốn của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính chất nếp than và gạo huyết rồng từ đó ứng dụng vào mỹ phẩm và thực phẩm giàu anthocyanins (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)