Chương 4 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI - BẠC LIÊU
4.1 Lịch sử hình thành và phát triển
4.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng NN & PTNT từ khi ra đời đến nay đã nhiều lần đổi tên.
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 1990, ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tự chịu trách nhiệm của mính trước pháp luật. Đến ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam.
Năm 2009 Agribank vinh dự đón Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm và làm việc đúng vào dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 – 26/3/2009) vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thới giới trao tặng các băng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: Top 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, Top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng VNR500.
Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng NN-NT Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị Tín dụng Nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thủy sản năm 2002. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng Ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD... với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu USD.
Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngoài ra Ngân hàng còn đóng vai trò quan trọng là thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.
Tính đến 12/2009 thì tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 22.176 tỷ đồng, tổng tài sản 470.000 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2008, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn 242.062 tỷ đồng. Ngân hàng có 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại.
Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ Ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ Ngân hàng tiên tiến. Agribank là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với vị thế là Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng NN & PTNT đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
4.1.2 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai
Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh tỉnh Bạc Liêu được thành lập theo số 575/QĐ-Ngân hàng NN & PTNT Ngày 16/02/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam trên cơ sở được tách ra từ Ngân hàng NN
& PTNT chi nhánh tỉnh Minh Hải cũ. Thời điểm hoạt động chính thức từ ngày 01/01/1997.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Giá Rai là một chi nhánh của Ngân hàng NN & PTNT tỉnh Bạc Liêu, có trụ sở đặt tại ấp I thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ngân hàng có một chi nhánh trực thuộc đặt tại xã Tân Phong và một phòng giao dịch tại thị trấn Giá Rai.
Ngày 01/03/2002 huyện Giá Rai chia tách thành 2 huyện Giá Rai và Đông Hải
vì thế đến ngày 02/05/2002 chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai và chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Đông Hải.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Giá Rai là đại diện pháp nhân thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh, có con dấu, bảng cân đối riêng, hạch toán độc lập, hoạt động kinh doanh tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ; thực hiện nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam.
Qua 22 năm hoạt động kinh doanh, chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai đã có nhiều thành quả đáng khích lệ. Ngân hàng đã tận dụng ưu thế là Ngân hàng thương mại quốc doanh có uy tín nhất trong hệ thống các Ngân hàng trên địa bàn huyện để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Với hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai sử dụng vốn huy động để đầu tư cho vay các mô hình RVAC, NTTS, NN… đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện nhà và sự phát triển chung của toàn ngành.
Trong quá trình phát triển, Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện về khả năng chuyên môn cũng nhu là về nhân sự. Tính đến nay, Ngân hàng NN
& PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đã có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo, linh hoạt trong công việc, phong cách giao dịch tốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Vì vậy Ngân hàng đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng NN & PTNT Bạc Liêu nói riêng và hệ thống Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam nói chung.
4.1.3 Vai trò, chức năng và nội dung hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
4.1.3.1 Vai trò hoạt động
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Giá Rai dùng nguồn vốn huy động được và đầu tư cho những người thiếu vốn bằng hình thức cho vay để giúp người dân giải quyết các khó khăn về thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Điều này giúp đời sống nhân dân được nâng cao và ổn định, tác động vào nền kinh tế của huyện nhà trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
4.1.3.2 Chức năng hoạt động
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Giá Rai thực hiện chức năng tài chính trung gian, đứng ra huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và cung cấp vốn cho chủ thể cần vốn theo hình thức cho vay.
- Thực hiện các chức năng thủ quỹ của các chủ thể trong nền kinh tế, chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản.
- Làm tốt các dịch vụ ủy thác chuyển tiền qua mạng...
4.1.3.3 Nội dung hoạt động
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai có các hoạt động chủ yếu:
a) Huy động vốn
+ Thực hiện huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều hình thức là nhận tiền gửi thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế, mọi thành phần dân cư, nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành các giấy tờ có giá như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu....
+ Tiếp nhận điều chuyển vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên.
+ Nhận thu hồi, mua bán ngoại tệ theo quy định của ngành.
b) Hoạt động kinh doanh
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tấc cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp – thủy sản.
+Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng…
+ Thực hiện các ủy thác về tín dụng và dịch vụ cho vay hộ nghèo.
+ Cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất.
+ Cho vay cầm cố chứng từ có giá ngắn hạn (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu).
+ Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu.
c) Dịch vụ kế toán và ngân quỹ
+Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế.
+Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.
+Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối.
+Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ.